Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện nga sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2001 2010 (Trang 26)

7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn

1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng

1.2.2. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Theo kết quả phân loại đất tỷ lệ 1:100.000 theo FAO - UNESCO năm 2000 thì Nga Sơn có diện tích tự nhiên 158.29 km2, đất đai của huyện có 7 loại chính[ 11], mỗi loại đất có đặc tính lí hố học và giá trị sử dụng khác nhau, sau đây là các loại đất chính sau:

* Nhóm đất Xám feralit điển hình: diện tích 22,08 ha, chiếm 0,18% diện tích đất điều tra, đang được trồng cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo…

* Nhóm đất xám feralit đá lẫn nơng: diện tích 381,01 ha, chiếm 3,07% đất điều tra, đang được trồng rừng để bảo vệ đất.

* Nhóm đất cát biển điển hình, bão hồ bazơ : diện tích 2941,86 ha, chiếm 23,73 % diện tích điều tra.

* Đất phù sa chua glay nơng: diện tích 5304,48 ha, chiếm 42,80% diện tích đất điều tra. Đất này chủ yếu trồng lúa.

* Đất phù sa chua glay sâu: diện tích 412,66 ha, chiếm 3,33% diện tích đất điều tra. Hiện tại đất này đang trồng lúa.

* Đất mặn điển hình glay nơng: diện tích 3249,01 ha, chiếm 26,21% diện tich đất điều tra. Đất có thành phần cơ giới trung bình và nặng là chủ yếu.

* Đất mặn ít và trung bình glay nơng: diện tích 83,09 ha, chiếm 0,68%, hiện đang sử dụng trồng lúa ở các xã (Nga Phú, Nga Điền) nhưng năng suất không cao.

Nhìn chung, tài ngun đất đai của Nga Sơn có nhiều đặc tính thích hợp cho các loại cây trồng: lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển vững chắc, phá thế độc canh cây lúa.

b, Tài nguyên nước

Nước mặt:

Hệ thống sông ngịi bao quanh huyện có nước từ thượng nguồn chảy về, ảnh hưởng của chế độ nhật triều, nước mưa tại chỗ nên Nga Sơn có nguồn nước khá dồi dào. Với nhu cầu sử dụng hiện nay nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Page 19

Nga Sơn có hệ thống cơng trình và trạm bơm thuộc Xí nghiệp thủy nơng Nga Sơn cung cấp nước tưới cho toàn huyện, nguồn nước cung cấp cho vùng cói, ni trồng thủy sản còn được lấy từ thủy triều qua hệ thống kênh rạch.

Nước ngầm:

Theo số liệu của trạm dự báo Khí tượng – thủy văn Thanh Hóa, dải đất ven biển Nga Sơn có 2 lớp nước ngầm. Lớp trên có độ sâu 10 - 15 m, lượng nước tương đối phong phú. Lớp dưới sâu hơn có áp yếu, lượng nước khá phong phú nhưng lớp này bị nhiễm mặn.

Nhìn chung, Nga Sơn có lượng nước khá phong phú, chưa bị ô nhiễm, nguồn nước cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên nguồn nước sinh hoạt và phục vụ đời sống nhân dân hàng ngày là giếng khơi và giếng khoan lấy từ nước ngầm thuộc mạch nơng, chất lượng kém, bị chua mặn, nên có một số hộ dùng nước để sinh hoạt.

c, Thảm thực vật tự nhiên

Nga Sơn có diện tích rừng 574,60 ha; trong đó, rừng phịng hộ ven biển là 374,52 ha phân bố ở các xã Nga Tân, Nga Thủy, cây trồng chủ yếu là sú vẹt phát triển tốt đã và đang góp phần chắn sóng và giữ đất có hiệu quả; rừng sản xuất với diện tích 200,08 ha nằm ở các xã Nga Thiện, Nga An, Nga Lĩnh, Nga Thắng và Nga Điền, được trồng ven núi đá, các khu di tích và các đồi trọc với cây chủ yếu là bạch đàn, keo, có tác dụng cải tạo môi trường.

Về mặt kinh tế giá trị khơng cao, nhưng có giá trị về mặt cải tạo, điều hồ mơi trường sinh thái - đặc biệt là rừng phịng hộ ven biển chắn sóng, giữ đất, chống xói mịn.

d, Tài nguyên nhân văn

Là mảnh đất gắn liền với nhiều truyền thuyết nổi tiếng khắp đất nước như Mai An Tiêm trồng dưa hấu dâng vua, động Từ Thức, với những tấm gương hiếu học như Mai Anh Tuấn. Với tinh thần cần cù lao động, yêu nước của nhân dân đã làm nên Ba Đình lịch sử, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

Trên địa bàn của huyện có các di tích, danh lam thắng cảnh như động Từ Thức, Cửa Thần phù ở Nga Thiện, chùa Tiên, Hồ Đồng Vựa ở Nga An, đền Mai An Tiêm ở Nga Phú, chùa Thạch Tuyền ở Nga Thạch, động Vân Nham ở Nga Lĩnh, những di tích

này gắn liền với các truyền thuyết đang làm phong phú thêm đời sống xã hội bằng những lễ hội truyền thống. Nga Sơn cịn có xứ đạo Cơng giáo giàu lịng u nước, có nhà thờ đẹp như ở Nga Liên, Điền Hộ … Những di tích này tạo thành một quần thể du lịch nằm trên trục quốc lộ 10, nối liền khu Phát Diệm (Ninh Bình) và các di tích, danh lam thắng cảnh khác của Thanh Hóa, có thể tạo thành “Tour” du lịch hấp dẫn. Đây cũng là thế mạnh, trong thời gian tới cần phải đầu tư, tôn tạo nâng cấp các di tích, cùng với việc phát triển các cơ sở hạ tầng, dịch vụ để thu hút du khách về thăm mảnh đất “Địa linh, Nhân kiệt” này.

1.2.3. Thực trạng mơi trƣờng và biến đổi khí hậu

Là huyện ven biển, có núi, có sơng, bờ biển bao bọc đã tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Phía Tây Bắc với những dãy núi đá tạo thành các hang động kỳ thú như động Từ Thức, hang động ở núi Mai An Tiêm, núi đá xen lẫn núi đất, có thể trồng cây lâm nghiệp, tạo thành cảnh quan hài hòa của núi, sông, rừng, biển. Cảnh quan thiên nhiên ở đây gắn liền với con người sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống như chiếu cói, thảm đay.

Mơi trường sinh thái ở một số xã, xí nghiệp, cơ sở khai thác đá chưa có cam kết bảo vệ mơi trường nên làm ảnh hưởng tới khơng khí gần khu sản xuất. Trong thời gian tới khi đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa cũng phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường.

Nga Sơn là vùng đất ven biển (các xã ven biển chiếm 39,16% diện tích tự nhiên tồn huyện), vì vậy đang đối diện với những nguy cơ về biến đổi khí hậu, đó là sự dâng cao mực nước biển thế giới do băng tan (hậu quả của hiện tượng Trái đất đang nóng dần lên). Sự biến đổi khí hậu này đang đe dọa thu hep diện tích của tồn huyện khi bị nước biển xâm chiếm.

Là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Do đó, cần có chiến lược giải quyết nước ngọt cho cây trồng do mặn xâm thực sâu vào hệ thống sông, kênh, việc tiêu úng cục bộ ở các đồng trũng của huyện cần được quan tâm.

Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, rét đậm và sương muối, sương giá đến sự sinh trưởng, phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống.

Page 21

1.2.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trƣờng huyện Nga Sơn

a, Lợi thế

- Vị trí địa lý tạo điều kiện cho Nga Sơn phát triển kinh tế toàn diện, dễ dàng giao lưu với bên ngoài, tiếp thu nhanh những tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí.

- Địa hình Nga Sơn có 3 vùng rõ rệt với 3 chế độ canh tác khác nhau, điều kiện canh tác thuận lợi, đất đai không ngừng được mở rộng ra phía biển; khí hậu, thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng phù hợp với các cây con hiện có; có điều kiện để ni trồng thuỷ sản và vươn ra biển để khai thác hải sản. Đây là những thuận lợi rất cơ bản để phát triển sản xuất hàng hố, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động.

b, Hạn chế:

- Nga Sơn là huyện nông nghiệp, trong tương lai do biển lấn dần và diện tích bồi đắp lại thuộc về tỉnh bạn, huyện bạn nên nghề ra khơi đánh bắt hải sản bị hạn chế.

- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, rét đậm và sương muối, sương giá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của sản xuất nông nghiệp và đời sống.

1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn 1.3.1. Tăng trƣởng kinh tế 1.3.1. Tăng trƣởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 2008 - 2010 đạt 9,1% [ 25]

(mục tiêu Đại hội 13%). Từ năm 2005 đến nay, Nga Sơn đã có những thay đổi đáng kể trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Tổng sản phẩm trong huyện theo giá hiện hành những năm 2008, 2009 và 2010 tương ứng là 678.210 triệu đồng; 794.149 triệu đồng và 594.597 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 5 triệu đồng; năm 2009 đạt 5,8 triệu đồng; năm 2010 đạt 6,8 triệu đồng.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những năm 2005 – 2010 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng chậm. Bảng 1.1: Cơ cấu kinh tế năm 2005 - 2010[ 25]

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Nông – Lâm – Thủy sản (%) 46,7 43,4 TTCN – XD cơ bản (%) 24,1 24,1 Dịch vụ (%) 29,2 32,5

Các ngành TTCN – XD cơ bản tỷ trọng hầu như không thay đổi mà dịch vụ tăng từ 29,2% năm 2005 lên 32,5% năm 2010. Cịn khu vực Nơng – Lâm – Thủy sản tăng về giá trị, nhưng giảm về tỷ lệ trong GDP.

1.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, kinh tế - xã hội Nga Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hòa nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, giữ vai trị quan trọng trong kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Mấy năm gần đây đã phát triển vượt bậc. Đặc biệt từ khi giao ruộng đất ổn định lâu dài, các hộ nơng dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nên năng suất cây trồng tăng lên và ổn định. Trong nông nghiệp đã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn từng bước gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.

Trồng trọt

Kết quả nổi bật trong thời gian qua là việc sản xuất lương thực. Tổng sản lượng bình qn quy thóc và bình qn lương thực quy thóc/người khơng ngừng tăng lên qua các năm: năm 2005 là 46.555,5 tấn và 305 kg/người/năm; năm 2010 là 541.004,6 tấn và 360 kg/người /năm.

Cây công nghiệp hàng năm như:

- Cói: do giá cói giảm, nơng dân chuyển một phần diện tích cói sang trồng lúa nên diện tích năm 2005 là 3.461.9 ha với năng suất 59,2 tấn/ha và sản lượng 20.489 tấn; đến năm 2010 là 3.161.2 ha với năng suất 67,2 tấn/ha và sản lượng 21.253,8 tấn.

- Cây lạc năm 2010 sản lượng 3.374,3 tấn. - Cây mía năm 2010 sản lượng 1.256,4 tấn.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng nhanh từ 171.351 triệu đồng năm 2005 lên 182.478 triệu đồng năm 2010 (giá cố định).

Page 23

Chăn nuôi.

Bảng 1.2: Sản lượng chăn nu«i của huyện năm 2005 - 2010[ 25] Vật nuôi Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Trâu – bò Con 12.881 10.059 Lợn Con 51.880 42.223 Dê Con 2.419 2.583 Gia cầm Con 449.700 369.350

(Nguồn: niên giám thống kê của huyện năm 2011).

Chăn ni gia súc, gia cầm mấy năm vừa qua có xu hướng chững lại và giảm do dịch bệnh. Chăn ni trâu – bị chủ yếu lấy sức kéo kết hợp với sinh sản và nuôi lấy thịt.

Phương thức chăn nuôi đang chuyển dần từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả. Giá trị chăn nuôi năm 2010 là 72.827 triệu đồng.

Thủy sản

Năng lực khai thác cá biển được duy trì. Ngồi diện tích ni trồng mặt nước ven biển cịn có diện tích ni ở ao, hồ, đầm, với diện tích 534,73 ha, trong đó cịn có 240 ha lúa – cá, lúa – tôm. Giá trị ngành thủy sản năm 2010 là 25.918 triệu đồng (giá cố định).

Sản xuất lâm nghiệp.

Tranh thủ nguồn vốn đầu tư và chế độ chính sách của Nhà nước, trồng rừng mới để phủ xanh, đất trống đồi núi trọc, rừng phòng hộ ngập mặn được bảo vệ và phát triển tốt, cải tạo môi trường. Giá trị ngành lâm nghiệp năm 2010 là 3.067 triệu đồng.

b, Khu vực kinh tế cơng nghiệp - TTCN

Thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển cơng nghiệp – dịch vụ, phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, đã thực hiện tốt việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Huyện có 1 cụm cơng nghiệp, làng nghề liên xã đã được các đơn vị doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hoạt động có hiệu quả, thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động nông thôn nhàn trong địa phương, góp phần khơng nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; còn lại 2 cụm Tư Sy và Khe Niễng thì mới có cụm Tư Sy có

1 đơn vị doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất nhưng đến nay mới xây dựng dở dang, cụm Khe Niễng đã có chủ trương nhưng chưa có đơn vị nào đăng ký thực hiện.

Ngồi ra cịn có 8.458 cơ sở TTCN sản xuất tập trung. Trong đó: tập thể 6, tư nhân 3, cá thể 8.446, hỗn hợp 3 (1 công ty cổ phần và 2 công ty TNHH). Làng nghề, TTCN ở các xã có thế mạnh vẫn được duy trì ổn định và phát huy có hiệu quả như làng nghề dệt chiếu : Nga Thanh, Nga Thủy, Nga Tân, Nga Liên; làng nghề đan rổ, thúng Nga Văn.

Năm 2010 giá trị sản xuất toàn ngành CN – TTCN đạt 118.111 triệu đồng (giá cố định năm 1994).

c, Khu vực kinh tế dịch vụ

Từ năm 2005 đến nay, thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại, tăng 22,7 %. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 2 năm 2007, 2008 đều đạt 7,2 triệu USD; năm 2009 đạt 8 triệu USD trong đó xuất khẩu hàng hóa 6 triệu USD, xuất khẩu lao động 2 triệu USD.

Bên cạnh đó, các dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

1.3.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số:

Năm 2010 dân số toàn huyện là 150.532 người với 35.000 hộ, bình quân 4,30 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 0,73%, đến năm 2010 là 0,66%, dự kiến đến năm 2020 là 0,6%[ 17].

Điều đó chứng tỏ cơng tác kế hoạch hố gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc sức khoẻ, y tế có tiến bộ hơn.

* Lao động, việc làm

Dân số Nga Sơn thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động có chiều hướng tăng dần: năm 2005 là 68.966 lao động, năm 2010 là 74.329 lao động.

Page 25

Bảng 1.3: Tình hình dân số và lao động của huyện một số năm[ 17]

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2010 1. Dân số Người 166.497 150.532 Đô thị Người 5.187 6.612 Nông thôn Người 161310 143920 2. Lao động Lao động 68.966 74.329 LĐ NN Lao động 48.557 56.578 LĐ PNN Lao động 20.409 17.751 3. Tổng số hộ Hộ 40.000 35.000 4. Quy mô hộ Người/ hộ 4,1 4,3

(Nguồn: niên giám thống kê của huyện năm 2011).

Tỷ lệ lao động đang làm việc / tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2010 là 58,2%, số người khơng có việc làm ngày càng tăng. Lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở các cơ quan nhà nước.

Năm 2010 số lao động được Trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện nga sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2001 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)