Tỉ lệ CTRSH phát sinh từ các nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 67)

Qua hình trên ta thấy tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 45.942,91 kg/ngày, tương đương 16.769,16 tấn/năm. Trong đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực dân cư chiếm tỉ lệ phát sinh chủ yếu (chiếm 81,96%).Theo Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn năm 2016 của

42

huyện Cao Lộc thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 36,140 tấn/ngày, so với số liệu điều tra thì thấp hơn do khác năm và số liệu điều tra tính cụ thể từ các nguồn phát sinh. Các nguồn thải khác từ các cơ quan, trường học, khu thương mại, dịch vụ… chiếm tỉ lệ đáng kể do tốc độ đơ thị hóa, mức phát triển của huyện ngày càng cao.

3.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần CTR sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau nên thị phần CTR cũng khác nhau, mang đặc trưng của mỗi khu vực đó, mang tính chất cơng việc, ngành nghề sinh hoạt. Mặt khác thành phần CTR sinh hoạt này thay đổi khu vực và cả mức sống của người dân. Theo kết quả điều tra cho thấy CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện thường chứa những thành phần chủ yếu được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Cao Lộc

STT Thành phần Đơn vị (%)

1 Rác hữu cơ 70,25

2 Rác vô cơ 29,75

2.1 Rác có thể tái chế 17,40

2.1.1 Nhựa, nilon, chai lọ thủy tinh 8,62

2.1.2 Giấy, bìa, catton 8,30

2.1.3 Kim loại 0,48

2.2 Rác vô cơ khác (vải sợi, đồ da, đất cát…) 12,35

Tổng 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn năm 2016)

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc chủ yếu là rác hữu cơ và rác vô cơ.

- Lượng CTR hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn 70,25%. Loại CTR này bao gồm: thực phẩm, cơm, rau, củ, quả, lá cây, xác chết của động vật…Trong các thành phần nêu trên CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất lại nhanh bị phân hủy bởi vi sinh vật nên dễ gây mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

43

và môi trường. Mặt khác, CTR hữu cơ lại là nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất phân bón sử dụng trong nơng nghiệp đạt hiệu quả cao mà khơng làm ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý lượng CTR này.

- Rác vô cơ chiếm 29,75% tổng lượng chất thải trong đó có các thành phần có thể tái chế như nhựa, nilon, kim loại, …là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về mơi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này.

3.1.6. Dự báo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc huyện Cao Lộc

3.1.6.1. Căn cứ tính dự báo chất thải rắn sinh hoạt huyện Cao Lộc

- Căn cứ vào quy mô dân số và tỉ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện Cao Lộc: tốc độ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2010 – 2015 là 1,05%. Dự báo đến năm 2020 tỉ lệ tăng dân số là 1% với 80.153 dân và đến năm 2025 là 0,9% với 83.759 dân [10].

- Căn cứ tiêu chuẩn thải rác đối với vùng nông thôn: theo kết quả điều tra thực tế năm 2017 ( Bảng 3.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư), hiện tại chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người trên địa bàn huyện Cao Lộc đối với khu vực thị trấn là 0,67 kg/người/ngày, khu vực các xã là 0,45 kg/người/ngày. Trung bình chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người của cả huyện là 0,43 kg/người/ngày.

Theo điều tra của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ gia tăng chất thải theo đầu người hàng năm tại khu vực nông thôn là 1%. Dự báo đến năm 2020 chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt trung bình là 0,60 kg/người/ngày, đến năm 2025 chỉ số xả thải trung bình là 0,62 kg/người/ngày [5].

- Mục tiêu thu gom và xử lý vệ sinh 60% lượng chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2020 và 80% giai đoạn 2020-2025[9].

3.1.6.2. Kết quả dự báo khối lượng rác thải phát sinh và được thu gom trên địa bàn huyện Cao Lộc

Dựa trên các căn cứ, ta có bảng tổng hợp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom trong các năm 2020 và 2025 như sau:

44

Bảng 3.6: Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom vào năm 2020 và năm 2025

STT Chỉ tiêu dự báo Đơn vị Năm 2020 Năm 2025

1 Dân số Người 80.153 83.759

2 Chỉ số xả thải CTRSH

bình quân đầu người Kg/người/ngày 0, 60 0,62

3 Tổng lượng thải Tấn/ngày 48,09 51,93

4 Tỉ lệ thu gom dự kiến % 60 80

5 Tổng lượng CTRSH được thu gom

Kg/ngày 28,85 45,54

Qua bảng dự đoán ta thấy, đến năm 2020 và 2025 tổng lượng CTRSH phát sinh tăng so với năm 2017 từ 1,1 đến 1,2 lần, tăng không đáng kể do mức

tăng dân số nhỏ. Cụ thể đến năm 2020 tổng lượng CTRSH trên địa bàn huyện

phát sinh là 48,09 tấn/ngày tương đương 17,552,85 tấn/năm, năm 2025 phát sinh ước tính là 51,93 tấn /ngày tương đương 18.954,45 tấn/năm. Tỷ lệ CTRSH được thu gom cịn thấp, phần lớn cơng tác thu gom, xử lý CTRSH mới chỉ đáp ứng tại các khu vực trung tâm, mật độ dân cư cao, các xã xa trung tâm tỉ lệ thu gom còn thấp.

3.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện địa bàn huyện

3.2.1. Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

Cao Lộc * Văn bản pháp luật

- Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn. Theo nghị định này công nghệ xử lý chất thải bao gồm 9 loại hình trong đó 4 loại hình thu hồi tái chế năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng, chế biến phân hữu cơ, chế biến khí biogas, chế biến rác thải thành vật liệu và phế phẩm xây dựng (Điều 26); khuyến khích lựa chọn cơng nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải

45

tạo ra nguyên liệu và năng lượng đồng thời giảm khối lượng CTR chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất cho chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Chỉ thị số 29/ CT – TW ngày 21/01/ 2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị Quyết số 41/ NQ – TW ngày 15/11/ 2004 Bộ Chính trị “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nhằm mục đích giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường và đưa công tác quản lý nhà nước về Bảo vệ mơi trường của huyện Cao Lộc ngày càng có hiệu lực, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 576/2011/QĐ – UBND ngày 28/4/2011 của UBND huyện Cao Lộc phê duyệt đề án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng.

- Quyết định số 577/2011/QĐ - UBND ngày 28/4/2011 quyết định của UBND huyện Cao Lộc phê duyệt đề án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thị trấn Cao Lộc.

- Quyết định số 2242/QĐ-UBND, về việc phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Phú Xá giai đoạn 2014-2017.

- Quyết định số 2243/QĐ-UBND, về việc phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Hồng Phong giai đoạn 2014-2017.

- Quyết định số 2244/QĐ-UBND, về việc phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Hợp Thành giai đoạn 2014-2017.

- Quyết định số 2273/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Gia Cát giai đoạn 2014-2017.

46

chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Yên Trạch giai đoạn 2016-2018.

- Quyết định số 4299/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển xử lý rác thải và vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn xã Tân Liên giai đoạn 2016-2018.

- Quyết định số 798/2011/QĐ – TTg ngày 25/05/2011 phê duyệt chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011 – 2020 dành cho các dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp, cơ sở xử lý CTR tại các địa phương trên cả nước.

- Quyết định 19/2012/QĐ – UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Lạng sơn về mức thu, đơn vị thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Ngày 20/3/2013 UBND huyện Cao Lộc đã ban hành kế hoạch số 41/KH – UBND về Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường 2013 trên địa bàn huyện Cao Lộc.

- Công văn số 142/STNMT – BVMY ngày 6/3/2013 của sở Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện cung cấp số liệu thực trạng về tình hình quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn các huyện/thành phố.

- Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

47

* Về mơ hình tổ chức quản lý chất thải rắn

Các tổ chức tư nhân tham gia cơng tác quản lý chất thải rắn dưới hình thức hợp tác xã và tổ, nhóm thu gom rác. Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một người làm nhóm trưởng để quản lý và trả cơng cho các thành viên.

3.2.2. Hiện trạng tổ chức, thu gom CTRSH trên địa bàn huyện

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị vệ sinh môi trường cấp huyện

Trên địa bàn huyện hiện nay có 3 Hợp tác xã dịch vụ môi trường đang hoạt động là: HTX Đồng Tâm và Công ty CPĐT&XD Môi trường Công Sơn, HTX Thành Lộc do UBND huyện và quản lý. Có một số tổ chức dịch vụ thu gom là do tự phát. Cụ thể trong bảng:

Bảng 3.7: Một số tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Cao Lộc

TT Tên tổ chức dịch vụ Cấp quản lý Tổng số ngƣời (ngƣời) Số lần thu gom (ngày/lần) Phạm vi hoạt động 1 HTX Đồng Tâm UBND huyện Cao Lộc 40 1-2 Đồng Đăng, Hồng Phong, Phú Xá 2 Công ty CPĐT&XD Môi trường Công Sơn

UBND huyện Cao Lộc 15 1 Hợp Thành, Cao Lộc 3 HTX Thành Lộc UBND huyện Cao Lộc

10 1 Tân Liên, Yên

Trạch, Gia Cát

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017) 3.2.2.2. Hiện trạng công tác thu gom CTRSH trên địa bàn huyện

Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 xã, thị trấn đã hợp đồng với các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: Đồng Đăng, Hồng Phong, Phú Xá (đơn vị thu gom- HTX Đồng Tâm); Hợp Thành, Cao Lộc (Công ty CPĐT&XD Môi trường Công Sơn); Tân Liên, Yên Trạch, Gia Cát (HTX Thành Lộc). Công tác thực hiện tương đối đảm bảo, tạo môi

48

trường mỹ quan sạch sẽ. Đối với các xã còn lại, người dân tự trang bị dụng cụ thu gom và xử lý chủ yếu bằng hai phương pháp: Đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.

Qua điều tra, khảo sát ước tính khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện được thu gom theo bảng 3.8:

Bảng 3.8: Ước tính khối lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện

TT Tên xã/TT Khối lƣợng CTRSH phát sinh (kg/ngày) Khối lƣợng CTRSH thu gom (kg/ngày) Tỉ lệ thu gom (%) 1 Khu vực thị trấn 13.782,61 10.378,31 75,3 2 Khu vực các xã 32.160,3 6.817,984 21,2 Tổng/TB 45.942,91 17.196,29 37,4

(Nguồn: Kết quả điều tra 2017)

Khối lượng CTRSH hàng ngày được thu gom trên địa bàn toàn huyện khoảng 17,19 tấn tương đương với tỉ lệ thu gom trên địa bàn huyện đạt 37, 4%. Trong đó, tỷ lệ thu gom CTRSH từ khu vực thị trấn như thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Cao Lộc là cao nhất, đạt khoảng 75,3%; Theo Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn năm 2016 của huyện Cao Lộc thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn huyện là 24,890 tấn/ngày, so với số liệu điều tra thì cao hơn do khác năm và số liệu điều tra được tính cụ thể. Đối với khu vực các xã tỉ lệ thu gom CTRSH thấp, đa số là khu vực nơng thơn có diện tích nhà vườn lớn, các chất hữu cơ thường được các hộ dân để tái sử dụng cho chăn ni, làm phân bón hoặc phân hủy trong vườn, các chất thải không phân hủy như túi nilong, gạch, đá... thường được vứt tại các nơi đổ thải tự phát hoặc vứt xuống kênh, mương, sơng ngịi, hoặc đốt. Việc thu gom CTRSH trên địa bàn huyện cịn tập trung tại các khu vực đơ thị, các khu vực nông thôn miền núi, khu vực nằm xa các trục đường giao thông lớn hầu hết chưa được thu gom. Việc thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn về phương tiện và nguồn lực.

CTRSH hiện nay chưa được phân loại chính thức tại nguồn. Một phần CTRSH có thể tái chế được phân loại một cách tự phát bởi người dân, người buôn bán đồng nát, người bới rác và những công nhân thu gom. Nhựa, kim loại,

49

giấy vụn được thu gom để tái chế, tái sử dụng, rau và thức ăn thừa được sử dụng lại cho mục đích chăn ni. Việc phân loại CTRSH tự phát được thực hiện trong suốt quá trình thu gom, tập kết, vận chuyển và xử lý tại các bãi chôn lấp, đổ thải.

3.2.2.3. Phương tiện CTRSH trên địa bàn huyện

Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn huyện được thống kê trong bảng 3.9:

Bảng 3.9: Phương tiện thu gom CTRSH trên địa bàn huyện

TT Đơn vị

thu gom

Xe thu gom Xe vận chuyển Loại xe Số lƣợng

(chiếc)

Loại xe Số lƣợng (chiếc)

1 HTX Đồng Tâm Xe gom đẩy tay 40 Xe tải 4

Thùng đựng rác 30 2 Công ty CPĐT&XD

Môtrường Công Sơn

Xe gom đẩy tay 10 Xe tải 2

Thùng đựng rác 15

3 HTX Thành Lộc Xe gom đẩy tay 15 Xe tải 3

Thùng đựng rác Thùng chứa rác

20

(Nguồn: Kết quả điều tra 2017)

Hiện nay các hợp tác xã có các loại phương tiện thu gom như sau:

Xe gom đẩy tay

Đây là loại xe có cấu tạo đơn giản có 3 bánh, 2 bánh trước to, 1 bánh sau nhỏ, có giá đỡ thùng đựng rác, đây là loại xe rất thông dụng, vận hành rất đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 50 - 67)