CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.6. Đánh giá rủi ro sức khỏe của isoxyanat đối với con người
1.6.1. Đánh giá rủi ro sức khỏe
Đánh giá rủi ro sức khỏe (HRA) là đánh giá các mối nguy hại tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với các hóa chất độc hại. Đây là cơng cụ dùng trong quản lý rủi ro sức khỏe, giúp cho con người nắm bắt được tốt hơn nguy cơ gây hại của các chất độc hại để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất [8].
Bước 1: Nhận biết mối nguy hại: là bước đầu tiên trong HRA để xác định chính
xác các chất độc gây ơ nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều người. Nhận biết mối nguy hại và các vấn đề sức khỏe như ung thư, sự kích thích, dị ứng, vấn đề thần kinh, khuyết tật bẩm sinh,…
Bước 2: Đánh giá phơi nhiễm: là một đánh giá phơi nhiễm ước lượng có bao
nhiêu chất ơ nhiễm con người hít vào trong suốt khoảng thời gian đặc biệt tiếp xúc với chất độc như có bao nhiêu người bị phơi nhiễm. Bước này bao gồm cả các tuyến tiếp xúc hay phơi nhiễm chính trong HRA.
Đánh giá phơi nhiễm là ước lượng liều của các hóa chất trong mơi trường mà các nhóm người khác nhau bị phơi nhiễm. Các bước đánh giá phơi nhiễm bao gồm:
- Mô tả các đặc trưng phơi nhiễm;
- Xác định các đường truyền phơi nhiễm; - Xác định phơi nhiễm.
Bước 3: Đánh giá độc tính hay phân tích liều phản ứng: Nhận biết kết quả về sức
khỏe của sự phơi nhiễm của nhân tố ô nhiễm môi trường cũng là một ưu tiên rất cao trong việc nhận biết sự nguy hại và đánh giá độc tính.
Chất ơ nhiễm đi vào cơ thể có thể ở trong phổi hoặc đi vào máu từ phổi, bị thải ra hoặc từ hệ tiêu hóa hoặc từ da. Trong máu, nó sẽ được mang đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi di chuyển trong cơ thể, các chất ô nhiễm sẽ có những biến đổi hóa học, đặc biệt khi biến đổi chúng có thể trở nên độc hơn hoặc ít độc hơn.
Các chất gây ơ nhiễm có thể được thải ra ngồi thơng qua nước tiểu, qua đường ruột, qua mồ hôi hoặc qua sữa mẹ, chất ơ nhiễm cũng có thể được trữ lại trong tóc, xương hoặc mỡ.
Chất độc gây ơ nhiễm mơi trường có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe khi tác động vào các bộ phận của cơ thể con người. Thông thường nhất là chúng làm thay đổi các phản ứng hóa học trong các tế bào, những bộ phận cấu thành của cơ thể. Sự thay đổi có thể giết chết các tế bào, làm suy yếu cấu trúc tế bào hoặc làm thay đổi hoạt động của tế bào. Kết quả nhiễm độc có thể là phá hủy các cơ quan nội tạng, gây ra khuyết tật bẩm sinh khi các tế bào của bào thai bị phá hủy. Nó cũng có thể gây ra ung thư khi mà các tế bào phát triển khơng kiểm sốt được.
Trong đánh giá liều phản ứng, có sự phân biệt rõ ràng giữa hóa chất khơng gây ung thư và chất gây ung thư (carcinogenic – noncarcinogenic chemicals)
a) Liều tiếp nhận hàng ngày có thể chấp nhận
Đánh giá liều lượng trung bình hàng ngày (ADD) đối với chất không gây ung thư. Đối với đường hít thở, ADD được đánh giá theo từng nhóm người khác nhau. Trong nghiên cứu này, ADD được đánh giá đối với cơng nhân. ADD hay cịn gọi là liều lượng đi vào cơ thể hàng ngày CDI [8].
b) Liều lượng tham chiếu
Sự quyết định đặc tính rủi ro trong các độc chất sử dụng được quan niệm là lượng chất tiếp nhận hàng ngày có thể chấp nhận được (CDI), hoặc được gọi chung là liều lượng tham chiếu (RfD). CDI được tính từ hóa chất mà cơ quan tiếp nhận có thể phơi nhiễm hàng ngày trong suốt giai đoạn thời gian, thường là giai đoạn sống – khơng bị ảnh hưởng có hại. Đối với những chất không gây ung thư trong môi trường, CDI hoặc RfD được sử dụng như là ngưỡng phơi nhiễm mà khơng có những ảnh hưởng bất lợi [8]. Theo Cơ quan bảo vệ mơi trường Hoa kỳ EPA thì con người nhạy cảm như các lồi động vật thử nghiệm nhạy cảm nhất. RfD được tính theo cơng thức (1.1).
(1.1) Trong đó:
- LOAEL: Chỉ số mức ảnh hưởng bất lợi thấp nhất quan sát được; - NOAEL: Mức ảnh hưởng bất lợi không quan sát được;
- UFi: Các yếu tố an tồn hay khơng an tồn.
Xác định tính chất của mỗi loại hóa chất; tính tốn các chỉ thị của rủi ro ung thư và không gây ung thư.
- Với mỗi loại hóa chất được phân loại trong bảng tóm tắt những chất có khả năng gây ung thư để từ đó thiết lập rủi ro ung thư;
- Với những chất không gây ung thư thì được tính tốn theo HQ, những rủi ro khơng gây ung thư;
- Với những hóa chất khơng xác định được RfD, RfC, tính tốn theo chỉ thị rủi ro không gây ung thư.
Bước 4: Đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro đối với sức khỏe do chất độc hại gây ra
có ảnh hưởng như thế nào đối với con người.
Hình 1.3. Các bước đánh giá rủi ro sức khỏe
1. Nhận biết mối nguy hại:
Thu thập dữ liệu và định lượng:
Tập hợp và phân tích dữ liệu theo từng vấn đề
Xác định sự ô nhiễm tiềm tàng dựa trên:
+ Đặc tính độc hại
+ Số lướng hiện diện tại nơi xem xét
+ Đường dẫn và các con đường phơi nhiễm
+ Các chỉ thị hóa học
2. Đánh giá phơi nhiễm:
Phân tích các tuyến phát thải
Nhận dạng và mô tả đặc điểm
người nhận có khả năng
Xác định sự di chuyển và các con đường phơi nhiễm
Đánh giá mức độ phơi nhiễm sau
này cho các tuyến phơi nhiễm đáng chú ý
Tính tốn liều lượng ô nhiễm cho tất cả các đường dẫn
3. Đánh giá độc tính:
Nhận diện tất cả các định tính và định lược độc chất sơ lược qua các chỉ thị hóa học
Định lượng nguy hại của sự phơi nhiễm
Nhận diện các nguồn không chắc
chắn
Định lượng mức độc hại qua các
bằng chứng rõ ràng
Xác định giá trị độc tính rõ ràng với các chỉ thị hóa học
4. Mơ tả rủi ro:
Định lượng không chắc chắn
Tổng kết các thông tin rủi ro Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người dựa trên:
Rủi ro ung thư
Rủi ro không gây ung thư
1.6.2. Nguy cơ rủi ro gây ung thư của isoxyanat
Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) là một cơ quan liên chính phủ thành lập từ năm 1965, là một bộ phận của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thuộc Liên hợp quốc, có trụ sở tại Lyon – Pháp. Từ năm 1971, IARC đã xuất bản một loạt các tài liệu chuyên khảo về ước lượng các nguy cơ gây ung thư cho con người, những tài liệu này đã có ảnh hưởng lớn đến việc phân loại các nguy cơ có thể gây ung thư. Các chất hoặc hỗn hợp chất được chia ra làm các nhóm khác nhau về mức độ gây ung thư trên người:
- Nhóm1: Chất (hoặc hỗn hợp) chắc chắn gây ung thư cho con người. Khi bị phơi nhiễm thì chắc chắn sẽ gây ung thư.
- Nhóm 2A: Những chất (hoặc hỗn hợp) hầu như chắc chắn gây ung thư cho con người. Khi bị phơi nhiễm hầu như chắc chắn sẽ gây ung thư cho con người.
- Nhóm 2B : Những chất ( hoặc hỗn hợp) có thể gây ung thư cho con người. Khi bị phơi nhiễm có thể gây ung thư cho con người.
- Nhóm 3: Những chất (hoặc hỗn hợp) không thể xếp loại vào tác nhân có thể gây ung thư cho con người.
- Nhóm 4: Những chất (hoặc hỗn hợp) hầu như chắc chắn không thể gây ung thư cho con người.
Các isoxyanat được IARC phân loại vào các nhóm chất gây ung thư, theo đó Toluene diisoxyanat nhóm 2B [14].
Theo IARC, trong các hợp chất của isoxyanat thì chỉ có TDI được liệt vào danh sách chất có thể gây ung thư cho con người.