ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 44)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cụ thể là hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời xác định rõ nội dung chính của đề tài nghiên cứu.

- Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và xác định nguồn gốc, thành phần, khối lượng.

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR sinh hoạt làm cơ sơ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, quản lý CTR trên địa bàn.

- Dự báo khối lượng CTRSH sẽ phát sinh trên địa bàn huyện trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn huyện.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Cao Lộc. Các số liệu thứ cấp thu thập từ UBND các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lộc.

2.3.2. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các thầy cơ giáo trong nhà trường, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ trực tiếp quản lý về rác thải sinh hoạt tại huyện, tỉnh. Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khá rộng nên đây được xem là phương pháp ưu việt, phù hợp và đưa ra kết quả cần thiết cho đề tài.

2.3.3. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

rác thải, các điểm tập kết rác của các xã, thị trấn giúp có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng cơng tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng địa bàn.Tiến hành điều tra khảo sát tại các địa điểm trên địa bàn.

- Khảo sát chợ.

- Khảo sát trường học trên địa bàn.

- Khảo sát các đoạn đường Quốc lộ chạy qua huyện. - Khảo sát một số cơ quan trên địa bàn huyện. - Khảo sát CTRSH tại hộ gia đình.

* Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm các nội dung: - Việc phân loại CTRSH tại nguồn.

- Lư ơ ̣ ng CTRSH phát sinh từ hộ gia đình.

- Việc nộp lệ phí thu gom CTRSH của các đối tượng được tiến hành thu gom. - Hình thức xử lý CTRSH của gia đình

- Cơng tác tun truyền để tăng hiểu biết của người dân về công tác bảo vệ môi trường.

- Ý kiến của người dân về công tác thu gom CTRSH tại địa b àn.

* Tiến hành phỏng vấn

- Tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Cao Lộc.

- Hình thức phỏng vấn: phát phiếu điều tra.

- Tiến hành phỏng vấn 100 hộ gia đình, cá nhân, trong đó mỗi khu vực phỏng vấn điều tra 50 hơ ̣ gia đình, cá nhân (Khu vực thị trấn , khu vực các xã ) theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn , thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới. Cụ thể :

+ Giới tính: 40 – 45% nam, 55 – 60% nữ; + Tuổi: từ 18 đến 55 tuổi.

+ Trình độ học vấn: Trung học cơ sở: 8 -10 %, Trung học phổ thông: 42 – 45%, Đại học, Cao đẳng: 45 -50% 45%, Đại học, Cao đẳng: 45 -50%

+ Nghề nghiệp: hộ nông nghiệp: 35- 40%, hộ công chức: 45 – 50%, hộ buôn bán: 10 – 15%

+ Phỏng vấn trực tiếp: Ngoài những câu hỏi trong phiếu cần hỏi thêm những vấn đề liên quan nhằm có kết quả khách quan hơn.

2.3.4. Phương pháp xác định khối lượng CTRSH

2.3.4.1. Phương pháp xác định khối lượng CTRSH được thu gom

Tiến hành theo dõi việc tập kết CTRSH tại các điểm tập kết của từng khu vực để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong vòng 2 tháng. Mỗi ngày 1 lần trước giờ thu gom của xe chuyên dùng. Các xe đẩy tay được đẩy đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của tổ thu gom. Với phương pháp đếm số xe và cân sẽ biết được khối lượng CTRSH được thu gom hàng ngày. Do lượng thải là tương đối ổn định từ các nguồn thải, ít biến động nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.

2.3.4.2. Phương pháp xác định khối lượng CTRSH

a, Đối với các hộ gia đình và khu dân cư (bình quân người/ngày)

Địa bàn huyện được chia thành 2 khu vực khác nhau về mật độ phân bố dân cư, điều kiện cơ sở hạ tầng, địa hình gồm:

- Khu vực thị trấn. - Khu vực các xã.

Tiến hành phỏng vấn, điều tra 100 hơ ̣ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đờng thời có sự cân đối về trình độ học vấn , thu nhập, lứa tuổi, nghề nghiệp. Mỗi hộ gia đình đặt 1 túi nilong và hướng dẫn hộ gia đình thu gom tồn bộ rác của gia đình vào túi. Cân rác hàng ngày và cân trong 7 ngày liên tiếp. Kết quả xác định khối lượng CTRSH của khu dân cư là kết quả trung bình của 2 tháng theo dõi.

+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại cân, theo dõi.

+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 01 lần/ngày.

Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom đến các điểm tập trung rác của từng xã, thị trấn. Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 01 hộ/ngày và lượng rác thải bình quân/người/ngày.

m

b, Đối với rác tại các chợ (kg/ngày)

Dựa trên việc nghiên cứu điều tra về đặc điểm các chợ ở từng xã, thị trấn: số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ (hàng ngày hay theo phiên) từ đó có cách theo dõi sau:

- Xã, thị trấn được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, trong tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.

- Xã, thị trấn chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.

Số lần cân lặp lại 2 lần/tháng, theo dõi trong 2 tháng.

c, Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học, cơ sở dịch vụ (Kg/ngày)

Đối tượng này có đặc điểm nghề nghiệp và tính chất cơng việc khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh ở các xã, thị trấn; các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh. Sau đó căn cứ vào quy mơ, lượng người của từng nhóm cơng sở, trường học, cơ sở kinh doanh để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan trường học (trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND), cơ sở kinh doanh sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng, cân trong 2 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom. Từ đó ước tính khối lượng rác phát sinh và tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.

2.3.5. Phương pháp dự báo

Dự báo theo quy mô dân số qua số liệu thống kê về dân số, mức độ gia tăng dân số và lượng CTR phát sinh để tính lượng CTR phát thải đầu người từ đó tính được lượng CTRSH trong tương lai trên cơ sở dự báo dân số. Phương pháp này có thể dự báo lượng CTRSH tương đối chính xác. Công thức áp dụng để tính lượng CTRSH gia tăng như sau:

Tw = (Gw x P)/1.000

Tính tốn khối lượng CTRSH được thu gom, xử lý theo công thức sau:

= (Gw x P)/1.000 x Rc T

Trong đó: Tw: Tổng lượng CTR SH phát sinh ( tấn/ngày)

Gw:Chỉ số CTRSH bình quân đầu người (kg/người/ngày)

P: Dân số (người)

Tm:Tổng lượng CTR SH được thu gom, xử lý ( tấn/ngày)

Rc:Tỷ lệ thu gom dự kiến (%)

2.3.6. Phương pháp phân tích theo mơ hình SWOT

Mơ hình SWOT giúp xác định: Điểm mạnh (S) là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng (như: Trình độ, nền tảng, mối quan hệ…); Điểm yếu (W) (như: những cách không phù hợp gây tiêu cực...); Cơ hội (O) là những sự việc bên ngoài khơng thể kiểm sốt được, chúng có thể là những địn bẩy tiềm năng mang lại thành cơng (như: xu hướng, những chính sách mới được áp dụng…); Thách thức (T) là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực, mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những ứng biến (như: cơ cấu và tổ chức ngành nghề, áp lực thị trường...). Vì vậy sử dụng mơ hình này giúp hiểu rõ những hành động cần làm, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, tránh các nguy cơ, rủi ro.

Số liệu đầu vào:

- Tình hình kinh tế - xã hội hiện tại, định hướng phát triển của huyện;

- Tình hình cơng tác quản lý CTRSH hiện tại, các dự báo về khối lượng CTRSH phát sinh của huyện;

- Các chính sách, quy định của tỉnh liên quan đến cơng tác quản lý CTR. Kết quả đầu ra.

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý CTRSH làm cơ sở để đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH của huyện.

2.3.7. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Từ những số liệu thu thập được đề tài tiến hành thống kê và xử lý số liệu bằng các phần mềm như Word, Excel ….kết quả của quá trình này là các bảng số liệu được trình bày trong đề tài.

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 44)