Mức rung nguồn của một số máy móc thi cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá sơn thủy (Trang 50 - 62)

TT Loại phương tiện, thiết bị sử dụng Mức rung tham khảo (*)

(theo hướng thẳng đứng, dB)

1 Máy đào đất 80

2 Máy ủi đất 79

TT Loại phương tiện, thiết bị sử dụng Mức rung tham khảo (*) (theo hướng thẳng đứng, dB) 4 Xe lu 82 5 Máy nén khí 81 6 Máy đầm rung 81,5 QCVN 27:2010/BTNMT 75

(Nguồn: (*): GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Mơi trường khơng khí, NXB KHKT, Hà Nội - 1997)

Những tác động môi trường của độ rung như sau:

- Độ rung lớn và thường xun có tác đơng gây mệt mỏi thần kinh.

- Độ rung >5,0 mm/s có thể tác động xấu đến cơng trình xây dựng. Tuy nhiên trong khu vực dự án khơng có cơng trình xây dựng lớn nên tác động là không đáng kể.

- Các rung động phát sinh do hoạt động của hệ thống thiết bị thi công trên công trường chỉ tác động trong khu vực thi công, ảnh hưởng tới công nhân thi công trên công trường ở khoảng cách 15m từ nguồn phát sinh.

b. Tác động đến hệ sinh thái.

- Tác động đến hệ sinh thái dưới nước:

Khi mưa xuống nước mưa sẽ cuốn theo tạp chất từ quá trình khai thác, chất thải sinh hoạt, dầu mỡ làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái thuỷ sinh hạ lưu khe suối ở phía hạ lưu, nếu như khơng có biện pháp thu gom xử lý tốt, cụ thể như sau:

+ Độ đục của nước mặt tăng lên dẫn đến một số loài thực vật thuỷ sinh (Rêu, tảo...) sống ở tầng đáy có thể chết do thiếu ánh sáng. Điều này làm giảm lượng thức ăn cho động vật thuỷ sinh. Mặt khác, khi chúng chết và bị phân huỷ đồng loạt sẽ làm nước có màu đen, gây ra nhiều mùi hôi, nước bị nhiễm độc.

- Nhiễm độc dầu mỡ có thể làm chết một số lồi thực vật, động vật nhỏ khi chúng tiếp xúc với thời gian dài và nồng độ cao. Váng dầu mỡ trên mặt nước ngăn cản sự hồ tan của oxy trong khơng khí vào nước của các khe suối vực nước này, do

đó một số lồi thuỷ sinh sống ở đây thiếu oxy để hô hấp dẫn đến chậm phát triển và có nguy cơ bị chết.

- Một số loài động vật thuỷ sinh sẽ phải di chuyển đến vùng khác do không chịu được các tác động làm thay đổi chất lượng nước.

Tác động đến hệ sinh thái trên cạn:

- Việc phát quang thảm thực vật sẽ làm mất nơi sinh sống, trú ẩn của một số loài động vật, một số loài sẽ phải di chuyển địa điểm sống và một số loài bị chết như các lồi cơn trùng, giun đất, giáp xác…. Thảm thực vật bị chặt hạ làm giảm mức độ đa dạng sinh học của khu vực. Mặt khác, khi thảm thực vật giảm đi, sẽ làm ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy của khe suối nhỏ. Vận tốc dòng chảy tăng lên gây ra lượng đất đá cuốn trôi cũng tăng và làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nguồn tiếp nhận. Đặc biệt, khi thay đổi chế độ dịng chảy, có thể gây ra cuốn trơi sạt lở tại khu vực dự án.

- Tiếng ồn, độ rung gây ra bởi tiếng động cơ xe, máy, máy cưa, các hoạt động khác của con người cũng là một nguyên nhân để xua đuổi một số loài động vật nhạy cảm với tiếng ồn ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, khu vực mỏ khơng có động vật q hiếm và các loài thú khác .

- Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công xây dựng đều làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống và phát triển của hệ động thực vật trong khu vực và vùng lân cận như: Bụi bám trên lá cây làm giảm quá trình quang hợp của cây xanh, làm nóng lá; các khí SO2, CO, H2S đều gây ra các bệnh cho lá cây và ảnh hưởng tới sự phát

triển của cây xanh.

- Chất thải rắn sinh hoạt tạo ra nước rỉ rác, dầu mỡ thấm vào đất cũng gây tác động xấu đến các động vật sống trong đất.

3.3. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường.

a. Giảm thiểu ụi và khí thải trong khu vực moong khai thác

Đối với công tác khoan l m n:

- Trong cơng tác khoan tạo lỗ mìn, phun nước làm ẩm vùng khoan đồng thời sử dụng máy khoan có hệ thống túi lọc bụi nên làm giảm lượng bụi phát thải vào

mơi trường trong q trình khoan. Hệ thống cung cấp nước được bố trí gồm các đường ống chính (ống HPDE  = 60mm) chạy dọc từ chân núi lên đỉnh núi và được bố trí ở hai bên rìa mỏ. Các ống cấp nước nhánh sử dụng ồng HPDE  = 21-34mm có van khóa và đầu phun nước. Nước được lấy từ các bế chứa ở dưới chân mỏ và cung cấp bởi 02 máy bơm đặt ở chân núi và ở lưng chừng mỏ.

- Thường xuyên tiến hành tưới ẩm tại những vị trí phát sinh bụi trong khu vực khai trường.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi, găng tay... cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Đối với công tác nổ m n

- Xây dựng nội quy an tồn nổ mìn, quản lý vật liệu nổ và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT.

- Bố trí lỗ khoan và lượng thuốc nổ theo đúng thiết kế. Lựa chọn thiết bị khoan loại hiện đại có thiết kế hệ thống thu bụi nhằm bảo vệ cho người lao động.

- Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, đấu ghép mạng nổ mìn vi sai qua lỗ, thuốc nổ ANFO ở dạng hạt hoặc dạng bột nhằm giảm thiểu việc phát sinh bụi khi nổ mìn.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an tồn nổ mìn, thời điểm kích nổ tránh lúc gió to, thực hiện lịch nổ mìn theo quy định UBND tỉnh Hà Tĩnh

b. Giảm thiểu ụi và khí thải trong hoạt động giao thông

Để khống chế ô nhiễm bụi dọc theo đường vận chuyển Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:

Các lái xe phải tuân thủ các nội dung yêu cầu về tình trạng kỹ thuật xe, chấp hành đúng những quy định về an tồn và vệ sinh mơi trường.

Sử dụng bạt che kín các thùng xe khi vận chuyển đất đá, không chở quá thành xe, không vận chuyển quá trọng tải thiết kế của xe.

Tất cả các loại xe vận tải vận chuyển và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an tồn mơi trường mới được phép hoạt động.

Đường giao thông nội mỏ và đường từ mỏ ra Quốc lộ luôn được cải tạo, nâng cấp, tần suất duy tu, bảo dưỡng để tránh xói lở đường với tần suất là 2 lần/năm. Trong q trình khai thác ln tưới nước thường xuyên hoặc ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, khơ hanh các đoạn đường nói trên (vào lúc 10h30 và 15h30 hàng ngày).

Trồng cây xung quanh khu vực mỏ, hai bên đường giao thông ra vào mỏ để giảm thiểu tiếng ồn, lọc khơng khí và giảm lượng bụi phát tán (cây thích hợp cho vùng này là bạch đàn, keo lai…). Khoảng cách giữa các cây là 5 ÷ 7 m.

c. Giảm thiểu ụi và khí thải trong khu vực khu vực chế biến đá

Khu vực chế biến là một trong những khu vực phát sinh ra nhiều bụi nhất trong quá trình khai thác và chế biến đá, bởi vậy dự án áp dụng các biện pháp giảm thiểu trong công đoạn này như sau:

- Xử lý cưỡng bức bằng phương pháp phun tưới ẩm đá ở các vị trí sau: khu vực cấp liệu, đầu máy kẹp hàm, đập trục, đập cơn, sàng phân loại, đầu rót.

- Sử dụng bạt chắn gió nhằm giảm thiểu sự phát tán của bụi theo chiều gió. - Trồng cây xanh quanh khu vực chế biến nhằm giảm thiểu lượng bụi trong không gian rộng.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang chống bụi, găng tay... cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với khẩu trang chống bụi phải đảm bảo chất lượng lọc được bụi hô hấp để hạn chế bệnh nghề nghiệp do bụi đá gây ra.

- Kiểm tra định kỳ bệnh bụi phổi cho công nhân làm việc trực tiếp tại các khu nghiền sàng đá để có biện pháp kịp thời.

d. Giảm thiểu bụi trong khu vực chứa đá thành phẩm

- Khi bốc xúc, nhất là vào những ngày nắng nóng nếu phát hiện bụi bốc lên cao trong quá trình xúc bốc thì tiến hành phun ẩm. Xe chở đá thành phẩm phải được phủ bạt kĩ trước khi ra khỏi mỏ, tránh làm rơi vãi đá thành phẩm phát sinh bụi trên các tuyến đường giao thông.

- Trồng cây xanh quanh khu vực sân công nghiệp để hạn chế lượng bụi phát tán xung quanh.

e. Giảm thiểu tác động đến mơi trường khơng khí:

- Sử dụng máy khoan có hệ thống túi lọc bụi.

- Sử dụng phương pháp nổ vi sai phi điện kết hợp thuốc nổ ít ảnh hưởng đến mơi trường như Anfo, nhũ tương,... để hạn chế được lượng bụi và khí thải phát thải vào mơi trường.

- Trồng cây xanh quanh khu vực khai trường, đường vận chuyển, khu chế biến đá. Trang bị bảo hộ lao động nhằm ngăn bụi cho người lao động.

- Người điều khiển máy nghiền có buồng kín trang bị máy điều hịa để giảm tiếng ồn và bụi thường xuyên. Lắp đặt hệ thống phun nước tại các vị trí nghiền sàng, tưới nước dập bụi đường vận chuyển và khu vực khai trường.

- Các xe vận chuyển phải có bạt che kín.

- Có chế độ kiểm định, bảo dưỡng xe máy, thiết bị theo đúng quy định.

f. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước:

- Đối với nước thải sinh hoạt: Thu gom và xử lý bằng bể tự hoại, lắng ở hố gas.

- Đối với nước mưa chảy tràn: Xây dựng hệ thống mương thoát nước bên đường hào, trên khu mỏ và khu vực chế biến, có bố trí các hố Gas và song chắn rác, xây dựng các hố lắng cặn trên mương thoát nước mưa từ khu mỏ và từ khu chế biến để lắng cặn.

- Giảm thiểu tác động do nước thải: Thu gom và xử lý đúng quy định, có biện pháp khai thác, chế biến hợp lý để giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn. Định kỳ nạo vét bùn ở các hố lắng cặn trên mương thoát nước mưa.

g. Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn:

- Đối với đất đá thải: Một phần đất phủ và đá phong hóa được bán ra ngồi để san lấp mặt bằng... phần đất phủ còn lại được tập kết vào bãi thải để lưu giữ sử dụng cho quá trình trồng cây sau này.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Tập trung thu gom vào vị trí nhất định và tự xử lý bằng phương pháp đốt thủ công, hoặc sẽ hợp đồng với đơn vị môi trường thu gom rác để vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

- Đối với chất thải nguy hại:

+ Chất thải rắn nguy hại là các loại dẻ lau chứa dầu mỡ, các bao bì, giấy dính mực in... được thu gom vào thùng chứa riêng bằng nhựa màu đen có nắp đậy kín và đặt ở góc sân chứa xe máy. Khi đạt khối lượng khá lớn (100 ÷ 200kg) thì hợp đồng với đơn vị chức năng đưa đi xử lý;

+ Đối với dầu thải từ các động cơ như xe ô tô, xe ủi, các máy thi công... được thu gom và chứa vào thùng phi có nắp đậy, khi đầy sẽ bán cho đơn vị có chức năng tái chế dầu thải để xử lý;

+ Đối với chất thải là thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm loại thải sẽ được doanh nghiệp lưu giữ tại một vị trí riêng ở trong kho vật liệu nổ và báo cho cơ quan chức năng để có phương án xử lý theo quy định.

h. Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung:

- Quy hoạch hợp lý các cơng trình trong khu vực chế biến, quy hoạch có xét tới hướng gió, hướng chiếu sáng.

- Các ngày khơ, nắng ráo bố trí xe phun nước làm ẩm trên cung đường vận chuyển. Trang bị đầy đủ, chất lượng các đồ bảo hộ lao động cho công nhân như giày, mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang...

- Áp dụng các biện pháp thi cơng tiên tiến, cơ giới hố tới mức tối đa.

- Các phương tiện vận chuyển không chở quá trọng tải quy định. Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị trước khi vận hành. Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh trường hợp các máy móc cùng hoạt động cùng lúc.

i. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái:

- Có nội quy, quy định về bảo vệ động vật hoang dã, động vật rừng, bảo vệ rừng phổ biến cho toàn thể cán bộ, cơng nhân trong Cơng ty.

- Có hình thức kỷ luật, phạt hành chính khi vi phạm nội quy ban hành - Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý và bảo vệ rừng.

3.4. Đề xuất giải pháp cải tạo môi trường đất hậu khai thác tại mỏ Sơn Thủy. Thủy.

3.4.1. Mục đích và yêu cầu của giải pháp lựa chọn.

Giải pháp cải tạo môi trường đất đưa ra nhằm mục đích đưa ra hướng có lợi cho q trình sử dụng mặt bằng (địa hình, đất đá tại mỏ) sau khi kết thúc khai thác mỏ. Biện pháp cải tạo môi trường đất được gắn liền với hướng sử dụng đất sau khai thác; khi đưa ra được giải pháp phù hợp, càng sớm thì nội dung, chi phí cải tạo hồn nguyên sau khai thác sẽ được xác định trong dự án đầu tư và đề án cải tạo PHMT, trong kế hoạch khai thác mỏ. Qua đây giúp cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tài nguyên, môi trường và trước khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Khu vực mỏ Sơn Thủy thuộc vùng đồi núi thích hợp cho trồng cây lấy gỗ, cho nên khi dự án khai thác mỏ kết thúc thì hướng lựa chọn cho sử dụng đất sẽ theo mục đích này. Mỏ sau khi kết thúc khai thác để lại dạng hố moong mỏ, đáy mỏ ở mức +70m là đá granit cứng chắc. Như vậy cần sử dụng lượng đất hữu cơ đã dự trữ để san lấp hố mỏ phục vụ trồng cây cải cải tạo mặt bằng mỏ. Đưa khu vực mỏ đã khai thác có mục đích sử dụng đất khác là trồng cây lấy gỗ.

Với giải pháp đề xuất này sẽ đáp ứng yêu cầu sử dụng đất sau khai thác hiệu quả, phù hợp với đặc điểm địa hình, đặc điểm địa lý của khu mỏ và phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực.

3.4.2. Dự báo một số đặc điểm chung của môi trường đất khi kết thúc mỏ:

Tại khu vực mỏ Sơn Thủy sau một thời gian khai thác, đã lấy đi một lượng đất đá, phá vỡ cấu trúc địa hình, tạo thành một hố mỏ nằm bên sườn núi đá. Để đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên xung quanh cần phải theo dõi trong thời gian dài, nhiều năm thậm chí có thể theo suốt cả thời gian thực hiện dự án khai thác mỏ. Trong thời gian nghiên cứu chỉ mới đánh giá được một số ảnh hưởng tới môi trường ở giai đoạn ban đầu tại mỏ đá. Những số liệu nghiên cứu, tổng hợp kế thừa từ trước đã cho thấy đất đá tại mỏ chưa phát hiện bị ô nhiễm kim loại nặng, các vấn khác xảy ra tác động tới môi trường phụ thuộc vào biện pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường trong q trình sản xuất.

Thực sự để đánh giá được môi trường đất tại mỏ Sơn Thủy có bị ơ nhiễm hay khơng cần phải có thời gian nghiên cứu dài hơn nữa. Qua đó để xác định được các nguyên nhân do tự nhiên hay do con người, đồng thời xác định được những chất gây ô nhiễm môi trường đất. Bởi các chất gây ô nhiễm môi trường đất tại khu mỏ rất đa dạng, đó có thể là các kim loại nặng, các chất hữu cơ, vơ cơ, các chất phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác cải tạo môi trường đất sau khai thác tại mỏ đá sơn thủy (Trang 50 - 62)