7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nga Sơn
1.3.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và huyện, kinh tế - xã hội Nga Sơn liên tục phát triển và ổn định từng bước hòa nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận được giàu lên, dân trí được mở mang.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, giữ vai trị quan trọng trong kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Mấy năm gần đây đã phát triển vượt bậc. Đặc biệt từ khi giao ruộng đất ổn định lâu dài, các hộ nơng dân tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh nên năng suất cây trồng tăng lên và ổn định. Trong nông nghiệp đã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn từng bước gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.
Trồng trọt
Kết quả nổi bật trong thời gian qua là việc sản xuất lương thực. Tổng sản lượng bình qn quy thóc và bình qn lương thực quy thóc/người khơng ngừng tăng lên qua các năm: năm 2005 là 46.555,5 tấn và 305 kg/người/năm; năm 2010 là 541.004,6 tấn và 360 kg/người /năm.
Cây cơng nghiệp hàng năm như:
- Cói: do giá cói giảm, nơng dân chuyển một phần diện tích cói sang trồng lúa nên diện tích năm 2005 là 3.461.9 ha với năng suất 59,2 tấn/ha và sản lượng 20.489 tấn; đến năm 2010 là 3.161.2 ha với năng suất 67,2 tấn/ha và sản lượng 21.253,8 tấn.
- Cây lạc năm 2010 sản lượng 3.374,3 tấn. - Cây mía năm 2010 sản lượng 1.256,4 tấn.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng nhanh từ 171.351 triệu đồng năm 2005 lên 182.478 triệu đồng năm 2010 (giá cố định).
Page 23
Chăn ni.
Bảng 1.2: Sản lượng chăn nu«i của huyện năm 2005 - 2010[ 25] Vật nuôi Đơn vị Năm 2005 Năm 2010 Trâu – bò Con 12.881 10.059 Lợn Con 51.880 42.223 Dê Con 2.419 2.583 Gia cầm Con 449.700 369.350
(Nguồn: niên giám thống kê của huyện năm 2011).
Chăn ni gia súc, gia cầm mấy năm vừa qua có xu hướng chững lại và giảm do dịch bệnh. Chăn ni trâu – bị chủ yếu lấy sức kéo kết hợp với sinh sản và nuôi lấy thịt.
Phương thức chăn nuôi đang chuyển dần từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi bán công nghiệp và chăn ni cơng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả. Giá trị chăn nuôi năm 2010 là 72.827 triệu đồng.
Thủy sản
Năng lực khai thác cá biển được duy trì. Ngồi diện tích ni trồng mặt nước ven biển cịn có diện tích ni ở ao, hồ, đầm, với diện tích 534,73 ha, trong đó cịn có 240 ha lúa – cá, lúa – tơm. Giá trị ngành thủy sản năm 2010 là 25.918 triệu đồng (giá cố định).
Sản xuất lâm nghiệp.
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư và chế độ chính sách của Nhà nước, trồng rừng mới để phủ xanh, đất trống đồi núi trọc, rừng phòng hộ ngập mặn được bảo vệ và phát triển tốt, cải tạo môi trường. Giá trị ngành lâm nghiệp năm 2010 là 3.067 triệu đồng.
b, Khu vực kinh tế công nghiệp - TTCN
Thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển cơng nghiệp – dịch vụ, phát triển doanh nghiệp và đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, đã thực hiện tốt việc lập và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Huyện có 1 cụm cơng nghiệp, làng nghề liên xã đã được các đơn vị doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển hoạt động có hiệu quả, thu hút, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động nông thôn nhàn trong địa phương, góp phần khơng nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế; còn lại 2 cụm Tư Sy và Khe Niễng thì mới có cụm Tư Sy có
1 đơn vị doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất nhưng đến nay mới xây dựng dở dang, cụm Khe Niễng đã có chủ trương nhưng chưa có đơn vị nào đăng ký thực hiện.
Ngoài ra cịn có 8.458 cơ sở TTCN sản xuất tập trung. Trong đó: tập thể 6, tư nhân 3, cá thể 8.446, hỗn hợp 3 (1 công ty cổ phần và 2 công ty TNHH). Làng nghề, TTCN ở các xã có thế mạnh vẫn được duy trì ổn định và phát huy có hiệu quả như làng nghề dệt chiếu : Nga Thanh, Nga Thủy, Nga Tân, Nga Liên; làng nghề đan rổ, thúng Nga Văn.
Năm 2010 giá trị sản xuất toàn ngành CN – TTCN đạt 118.111 triệu đồng (giá cố định năm 1994).
c, Khu vực kinh tế dịch vụ
Từ năm 2005 đến nay, thực hiện chủ trương về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động dịch vụ phát triển tương đối đồng đều trên các lĩnh vực: Hệ thống chợ được nâng cấp, cải tạo, dịch vụ thương mại, tăng 22,7 %. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 2 năm 2007, 2008 đều đạt 7,2 triệu USD; năm 2009 đạt 8 triệu USD trong đó xuất khẩu hàng hóa 6 triệu USD, xuất khẩu lao động 2 triệu USD.
Bên cạnh đó, các dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo phục vụ các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.