Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm isoxyanat trong môi trường không khí khu vực làm việc và nguy cơ rủi ro sức khỏe (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường

2.2.2.1. Hóa chất và dụng cụ lấy mẫu

+ Dung dịch tẩm màng lọc lấy mẫu

Cân chính xác 400 mg chất MP (1-(2-metoxyphenyl) Piperazin) cho vào bình định mức khơ 100 mL. Cho dung môi toluen khô đến vạch định mức và lắc đều. Bảo quản dung dịch tẩm màng lọc này trong lọ màu nâu hổ phách và giữ trong tủ lạnh. + Dụng cụ lấy mẫu

Rửa sạch tất cả các dụng cụ thủy tinh lấy mẫu và phân tích, kể cả các ống hấp thụ bằng xà phòng; rửa nhiều lần trong máy siêu âm để loại bỏ hết các chất bẩn và hóa chất trên dụng cụ thí nghiệm.

Isoxyanat trong mơi trường phun sơn ô tô được lấy bằng màng lọc đã tẩm dung dịch lấy mẫu. Màng lọc này để hấp thu isoxyanat lơ lửng trong khơng khí.

- Màng lọc lấy mẫu: Màng lọc lấy mẫu có đường kính 25 mm của hãng Merck Millipore. Màng lọc có hiệu suất giữ isoxyanat khơng nhỏ hơn 95 % và thích hợp để

lấy mẫu isoxyanat trong khơng khí có tính ổn định cao. Dung dịch tẩm màng lọc được lấy vào cốc nhỏ sạch và dùng kẹp nhíp nhúng màng lọc vào dung dịch sao cho màng lọc được tẩm ướt hồn tồn, sau đó để khơ tự nhiên và bảo quản trong lọ màu nâu hổ phách.

- Sử dụng bơm lấy mẫu mini hãng Sibata (Nhật Bản) có thể tích lấy mẫu khí tối đa 3 lít/phút. Treo dụng cụ lấy mẫu lên cao bằng tầm hít thở của cơng nhân làm việc (Nếu lấy mẫu cá nhân thì đầu lấy mẫu đeo ở ve cổ áo người công nhân, bơm lấy mẫu được đeo ở eo thắt lưng; nếu lấy mẫu khơng khí xung quanh thì treo đầu lấy mẫu trên giá đỡ cách mặt đất 1,5 m; bơm lấy mẫu treo cách mặt đất 1 m. Đầu lấy mẫu bằng nhựa được ghép nối lại với nhau bằng khớp ren ở giữa nhằm cố định và giữ chặt màng lọc trong quá trình lấy mẫu. Nối giữa đầu lấy mẫu và bơm bằng ống nhựa dẻo. Khi lấy xong mẫu, màng lọc sau khi lấy mẫu được đưa vào lọ nhỏ chứa 2 mL Axetonitril (ACN) để bảo quản và giải hấp các chất đã thu được trên màng lọc. Sử dụng hộp xốp để đựng lọ mẫu nhằm tránh tiếp xúc mẫu với ánh sáng mặt trời.

2.2.2.2. Cách lấy mẫu ngoài hiện trường

Sau khi chuẩn bị tất cả các thiết bị và lắp dụng cụ lấy mẫu thì tiến hành lấy mẫu tại hiện trường. Đặt tốc độ bơm 1L/phút, thời gian lấy mẫu tùy thuộc vào thời gian thợ sơn làm việc trong buồng sơn.

Thể tích mẫu khí được xác định theo cơng thức sau:

V = F x T

Trong đó: - V: Thể tích lấy mẫu (lít); - T: Tốc độ hút (lít/phút); - F: Thời gian lấy mẫu (phút).

Cơng thức quy đổi thể tích lấy mẫu sang thể tích mẫu ở điều kiện tiêu chuẩn (250C, 760 mmHg):

P1*(V1/T1 )= P0*(V0/T0)

Trong đó: - P0: Áp suất tiêu chuẩn (760 mmHg); - V0: Thể tích tiêu chuẩn (Lít);

- P1: Áp suất thực tế (mmHg); - V1: Thể tích thực tế (Lít); - T1: Nhiệt độ thực tế (T1 + 273).

Lấy mẫu xong, lấy màng lọc ra khỏi đầu lấy mẫu, dùng kẹp nhíp đưa màng lọc vào lọ nhỏ chứa 2 mL ACN ; đậy chặt nắp và cho vào hộp xốp để bảo quản và chuyển về phịng thí nghiệm.

Tiến hành lấy mẫu khi công nhân sơn và bả matit trên lớp vỏ ngồi của ơ tơ. Thời gian lấy mẫu tùy thuộc vào thời gian sơn trong phịng sơn của cơng nhân. Cấu tạo của buồng sơn ơ tơ được mơ tả trong hình 2.1; đặt đầu lấy mẫu các nhân và bơm lấy mẫu như hình 2.2 :

Hình 2.2. Vị trí cài đặt thiết bị lấy mẫu cá nhân trên người mỗi công nhân

1. Đầu lấy mẫu; 2. Bơm lấy mẫu mini; 3. Dây nối đầu lấy mẫu và bơm

Trong nghiên cứu này đã tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường ở cơ sở M và cơ sở K từ ngày 03/01/2017 đến ngày 19/04/2017. Số lượng mẫu tại hai cơ sở được nêu trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Các điểm và vị trí lấy mẫu hiện trường

STT Cơ sở lấy mẫu Vị trí lấy mẫu Số lượng mẫu

(mẫu)

1 Cơ sở M

Tại phòng phun sơn

32 2 Cơ sở K 51 3 Cơ sở M Khu vực bả matit 15 4 Cơ sở K 16

5 Cơ sở M Khu vực xung quanh

xưởng sửa chữa ô tô tại hai cơ sở

4

Ký hiệu mẫu: Các mẫu khí lấy xong được đánh số theo ký hiệu sau (phụ lục): - K3-21.03 được hiểu như sau: K là tên xưởng ô tô K; 3 là số thứ tự lấy mẫu trong ngày lấy mẫu; 21 là ngày lấy mẫu; 03 là tháng lấy mẫu.

- M2-15.03 được hiểu như sau: M là tên xưởng ô tô M; 2 là số thứ tự lấy mẫu trong ngày lấy mẫu; 15 là ngày lấy mẫu; 03 là tháng lấy mẫu.

-Kxq2-21.03 được hiểu như sau: K là tên xưởng ô tô K; xq là khu vực khơng khí xung quanh xưởng; 2 là số thứ tự mẫu trong ngày lấy mẫu; 21 là ngày lấy mẫu; 03 là tháng lấy mẫu.

- Mxq1-16.03 được hiểu như sau: M là tên xưởng ô tô M; xq là khu vực khơng khí xung quanh xưởng; 1 là số thứ tự mẫu trong ngày lấy mẫu; 16 là ngày lấy mẫu; 03 là tháng lấy mẫu.

- Kba-23.02 được hiểu như sau: K là tên xưởng ô tô K; ba là khu vực bả matit của xưởng ô tô; 23 là ngày lấy mẫu; 02 là tháng lấy mẫu

- Mba-09.01 được hiểu như sau: M là tên xưởng ô tô M; ba là khu vực bả matit của xưởng ô tô; 09 là ngày lấy mẫu; 01 là tháng lấy mẫu.

Các điều kiện đo vi khí hậu khi lấy mẫu cũng được xác định và ghi chép cẩn thận phục vụ cho tính tốn kết quả phân tích (phụ lục).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm isoxyanat trong môi trường không khí khu vực làm việc và nguy cơ rủi ro sức khỏe (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)