Tỷ lệ pha động phân tích các isoxyanat trên HPLC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm isoxyanat trong môi trường không khí khu vực làm việc và nguy cơ rủi ro sức khỏe (Trang 51 - 55)

Hỗn hợp Tỉ lệ natri axetat Tỉ lệ axetonitril

1 45 55

2 55 45

3 65 35

Việc lựa chọn sử dụng nhiều điều kiện sắc ký cho phân tích isoxyanat trong dung dịch phụ thuộc phần lớn vào bản chất của các hợp chất cản trở có thể ảnh hưởng đến q trình phân tích sắc ký và cấu tạo của isoxyanat cần xác định. Các điều kiện sắc ký điển hình trong phân tích được nêu trong TCVN 8943:2011 [6]:

- Kích thước cột : Chiều dài 100 mm, đường kính bên trong 4,6 mm - Chất nhồi cột : Octadexylsilan (C18), 5 µm hoặc tương tự

- Nhiệt độ cột : 30oC - Tốc độ dòng : 1 L/phút - Detectơ UV : 242 nm

2.2.4.3. Xử lý mẫu phân tích HPLC

Sau khi mẫu hiện trường đã được lấy, màng lọc được bảo quản bằng 2 mL ACN. Cho 100 µL axit axetic băng vào tất cả các lọ đựng mẫu, sau đó lắc đều bằng thiết bị siêu âm trong 30 phút để axit axetic băng tan đều trong dung dịch. Dùng

syranh có lắp đầu lọc 0,2 µm lọc dung dịch mẫu và cho mẫu vào lọ để phân tích trên máy HPLC.

Hình 2.3. Dụng cụ lọc mẫu để phân tích HPLC 2.2.5. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe 2.2.5. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe

Trong nghiên cứu này, đánh giá rủi ro sức khỏe nhằm xác định tiềm năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người do chất ơ nhiễm khơng khí gây ra thơng qua đường hô hấp.

Các mức phơi nhiễm khác nhau đối với chất ô nhiễm cụ thể sẽ là yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro sức khỏe của chất ơ nhiễm đó đối với sức khỏe con người nói chung và cơng nhân làm việc trong mơi trường độc hại nói riêng.

Hệ số rủi ro được dùng để đánh giá rủi ro sức khỏe của isoxyanat đối sức khỏe người công nhân làm việc ở cơ sở M và cơ sở K. Hệ số rủi ro (HQ) được xác định bằng tỉ số giữa liều lượng chất đi vào cơ thể hàng ngày (CDI) với liều lượng tham chiếu RfD [12]. Theo đó HQ được xác định bằng công thức (2.1):

(2.1)

Trong đó:

- HQ: Hệ số rủi ro (HQ ≥ 1: Mức độ rủi ro cao; HQ < 1 : Mức độ rủi ro thấp)

- RfD : Liều lượng tham chiếu (mg/kg.ngày)

- CDI: Liều lượng đi vào cơ thể hàng ngày (mg/kg.ngày) được tính bằng cơng thức (2.2).

(2.2)

Trong đó:

 CDI : Liều lượng đi vào cơ thể hàng ngày (mg/kg.ngày)

 CA : Nồng độ hóa chất trong khơng khí (nồng độ chất gây ô nhiễm pha

hơi trong khơng khí được giả định là cân bằng với nồng độ trong nguồn phát thải) (mg/Nm3)

 IR : Tốc độ hô hấp (m3/giờ)

 RR : Tỷ lệ khơng khí được lưu giữ trong cơ thể khi hơ hấp (%)

 ABSs : Phần trăm hóa chất được hấp thụ trong máu (%)

 ET: Thời gian phơi nhiễm (giờ/ngày)

 EF : Tần số phơi nhiễm (ngày/năm)

 ED : Thời gian phơi nhiễm (năm)

 BW: Trọng lượng cơ thể (kg)

 AT : Thời gian phơi nhiễm trung bình (ngày)

AT = ED x 365 ngày/năm, đối với những chất không gây ung thư

WHO sử dụng CDI để tính mức phơi nhiễm cấp tính có thể cho phép. CDI được xác định bằng cách áp dụng các yếu tố an toàn đối với liều cao nhất trong các nghiên cứu cấp tính trên người hoặc động vật và nồng độ của isoxyanat trong khơng khí khu vực làm việc tại phân xưởng sơn ô tô ở cơ sở M và cơ sở K.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá điều kiện tách chất, làm giàu isoxyanat từ mẫu khơng khí

3.1.1. Đánh giá điều kiện tách chất

Đánh giá điều kiện tách chất trên cơ sở sử dụng tỷ lệ thành phần pha động CH3COONa và ACN khác nhau. Pha động có thành phần khác nhau sẽ cho hiệu quả tách chất khác nhau khi phân tích các chất isoxyanat. Isoxyanat là các chất dễ dàng đông cứng nên tỷ lệ thành phần pha động phải tạo ra độ nhớt thích hợp tránh để các isoxyanat đông cứng khi đi qua cột sắc ký. Tỷ lệ thành phần các chất trong pha động dùng trong nghiên cứu tách các isoxyanat được nêu trong bảng 3.1; với các pha động đã chọn thời gian lưu của isoxyanat nhận được khi phân tích cũng khác nhau.

Bảng 3.1. Thành phần pha động và thời gian xuất hiện pic của các isoxyanat phân tích trên HPLC

Tỷ lệ thể tích pha động (CH

3COONa : ACN)

Thời gian xuất hiện pic của các chất (phút)

HDI 2,4- TDI MDI

45:55 1,2 3,5 6,5

55:45 3,5 4,5 10,1

65:35 ∞ ∞ ∞

Dựa vào số liệu ở bảng 3.1 có thể lựa chọn tỷ lệ pha pha động giữa CH3COONa và axetonitril là 45:55 là phù hợp nhất để phân tích các isoxyanat trên hệ thống HPLC.

3.1.2. Đánh giá điều kiện làm giàu isoxyanat từ mẫu khơng khí

Để đánh giá điều kiện làm giàu isoxyanat từ mẫu khơng khí, trong nghiên cứu này sẽ tập trung đánh giá khả năng hấp thụ của màng lọc đã tẩm dung dịch hấp thụ với các chất isoxyanat trong mơi trường khơng khí khu vực làm việc.

Sử dụng màng lọc đã được làm sạch, tẩm lên màng lần lượt 200 µl; 300 µl; 400 µl; 500 µl dung dịch chất hấp thụ và nhúng màng lọc vào cốc đựng dung dịch hấp thụ. Tiếp theo dung dịch chuẩn có nồng độ 25 ng/µl. Để khơ màng lọc, sau đó xử lý

như lấy mẫu tại hiện trường nêu ở mục 2.2.4.3. Kết quả phân tích mẫu được nêu ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm isoxyanat trong môi trường không khí khu vực làm việc và nguy cơ rủi ro sức khỏe (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)