KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 44)

3.1. Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc Cao Lộc

Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện:

- Rác từ các hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, khu trọ... thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh... ngồi ra cịn có rác thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng.

- Rác từ chợ: nguồn này phát sinh một lượng rác khá lớn từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư hỏng, nilon, vỏ bao bánh kẹo...

- Rác thải từ các nguồn khác như từ các cơ quan, trường học, khu vực thương mại, các cơ sở y tế...

3.1.1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư

CTRSH phát sinh từ các hộ dân cư thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh,… ngồi ra cịn chứa một lượng chất thải độc hại như pin, bơm kim tiêm y tế đã qua sử dụng…

Qua điều tra, khảo sát thu được kết quả:

Bảng 3.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư

TT Tên xã/TT Dân số (ngƣời) Lƣợng thải (kg/ngƣời/ngày) Khối lƣợng CTRSH Kg/ngày Tấn/năm 1 TT Đồng Đăng 8.536 0,67 5.719,12 2,087,48 2 TT Cao Lộc 7.515 0,67 5.035,05 1,837,79 3 Xã Bảo Lâm 2.894 0,45 1.302,3 475,34 4 Xã Thanh Lòa 1.583 0,45 712,35 260,01 5 Xã Cao Lâu 3.374 0.45 1.518,3 554,18 6 Xã Thạch Đạn 2.857 0.45 1.285,65 469,26 7 Xã Xuất Lễ 5.684 0.45 2.557,8 933,60

36 8 Xã Hồng Phong 2.873 0.45 1.292,85 471,89 9 Xã Thụy Hùng 4.655 0,45 2.094,75 764,58 10 Xã Lộc Yên 1.909 0,45 859,05 313,55 11 Xã Phú Xá 2.485 0,45 1.118,25 408,16 12 Xã Bình Trung 2.084 0,45 937,8 342,30 13 Xã Hải Yến 1.797 0,45 808,65 295,16 14 Xã Hòa Cư 2.753 0,45 1.238,85 452,18 15 Xã Hợp Thành 2.662 0,45 1197,9 437,.23 16 Xã Song Giáp 994 0,45 447,3 163,26 17 Xã Công Sơn 1.197 0,31 371,07 135,44 18 Xã Gia Cát 5.041 0,45 2.268,45 827,98 19 Xã Mẫu Sơn 429 0,31 132,99 48,54 20 Xã Xuân Long 2.422 0,45 1.089,9 397,81 21 Xã Tân Liên 3.809 0,45 1.714,05 625,63 22 Xã Yên Trạch 5.154 0,45 2.319,3 846,54 23 Xã Tân Thành 3.630 0,45 1.633,5 596,23 Tổng/TB 76.337 0,43 33.389,14 12.187,04

(Nguồn: Kết quả điều tra 2017)

Qua bảng ta thấy:

- Khu vực thị trấn gồm thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc lượng rác thải sinh hoạt tính theo đầu người trung bình đạt 0,67 kg/người/ngày.

- Khu vực các xã lượng thải tính theo đầu người trung bình là 0,45 kg/người/ngày ( trừ 2 xã Công Sơn và Mẫu Sơn là 0,31 kg/người/ngày).

37

CTRSH phát sinh tính theo đầu người là: 0,43 kg/người/ngày, nhìn chung lượng phát thải trung bình tính bình qn/người/ngày của cả huyện khơng cao, chỉ ở mức trung bình. Khu vực thị trấn có mật độ dân cư tập trung cao, điều kiện sinh hoạt cao nên nếu khơng có các biện pháp quản lý và thu gom chất thải sinh hoạt tốt sẽ gây tình trạng ơ nhiễm mơi trường nhanh chóng. Khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn khu dân cư là 33.389,14 kg/ngày tương đương với 12.187,04tấn/năm.

3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ

Trên địa bàn huyện Cao Lộc cón 4 chợ lớn nhỏ, trong đó có 2 chợ trung tâm là chợ Đồng Đăng và chợ Cao Lộc, 2 chợ tự phát là chợ Thụy Hùng và chợ Gia Cát . Khối lượng rác thải khu vực chợ được xác định trên cơ sở nghiên cứu điều tra về đặc điểm các chợ ở từng xã, thị trấn từ đó phân chia theo khu vực được thu gom và khu vực chưa được thu gom.

Hai chợ Thụy Hùng và Gia Cát họp theo phiên, 1 tháng họp 6 phiên, riêng chợ Đồng Đăng và chợ Cao Lộc hoạt động buôn bán diễn ra hàng ngày, những ngày phiên thì đơng người hơn. Hai chợ Thụy Hùng và Gia Cát họp nhỏ lẻ, số lượng người và hàng hóa ít, chủ yếu cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân trong địa bàn.

Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ

TT Tên chợ Địa điểm Hình thức thu gom xử lý

Khối lƣợng CTRSH kg/ngày Tấn/năm

1 Chợ Đồng Đăng TT Đồng Đăng Tổ thu gom 924 337,26

2 Chợ Cao Lộc TT Cao Lộc Tổ thu gom 735 268,27

3 Chợ Thụy Hùng Xã Thụy Hùng Gom và đốt 511,5 186,69

4 Chợ Gia Cát Xã Gia Cát Gom và đốt 329,8 120,37

Tổng 2.500,3 912,60

38

Thị trấn Đồng Đăng là khu vực trung tâm của hoạt động giao thương buôn bán nên lượng phát thải rác sinh hoạt từ chợ Đồng Đăng lớn nhất (924 kg/ngày). Lượng rác của chợ Đồng Đăng lớn hơn lần lượng rác của các khu vực chợ khác.Lượng rác của các chợ cịn lại phần lớn có lượng rác khơng đáng kể. Một số chợ vẫn cịn hình thức xử lý bằng cách gom và đốt, chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh.

3.1.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác

Ngoài lượng rác phát sinh từ các hộ dân, từ các chợ thì chất thải rắn sinh hoạt còn phát sinh từ các nguồn chủ yếu như:

- Rác đường phố: phát sinh từ các hoạt động làm đẹp cảnh quan, vui chơi và một số các hoạt động đặc trưng khác. Nguồn phát sinh do việc xả thải từ các hộ dân sống dọc hai bên đường, người tham gia giao thông vứt rác bừa bãi. Thành phần gồm cành, lá cây rụng, giấy vụn, vỏ bao nilong các loại, đất cát, gạch đá do sửa chữa hoặc xây dựng nhà cửa. Lượng rác từ nguồn này không đáng kể do các hoạt động đời sống của người dân nơi đây cịn thấp, khơng có các hoạt động lễ hội tổ chức trên các tuyến đường phố.

- Rác từ các cơ quan, công sở trường học: trên địa bàn huyện Cao Lộc có khoảng 35 cơ quan gồm có Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, huyện và các cơ quan khác và 70 trường học các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học. Thành phần rác gồm chủ yếu các loại giấy vụn, báo, phế phẩm văn phòng phẩm, các loại vỏ kẹo, bánh, bao nilon, hoa quả... Lượng rác từ nguồn này khơng nhỏ, phần lớn có thể tái chế và tái sử dụng được.

- Rác khu thương mại, dịch vụ: với tốc độ phát triển như hiện nay, việc mọc ra các khu thương mại, siêu thị, khách sạn, các cửa hàng bách hóa. Rác từ nguồn này rất đa dạng về thành phần phát sinh từ các hoạt động buôn bán, sửa chữa, may mặc, các cửa hàng ăn uống, buôn bán nhỏ…

Theo số liệu điều tra ta có lượng phát sinh CTRSH từ các nguồn này như sau:

39

Bảng 3.3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác

TT Tên xã/TT Khối lƣợng CTRSH kg/ngày Tấn/năm 1 TT Đồng Đăng 768,24 280,41 2 TT Cao Lộc 601,2 219,44 3 Xã Bảo Lâm 231,52 84,50 4 Xã Thanh Lòa 126,64 46,22 5 Xã Cao Lâu 269,92 98,52 6 Xã Thạch Đạn 228,56 83,42 7 Xã Xuất Lễ 341,04 124,48 8 Xã Hồng Phong 229,84 83,89 9 Xã Thụy Hùng 372,4 135,93 10 Xã Lộc Yên 152,72 55,74 11 Xã Phú Xá 198,8 72,56 12 Xã Bình Trung 166,72 60,85 13 Xã Hải Yến 143,76 52,47 14 Xã Hòa Cư 220,24 80,39 15 Xã Hợp Thành 212,96 77,73 16 Xã Song Giáp 89,46 32,65 17 Xã Công Sơn 95,76 34,95 18 Xã Gia Cát 302,46 110,40 19 Xã Mẫu Sơn 85,8 31,32 20 Xã Xuân Long 193,76 70,72 21 Xã Tân Liên 228,54 83,42 22 Xã Yên Trạch 309,24 112,87 23 Xã Tân Thành 217,8 79,50 Tổng 5.787,38 2.112,39

40

Qua bảng số liệu điều tra ta thấy tổng lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn còn lại tập trung chủ yếu trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng với lượng phát sinh là 768,24 kg/ngày tương đương 280,41tấn/năm. Thị trấn Đồng Đăng là địa bàn tập trung của nhiều đơn vị hành chính, khu thương mại, dịch vụ, trường học tập. Địa bàn có lượng phát sinh thấp nhất là xã Mẫu Sơn với lượng phát sinh là 85,8 kg/ngày tương đương 31,32 tấn/năm.

3.1.4. Tổng hợp lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện

Qua điều tra các nguồn thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện ta có bảng tổng hợp như sau:

Bảng 3.4: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh

TT Tên xã/TT Khu dân cƣ (kg/ngày) Khu chợ (kg/ngày) Nguồn khác (kg/ngày) Tổng khối lƣợng CTRSH kg/ngày Tấn/năm 1 TT Đồng Đăng 5.719,12 924 768,24 7411,36 2.705,15 2 TT Cao Lộc 5.035,05 735 601,2 6.371,25 2.325,51 3 Xã Bảo Lâm 1.302,3 0,00 231,52 1.533,82 559,84 4 Xã Thanh Lòa 712,35 0,00 126,64 838,99 306,23 5 Xã Cao Lâu 1.518,3 0,00 269,92 1.788,22 652,70 6 Xã Thạch Đạn 1.285,65 0,00 228,56 1.514,21 552,69 7 Xã Xuất Lễ 2.557,8 0,00 341,04 2898,84 1.058,08 8 Xã Hồng Phong 1.292,85 0,00 229,84 1.522,69 555,78 9 Xã Thụy Hùng 2.094,75 511,5 372,4 2.978,65 1.087,21 10 Xã Lộc Yên 859,05 0,00 152,72 1.011,77 369,30 11 Xã Phú Xá 1.118,25 0,00 198,8 1.317,05 480,72 12 Xã Bình Trung 937,8 0,00 166,72 1.104,52 403,15 13 Xã Hải Yến 808,65 0,00 143,76 952,41 347,63 14 Xã Hòa Cư 1.238,85 0,00 220,24 1.459,09 532,57

41 15 Xã Hợp Thành 1197,9 0,00 212,96 1.410,86 514,96 16 Xã Song Giáp 447,3 0,00 89,46 536,76 195,92 17 Xã Công Sơn 371,07 0,00 95,76 466,83 170,39 18 Xã Gia Cát 2.268,45 329,8 302,46 2.900,71 1.058,76 19 Xã Mẫu Sơn 132,99 0,00 85,8 218,79 79,86 20 Xã Xuân Long 1.089,9 0,00 193,76 1.283,66 468,54 21 Xã Tân Liên 1.714,05 0,00 228,54 1.942,59 709,05 22 Xã Yên Trạch 2.319,3 0,00 309,24 2.628,54 959,42 23 Xã Tân Thành 1.633,5 0,00 217,8 1851,3 675,72 Tổng 37.655,23 2.500,3 5.787,38 45.942,91 16.769,16 Tỷ lệ % 81,96 5,44 12,60 100

(Nguồn: Kết quả điều tra năm 2017)

Hình 3.1: Tỉ lệ CTRSH phát sinh từ các nguồn

Qua hình trên ta thấy tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 45.942,91 kg/ngày, tương đương 16.769,16 tấn/năm. Trong đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực dân cư chiếm tỉ lệ phát sinh chủ yếu (chiếm 81,96%).Theo Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn năm 2016 của

42

huyện Cao Lộc thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện là 36,140 tấn/ngày, so với số liệu điều tra thì thấp hơn do khác năm và số liệu điều tra tính cụ thể từ các nguồn phát sinh. Các nguồn thải khác từ các cơ quan, trường học, khu thương mại, dịch vụ… chiếm tỉ lệ đáng kể do tốc độ đơ thị hóa, mức phát triển của huyện ngày càng cao.

3.1.5. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần CTR sinh hoạt tại các nguồn phát sinh khác nhau nên thị phần CTR cũng khác nhau, mang đặc trưng của mỗi khu vực đó, mang tính chất cơng việc, ngành nghề sinh hoạt. Mặt khác thành phần CTR sinh hoạt này thay đổi khu vực và cả mức sống của người dân. Theo kết quả điều tra cho thấy CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện thường chứa những thành phần chủ yếu được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Cao Lộc

STT Thành phần Đơn vị (%)

1 Rác hữu cơ 70,25

2 Rác vô cơ 29,75

2.1 Rác có thể tái chế 17,40

2.1.1 Nhựa, nilon, chai lọ thủy tinh 8,62

2.1.2 Giấy, bìa, catton 8,30

2.1.3 Kim loại 0,48

2.2 Rác vô cơ khác (vải sợi, đồ da, đất cát…) 12,35

Tổng 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn năm 2016)

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc chủ yếu là rác hữu cơ và rác vô cơ.

- Lượng CTR hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn 70,25%. Loại CTR này bao gồm: thực phẩm, cơm, rau, củ, quả, lá cây, xác chết của động vật…Trong các thành phần nêu trên CTR hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất lại nhanh bị phân hủy bởi vi sinh vật nên dễ gây mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

43

và môi trường. Mặt khác, CTR hữu cơ lại là nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất phân bón sử dụng trong nơng nghiệp đạt hiệu quả cao mà khơng làm ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy cần có các biện pháp xử lý lượng CTR này.

- Rác vô cơ chiếm 29,75% tổng lượng chất thải trong đó có các thành phần có thể tái chế như nhựa, nilon, kim loại, …là những rác thải có thể tái chế được đem lại giá trị kinh tế và lợi ích về mơi trường nếu biết cách tận dụng triệt để nguồn rác thải này.

3.1.6. Dự báo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Cao Lộc huyện Cao Lộc

3.1.6.1. Căn cứ tính dự báo chất thải rắn sinh hoạt huyện Cao Lộc

- Căn cứ vào quy mô dân số và tỉ lệ tăng dân số trên địa bàn huyện Cao Lộc: tốc độ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2010 – 2015 là 1,05%. Dự báo đến năm 2020 tỉ lệ tăng dân số là 1% với 80.153 dân và đến năm 2025 là 0,9% với 83.759 dân [10].

- Căn cứ tiêu chuẩn thải rác đối với vùng nông thôn: theo kết quả điều tra thực tế năm 2017 ( Bảng 3.1: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư), hiện tại chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người trên địa bàn huyện Cao Lộc đối với khu vực thị trấn là 0,67 kg/người/ngày, khu vực các xã là 0,45 kg/người/ngày. Trung bình chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người của cả huyện là 0,43 kg/người/ngày.

Theo điều tra của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ gia tăng chất thải theo đầu người hàng năm tại khu vực nông thôn là 1%. Dự báo đến năm 2020 chỉ số xả thải chất thải rắn sinh hoạt trung bình là 0,60 kg/người/ngày, đến năm 2025 chỉ số xả thải trung bình là 0,62 kg/người/ngày [5].

- Mục tiêu thu gom và xử lý vệ sinh 60% lượng chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2020 và 80% giai đoạn 2020-2025[9].

3.1.6.2. Kết quả dự báo khối lượng rác thải phát sinh và được thu gom trên địa bàn huyện Cao Lộc

Dựa trên các căn cứ, ta có bảng tổng hợp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và được thu gom trong các năm 2020 và 2025 như sau:

44

Bảng 3.6: Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom vào năm 2020 và năm 2025

STT Chỉ tiêu dự báo Đơn vị Năm 2020 Năm 2025

1 Dân số Người 80.153 83.759

2 Chỉ số xả thải CTRSH

bình quân đầu người Kg/người/ngày 0, 60 0,62

3 Tổng lượng thải Tấn/ngày 48,09 51,93

4 Tỉ lệ thu gom dự kiến % 60 80

5 Tổng lượng CTRSH được thu gom

Kg/ngày 28,85 45,54

Qua bảng dự đoán ta thấy, đến năm 2020 và 2025 tổng lượng CTRSH phát sinh tăng so với năm 2017 từ 1,1 đến 1,2 lần, tăng không đáng kể do mức

tăng dân số nhỏ. Cụ thể đến năm 2020 tổng lượng CTRSH trên địa bàn huyện

phát sinh là 48,09 tấn/ngày tương đương 17,552,85 tấn/năm, năm 2025 phát sinh ước tính là 51,93 tấn /ngày tương đương 18.954,45 tấn/năm. Tỷ lệ CTRSH được thu gom cịn thấp, phần lớn cơng tác thu gom, xử lý CTRSH mới chỉ đáp ứng tại các khu vực trung tâm, mật độ dân cư cao, các xã xa trung tâm tỉ lệ thu gom còn thấp.

3.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện địa bàn huyện

3.2.1. Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

Cao Lộc * Văn bản pháp luật

- Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn. Theo nghị định này công nghệ xử lý chất thải bao gồm 9 loại hình trong đó 4 loại hình thu hồi tái chế năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng, chế biến phân hữu cơ, chế biến khí biogas, chế biến rác thải thành vật liệu và phế phẩm xây dựng (Điều 26); khuyến khích lựa chọn cơng nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 44)