Xác định vấn đề
Phân tích đặc tính tác động sinh thái
Xác định đặc trưng rủi ro
Thông tin kết quả đến nhà quản lý rủi ro
2.2.5.2. Phương pháp bộ ba Triad trong đánh giá, ước tính rủi ro
Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro sinh thái, tuy nhiên hầu hết chỉ mang tính định tính. Để đánh giá một cách hiệu quả cần có một kết quả định lượng từ nguồn thơng tin sẵn có. Phương pháp Triad [24,36] được lựa chọn tiếp cận theo 3 dòng bằng chứng để đưa ra các kết quả định lượng, cụ thể. Phương pháp bộ ba (gọi tắt là TRIAD) là một phương pháp đánh giá rủi ro rút gọn dựa trên nguyên tắc sử dụng 3 dòng bằng chứng độc lập với trọng số của từng dịng.
Năm 1986, US EPA (Cục Bảo vệ Mơi trường Hoa Kỳ) lần đầu tiên giới thiệu áp dụng cách tiếp cận sử dụng trọng số bằng chứng trong đánh giá khả năng gây ung thư và đột biến của các chất hóa học (Bảng 2.1). Ban đầu, TRIAD được phát triển như một cơng cụ thuộc nhóm logic để đánh giá chất lượng trầm tích tại một điểm cụ thể và bao gồm 3 dịng bằng chứng hóa học, độc học và sinh thái học. Hiện nay, TRIAD đang tiếp tục được phát triển để có khả năng ứng dụng cao hơn trong đánh giá rủi ro sinh thái. Trên cơ sở nguyên tắc của TRIAD và áp dụng cho vùng nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các dịng bằng chứng: hóa học và tai biến thiên nhiên, kinh tế - xã hội, và sinh thái học (Hình 2.3) áp dụng nghiên cứu, đánh giá rủi ro hệ sinh thái rạn san hô khu vực Bạch Long Vỹ. Bằng cách xem xét 3 dòng bằng chứng độc lập, cách tiếp cận này có lợi thế giảm thiểu tính khơng chắc chắn của mơ hình đánh giá vốn là một vấn đề cơ bản trong đánh giá rủi ro. Sau đó quy đổi để đưa các kết quả đo đạc về các giá trị từ 0- 1.
Bảng 2.1: Các phương pháp sử dụng trọng số bằng chứng Phƣơng Phƣơng pháp Mô tả Liệt kê bằng chứng Trình bày từng dịng bằng chứng độc lập, riêng rẽ Sử dụng đánh giá của chuyên gia Tổng hợp các dòng bằng chứng một cách định tính Tiêu chuẩn nguyên nhân – hậu quả
Căn cứ trên các tiêu chuẩn để xác định mối quan hệ nhân – quả giữa tác nhân và thụ thể
Logic Đánh giá chuẩn hóa từng dịng bằng
chứng dựa trên các mơ hình logic định tính
Cho điểm Tổng hợp nhiều dòng bằng chứng bằng
cách chấm điểm hoặc xếp hạng đơn giản
Chỉ số Tổng hợp nhiều dòng bằng chứng thành
một đơn vị đo thống nhất căn cứ trên mơ hình thực nghiệm
Lượng hóa Tổng hợp các đánh giá trên cơ sở các phân tích và phương pháp thống kê chính quy
Định lượng Định tính