Tổng quan về công tác cải tạo môi trường đất tại các dự án khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá sơn thủy (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Tổng quan về công tác cải tạo môi trường đất tại các dự án khai thác

Công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác đối với các dự án khai thác mỏ được xây dựng trong cơng tác hồn nguyên phục hồi sau khai thác. Đây là những đề xuất các giải pháp khả thi nhằm cải tạo môi trường đất hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên đất đai, sinh vật khu vực mỏ. Trong luận văn này tác giả chỉ tham khảo một số giải pháp có tính tiên tiến, hiệu quả, có tính khả thi áp dụng và gần tương đồng với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.4.1. Công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác mỏ trên thế giới.

Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỷ 20, công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác mỏ đã được các nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Anh, Đức, Úc và một số nước khác quan tâm. Bên cạnh các đạo Luật được ban hành nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường thì các giải pháp lựa chọn cho công tác này thường được áp dụng đó là chuyển đổi những vùng đất tại khu vực sau khai thác mỏ thành các khu vực nghỉ dưỡng, các hồ chứa nước, các công viên cây xanh, sân thể thao, vùng đất cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

Tại Mỹ, một số mỏ lộ thiên thuộc bang Ohio, từ năm 1941 đã tổ chức công tác cải tạo, phục hồi môi trường dạng giản đơn là san gạt mặt dốc bãi thải để trồng cây. Từ những năm 70, trên các bãi thải của mỏ lộ thiên Zapơrơxki của Cộng hịa Ucraina đã tiến hành thử nghiệm trồng các loại cây có giá trị kinh tế như nho, mận. Năm 2005, tại bang Tây Úc (Úc), công ty Alcoa đã gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. [21,22].

Từ năm 2013, một khu đất mỏ sau khi khai thác nằm gần thành phố Senftenburg ở phía tây nước Đức, đã được sử dụng để xây dựng một nhà máy điện mặt trời quy mô lớn [24].

Nhìn chung tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia, đặc điểm và điều kiện khu vực khai thác mỏ nhưng công tác cải tạo đất, phục hồi môi trường của các dự án hậu khai thác mỏ thường đề ra một số biện pháp như sau:

- Công tác cải tạo đất, phục hồi môi trường được xây dựng trước khi tổ chức khai thác mỏ.

- Trước khi khai thác, tiến hành bóc và lưu trữ riêng đất mùn cây để sau này có thể dùng để phủ lại những diện tích đã bị khai đào và trồng lại cây đã bị đốn khi khu mỏ sẽ ngưng hoạt động,

- Lưu trữ đất đá khơng chứa khoang sản có ích để sau này có thể đắp lại những nơi đã bị khai đào.

- Sau khi khai thác hết khu mỏ thì cải tạo cảnh quan môi trường. Tiến hành san lấp đất đá, tổ chức thực hiện các hoạt động hoàn nguyên và tái tạo cảnh quan. Đó có thể là mục đích cho lâm nghiệp, nơng nghiệp, có thể phục hồi mơi trường thiên nhiên sinh thái hay tạo ra một môi trường thiên nhiên sinh thái khác hài hòa với thiên nhiên. Hoặc là có thể là tạo cảnh quan nhằm các mục đích xây dựng các cơng trình cơng cộng cho cộng đồng.

1.4.2. Công tác cải tạo môi trường đất tại các dự án khai thác mỏ ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, cơng tác hồn thổ phục hồi môi trường sau khai thác mỏ và công tác cải tạo môi trường đất tại các dự án khai khống vẫn cịn là vấn đề mới mẻ cả về cơ chế chính sách cũng như về cơng nghệ và giải pháp tổ chức thực hiện.

Trước đây vấn đề hồn thổ phục hồi mơi trường chưa được đặt ra một cách nghiêm túc đối với các hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Nhiều mỏ sau khi kết thúc khai thác việc khôi phục lại địa hình địa mạo cũng không được tiến hành.

Từ khi Luật Khống sản ra đời thì vấn đề hồn thổ phục hồi mơi trường được đề cập nhiều hơn và được xem như một nhiệm vụ bắt buộc đối với các hoạt động khai thác khoáng sản.

Do đó, tất cả các tổ chức cá nhân được phép hoạt động khai thác khoáng sản phải chịu mọi chi phí và thực hiện hồn thổ phục hồi mơi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc toàn bộ hoạt động khai thác khống sản. Nhiệm vụ của cơng tác cải tạo môi trường đất phải gắn liền với cơng tác hồn thổ phục hồi môi trường của dự án khai thác mỏ.

Tại khu vực miền Trung những năm gần đây các mỏ quặng inmenit của Tổng Cơng ty Khống sản và thương mại Hà Tĩnh, Công ty Liên doanh Bimal, Công ty khống sản Bình Định vv… sau khi kết thúc khai thác đã thực hiện tương đối tốt công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Một số khu vực đã được trồng các loại cây phi lao, cải tạo thành hồ ni tơm và đáng chú ý nhất là có nhiều vùng chuyển đổi thành các dự án trồng rau sạch trên cát.

Tại một số khu vực khai thác đá ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, nhiều mỏ sau khi kết thúc khai thác, có đáy mỏ thấp hơn địa hình xung quanh, đã tiến hành cải tạo thành các hồ nuôi cá kết hợp khu du lịch sinh thái.

Từ năm 2011, Tập đồn than và khống sản Việt Nam (TKV) đã hợp tác với Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường tại Việt Nam (RAME) xây dựng và thực hiện một dự án về phương pháp luận qui hoạch sử dụng đất sau khai thác, thử nghiệm áp dụng cho 3 mỏ khai thác lộ thiên lớn tại TP. Hạ Long là Hà Tu, Núi Béo, Suối Lại. Mục tiêu của dự án là xây dựng qui hoạch sử dụng đất sau khai thác thân thiện với mơi trường được tích hợp cho 3 mỏ này sau khi các mỏ dừng khai thác vào giai đoạn từ năm 2020. Nhiệm vụ chính là chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất mỏ thành một quần thể các cơng trình thể thao, văn hóa, du lịch, bảo tàng, giáo dục ngành nghề và truyền thống phục vụ cộng đồng dân cư và thợ mỏ, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. (nguồn www.Rame)

Ngoài ra đã có nhiều tổ chức khai thác khoáng sản thực hiện cải tạo môi trường đất như trồng các loại cây lấy gỗ, chuyển đổi thành mục đích sử dụng khác

như xây dựng các cơng trình phúc lợi, nhà ở. Trồng các loại cây cỏ để cải tạo khu vực đất bị ô nhiễm kim loại nặng, trồng cỏ vetiver để cải thiện môi trường tại các bãi thải than. Một số mỏ đá vơi ở vùng Ninh Bình trong cơng tác cải tạo PHMT thì có giải pháp trồng cây cỏ lau, cây si là những cây bản địa tại khu vực mỏ.

Nhìn chung từ khi Thủ tướng Chính phủ vào ngày 29/3/2013 có Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, nên hầu hết các dự án khai thác đá và khai thác khống sản đều xây dựng hồn thiện các đề án cải tạo PHMT sau khai thác. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản đều bắt buộc phải ký quỹ PHMT, công tác này đang ngày càng được thực hiện tốt hơn. Qua đó đã góp phần cho cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng các chính sách về thuế, phí… trong cơng tác bảo vệ mơi trường.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá sơn thủy (Trang 25 - 29)