Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 39)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Cao Lộc

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.3.2.1. Dân số và phân bố dân cư

Tổng nhân khẩu của huyện đến nay khoảng 76.337 người, mật độ dân số trung bình 120 người/km2; tổng số hộ của huyện là 17.564 hộ. Dân số của huyện chủ yếu là dân số nông thôn, số dân nông thôn chiếm tỷ lệ 78,98%, dân số thành thị chỉ chiếm 21,02% và tập trung trong hai đô thị đang trên đà phát triển là thị trấn Đồng Đăng và thị trấn Cao Lộc. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm (giai đoạn 2010 – 2015) là 1,05%. Cao Lộc là huyện có thành phần dân tộc tương đối thuần, trong đó nhóm người Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,0%, tiếp theo là nhóm người Tày chiếm tỷ lệ 30,3%, nhóm người Kinh là 8,1%, các dân tộc khác là 3,6% [10].

Bảng 1.1: Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Cao Lộc 2016

TT Tên xã/ thị trấn DT đất tự nhiên (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) 1 TT Đồng Đăng 7,02 8.536 121 2 TT Cao Lộc 2,75 7.515 273 3 Xã Bảo Lâm 39,20 2.894 73 4 Xã Thanh Lòa 38,77 1.583 41 5 Xã Cao Lâu 58,61 3.374 57 6 Xã Thạch Đạn 36,23 2.857 78 7 Xã Xuất Lễ 70,46 5.684 80 8 Xã Hồng Phong 10,67 2.873 268 9 Xã Thụy Hùng 22,61 4.655 205 10 Xã Lộc Yên 31,64 1.909 60 11 Xã Phú Xá 12,80 2.485 193 12 Xã Bình Trung 15,30 2.084 120

26 13 Xã Hải Yến 30,09 1.797 59 14 Xã Hòa Cư 22,20 2.753 123 15 Xã Hợp Thành 9,20 2.662 288 16 Xã Song Giáp 8,83 994 112 17 Xã Công Sơn 35,86 1.197 33 18 Xã Gia Cát 36,82 5.041 136 19 Xã Mẫu Sơn 24,66 429 17 20 Xã Xuân Long 23,02 2.422 105 21 Xã Tân Liên 15,65 3.809 242 22 Xã Yên Trạch 42,44 5.154 121 23 Xã Tân Thành 39,38 3.630 92 Tổng/ Trung bình 634,27 76.337 120

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2016)[11] 1.3.2.2. Giao thơng

Huyện có các trục giao thơng đường bộ và đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B liên kết với tất cả các huyện trong tỉnh, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống đường 235 và đường 279 nối trung tâm huyện với trung tâm các xã trên địa bàn huyện. Huyện Cao Lộc bao quanh thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là vùng kinh tế động lực của tỉnh, tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tầm quan trọng về an ninh quốc phòng đối với tỉnh Lạng Sơn và đối với đất nước [10].

1.3.2.3. Văn hoá - xã hội a. Giáo dục và đào tạo

Đến năm 2015, tồn huyện có 21 trường mầm non, 24 trường tiểu học (gồm cả phân trường), 23 trường phổ thông cơ sở, 2 trường phổ thông trung học. Trong những năm qua, huyện đã đầu tư hoàn thiện về cơ sở vật chất, từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và nâng cao về trình độ chun mơn [10].

27

b. Y tế

Đến năm 2016, huyện có 25 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện tổng số giường điều trị đạt 180 giường, đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo chuyên môn, 100% trạm y tế xã có bác sỹ [10].

c. Văn hố, thơng tin tun truyền, thể dục - thể thao

Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa - thơng tin, thể dục - thể thao được tăng cường triển khai thực hiện; chuẩn bị tốt các điều kiện cho tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” huyện Cao Lộc giai đoạn 2000-2015; triển khai tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt nam 28/6; thành lập Đoàn tham gia “Hội thi Câu lạc bộ gia đình tuyên truyền, phổ biến pháp luật cơng tác gia đình, phịng chống bạo lực gia đình” tại tỉnh đạt giải Nhì tồn đồn. Phối hợp với LĐLĐ huyện tổ chức thành công Hội thi thể thao cán bộ, cơng nhân viên chức lao động năm 2016; rà sốt lựa chọn vận động viên, chuẩn bị cơ sở vật chất cho tập luyện tham gia Hội thi thể thao 5 huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn [10].

d. Lao động - người có cơng và xã hội

Cơng tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Tạo việc làm, dạy nghề trong tháng được 75 lao động (lũy kế đến hết tháng 7 là 546 lao động); đề nghị Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành 14 quyết định mai táng phí cho đối tượng người có cơng và thân nhân, phê duyệt danh sách 726 gia đình chính sách nhận q của Chủ tịch nước; Quyết định tặng quà của tỉnh cho 728 gia đình chính sách người có cơng nhân kỷ niệm 69 năm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7; ban hành 68 quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; 04 quyết định điều chỉnh danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015; tổ chức 04 cuộc tuyên truyền cho hơn 200 người nghe tại 04 xã, với các nội dung về phòng, chống tệ nạn xã hội lồng ghép với các nội dung bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, bình đẳng giới; hồn chỉnh hồ sơ đưa 01 trường hợp nghiện ma tuý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tổng thanh toán chế độ trợ cấp xã hội trong tháng 7 là: 1.728.618.300đ. Các hoạt động từ thiện, nhân đạo được quan tâm, tổ chức cứu trợ đột xuất 05 trường hợp số tiền là 2.500.000đ; phối hợp tổ chức khám bệnh nhân đạo các bệnh về mắt cho người dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện [10].

28

1.3.2.4. Lĩnh vực kinh tế

a. Sản xuất nông, lâm nghiệp

Tập trung chuẩn bị thu hoạch vụ đông xuân và gieo cấy các cây trồng vụ mùa. Đến nay, đã được thu hoạch lúa xuân được: 1.100 ha, đạt 95% kế hoạch, bằng 91,66% so với cùng kỳ; ngô xuân 820 ha, đạt 90% kế hoạch, đạt 102,5 % so cùng kỳ; đậu các loại thu hoạch xong 34 ha; làm đất vụ mùa được ước đạt 1.900 ha, đạt 100% so với kế hoạch, cấy lúa mùa được 1.250 ha, đạt 90% so với kế hoạch; trồng ngô được 480 ha, bằng 92,66% so với kế hoạch.

Các loại vật tư, giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Đàn gia súc, gia cầm cơ bản ổn định và phát triển bình thường, khơng phát hiện dịch bệnh xảy ra. Tiếp tục triển khai kế hoạch tiêm phòng định kỳ năm 2016; công tác kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển được thực hiện thường xuyên tại các điểm chợ.

Mơ hình triển khai trồng rau an toàn gắn với xây dựng thương hiệu nhãn mác sản phẩm vùng trồng rau an toàn tại xã Tân Liên - Gia Cát, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ qua, đơn vị và UBND xã Tân Liên, Gia Cát tổ chức tập huấn quy trình trồng rau an tồn theo chương trình VIETGA cho 02 tổ chức hợp tác xã sản xuất rau an toàn với 46 người tham dự, quy mô 4 ha. Hiện nay các hộ dân đã gieo trồng và làm đất theo quy trình.

Trồng trừng mới được 20 ha, lũy kế ước đạt 456 ha, đạt 91,2% kế hoạch. Công tác bảo vệ rừng được các cấp, các ngành quan tâm, trong tháng không xảy ra vụ cháy rừng trên địa bàn. Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh triển khai chương trình VIETGAP trên cây Hồng khơng hạt Bảo Lâm với quy mơ diện tích là 20 ha và 64 hộ tham gia tại xã Lộc Yên; đã triển khai tập huấn được 01 lớp về quy trình kỹ thuật chăm sóc và quản lý theo quy trình VIETGAP cho các hộ dân tham gia.

Cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quan tâm chỉ đạo, tiến hành kiểm tra 18/23 xã thị trấn về thực hiện cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016; cấp xi măng cho các xã để làm đập thuỷ lợi nhỏ, kiên cố đập và kênh mương được 18 tấn, lũy kế 240 tấn, đạt 40% kế hoạch [10].

29

b. Sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại - dịch vụ

Giá trị sản xuất theo giá thực tế ước đạt 47.552,1 triệu đồng; sản lượng một số sản phẩm như đá xây dựng, gạch chỉ, gạch bê tông cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá cả tương đối ổn định, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Gạch chỉ ước đạt: 6,68 triệu viên; Gạch bê tơng các loại ước đạt: 633,6 nghìn viên; Đá các loại ước đạt: 42.800 m3; Cát xây dựng ước đạt : 2.500 m3. Hoạt động thương mại - dịch vụ: Hàng hoá, dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, giá cơ bản ổn định trên cơ sở đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng; hướng dẫn, lập hồ sơ cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ cơng nhằm mục đích kinh doanh trên địa bàn [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)