7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
3.2. Định hƣớng phát triển các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề
đề xuất các giải pháp thực hiện trên địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Quan điểm về sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Sử dụng quỹ đất là một quá trình động nhằm tạo hiệu quả phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Một phần quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở; một phần đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng để bổ sung cho đất nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nơng nghiệp; cơ cấu sử dụng từng loại đất trong nhóm đất nơng nghiệp và phi nơng nghiệp cũng có nhu cầu chuyển đổi theo cơ chế thị trường.
3.2.2. Quan điểm sử dụng đất của huyện Nga Sơn.
Phát triển KT-XH của huyện gắn liền với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững theo hướng CNH - HĐH. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực mà huyện có lợi thế; phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
- Gắn liền tăng trưởng kinh tế tốc độ cao với tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Nâng cao mức sống và phúc lợi xã hội cho nhân dân, giảm dần sự chênh lệch mức sống giữa thị trấn, các xã trong huyện.
- Phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ và làm giàu tài nguyên đất, nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội.
Trên cơ sở đó, quy hoạch sử dụng đất huyện Nga Sơn bám sát và đáp ứng yêu cầu các quan điểm trên. Các quỹ đất được khai thác một cách hợp lý cho các mục đích sử dụng, có hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội.
Hướng sử dụng đất dựa trên các cơ sở tiềm năng đất, các điều kiện tự nhiên và phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện để đưa ra hướng sử dụng
cho các mục đích sử dụng khác nhau theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Từ đó khai thác một cách triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai của huyện.
3.3. Định hƣớng sử dụng đất cho 10 năm tới và những năm tiếp theo.
Bảng 3.1: Dự kiến diện tích quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 so với quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010. (đơn vị: ha)
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích hiện
tại năm 2010 Diện tích quy hoạch đến năm 2020 Biến động Tăng (+), Giảm (-) (1) (2) (3) (5) (4) (6) = (4) –(5) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.5829,15 1.5829,15 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.227,15 9.244,62 + 17,47 1.1 Đất lúa nước DLN 5.571,24 5.320,69 - 250,55 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,66 27,66 0,00 1.3 Đất phòng hộ RPH 374,52 821,15 + 446,63 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00 0,00 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 199,38 199,38 0,00 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 558,50 547,34 - 11,16
1.7 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00
1.8 Đất nơng nghiệp cịn lại 2.495,85 2.328,40 - 167,45 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.927,55 5.432,85 + 505,3 2.1 Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp CTS 14,90 18,57 + 3,67
2.2 Đất quốc phòng CQP 2,9 2,9 0,00
2.3 Đất an ninh CAN 0,32 0,32 0,00
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 16,15 116,15 100,00 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 11,07 71,81 +60,74 2.6 Đất sản xuất xây dựng, gốm sứ SKX 18,03 24,72 +6,69 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 6,00 26,00 +20,00 2.8 Đất di tích, danh thắng DDT 6,04 11,14 +5,10 2.9 Đất xử lý chon lấp chất thải nguy hại DRA 6,88 10,08 +3,2 2.10 Đất tín ngưỡng, tơn giáo TTN 20,84 20,84 0,00 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 222,75 252,98 + 30,23 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 486,88 214,42 - 272,46 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.178,34 2.318,65 + 140,31 2.14 Đất phi nơng nghiệp cịn lại 1.936,45 2.344,27 + 407,82 3 Đất chưa sử dụng CSD 1.674,45 1.151,68 522,77 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCD 713,21 210,44 502,77 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 62,50 62,50 0,00 3.3 Núi đá khơng có rừng cây NCS 898,74 878,74 20,00
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Nga Sơn, 2011)
Qua bảng 3.10, ta thấy sự chu chuyển giữa các loại đất với nhau của kỳ quy hoạch 2001 – 2010 và 2011 – 2020. Cụ thể:
3.3.1.Về quy hoạch đất nông nghiệp
Dựa trên quan điểm khai thác tối đa khả năng sản xuất của đất và sử dụng hiệu quả theo hướng sinh thái bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, định hướng đến năm 2020 là hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa, đất màu tốt, đất rừng phòng hộ. Việc lấy đất nông nghiệp sang mục đích phi nơng nghiệp, ngồi việc phải đền bù giá trị tài sản hoa màu, đất đai cịn phải hỗ trợ thêm kinh phí để người bị thu hồi đất đựơc học chuyển đổi nghề mới.
Căn cứ các quy hoạch xây dựng khu trung tâm, khu đô thị, đất sản xuất nơng nghiệp có sự chu chuyển như sau:
- Đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa năm 2010 là 5.571,24 ha, dự kiến trong kỳ quy hoạch giảm 250,55 ha cho các mục đích sử dụng khác như: chuyển sang đất nơng nghiệp khác, đất ở nông thôn, đất ở đơ thị, đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, đất giao thông, đất thủy lợi, đất chuyển dẫn năng lượng ....
- Đất lâm nghiệp: Diện tích rừng sản xuất hiện có 199,38 ha, trong kỳ quy hoạch vẫn giữ nguyên, do huyện khơng có thế mạnh, tiềm năng về trồng rừng sản xuất. Diện tích đất rừng phịng hộ hiện có là 374,52 ha năm 2010, dự kiến quy hoạch đến năm 2020, diện tích rừng phịng hộ là 821,15 ha tăng 466,63 ha trong kỳ quy hoạch chủ yếu khai thác đất chưa sử dụng tại xã Nga Tân 736.63 ha và tại xã Nga Thủy 70,00 ha, đầu tư khoanh ni, bảo vệ phát triển rừng phịng hộ.
- Đất ni trồng thủy sản: Diện tích đất ni trồng thủy sản hiện có 558,50 năm 2010, trong kỳ quy hoạch giảm 20,16 ha đất sử dụng kém hiệu quả cho các mục đích sử dụng khác như: chuyển sang đất ở nông thôn là 10,80 ha, đất ở đô thị, đất giao thông, đất trụ sở cơ quan, đất thủy lợi, đất cơ sở y tế,… phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của huyện. - Đất nơng nghiệp khác: Đất nơng nghiệp khác hiện có là 11,63 ha năm 2010, trong kỳ quy hoạch tăng 9,30 ha từ các mục đích sử dụng khác chuyển sang như: Chuyển từ mục đích trồng lúa nước, từ đất trồng cây hàng năm khác, từ đất bằng chưa sử dụng.
Nhằm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững theo dự kiến diện tích quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, thiết nghĩ cần phải:
- Có các chính sách khuyến khích ngành nơng nghiệp phát triển như các chính sách hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp …
- Cải tạo diện tích đất nơng nghiệp có hiệu quả thấp và khơng có hiệu quả, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thức sản xuất cho phù hợp.
- Đầu tư cải tạo diện tích đất chưa sử dụng có khả năng để đưa vào sử dụng trong nông nghiệp và các cơng trình thuỷ lợi ở những vùng hiệu quả sử dụng thấp.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để khai thác sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, sản xuất nông sản có giá trị cao và chuyển đổi các mơ hình trang trại nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và đảm bảo an ninh lương thực.
- Khuyến khích và nhân rộng những mơ hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao ở những xã có tiềm năng như xã Nga Thanh, Nga Tân, Nga Văn …
3.3.2. Về quy hoạch đất phi nông nghiệp
Đi đôi với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu sử dụng đất để ở và đáp ứng các nhu cầu khác của con người tăng cho nên quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên. Trong thời gian tới ngoài nâng cao hệ số sử dụng đất phi nông nghiệp, huyện cần phải dành một phần diện tích loại đất để chuyển sang đất phi nông nghiệp.
- Đất ở: Để đáp ứng nhu về đất ở của nhân dân trong huyện, huyện cần xây dựng phương án quy hoạch đất dài hạn. Tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất ở các khu vực gần các trung tâm thương mại, các trục đường giao thơng chính, gần các khu công nghiệp... nhằm tăng ngân sách tài chính cho huyện.
- Đất chuyên dùng:
+ Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp hiện có năm 2010 là 14,90 ha, trong kỳ quy hoạch tăng 3,67 ha do huyện có chủ trương xây dựng trụ sở, cơ quan làm việc quy mô, khang trang hơn. Đất tăng trong kỳ quy hoạch được chuyển từ các mục đích sử dụng khác như: Chuyển từ mục đích trồng lúa nước, từ đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở nông thôn.
+ Đất quốc phòng trong kỳ quy hoạch vẫn giữ nguyên là 2,90 ha.
+ Đất an ninh trong kỳ quy hoạch cũng khơng thay đổi với diện tích là 0,32 ha.
- Đất tín ngưỡng, tơn giáo: Đất tín ngưỡng, tơn giáo hiện có là 20,84 ha năm 2010, trong kỳ quy hoạch vẫn được giữ nguyên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đất nghĩa trang, nghĩa địa hiện có 222,75 ha, trong kỳ quy hoạch tăng 30,35. Đất tăng đó được lấy từ các mục đích sử dụng khác như: Chuyển từ mục đích trồng lúa nước, từ đất trồng cây hàng năm khác, từ đất bằng chưa sử dụng.
Nhằm sử dụng đất phi nông nghiệp hiệu quả và bền vững theo dự kiến diện tích quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, thiết nghĩ cần phải:
- Lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội, với điều kiện thực tế của huyện. Và sử dụng đất phi nông nghiệp đúng với quy hoạch và kế hoạch đã được xét duyệt.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao cơng nghệ, khuyến khích đầu tư có chiều sâu, đổi mới cơng nghệ trong cơng nghiệp để tạo sản phẩm có giá trị cao, năng suất cao.
- Đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp tập trung của huyện như cụm công nghiệp thị xã Bỉm Sơn, thị trấn Nga Sơn, Hậu Lộc…và các làng nghề truyền thống như làng nghề dệt chiếu ở Nga Thanh, Nga Thuỷ, Nga Tân, …. làng nghề đan rổ, thúng ở Nga Văn ….
- Đầu tư phát triển các ngành phi nông nghiệp đặc biệt là thương mại dịch vụ với các dịch vụ thương mại, vận tải, bưu chính viễn thơng,tài chính, tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển, đảm bảo các nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.
- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển ngành phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu th đất để phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và mức sống của người dân.
3.3.3. Về quy hoạch đất chƣa sử dụng đƣa vào khai thác, sử dụng
- Diện tích đất bằng chưa sử dụng: Diện tích đất bằng chưa sử dụng hiện có 713,21 ha năm 2010, trong kỳ quy hoạch khai thác đưa vào sử dụng 502,77 ha cho các mục
đích: chuyển sang đất trồng lúa nước, đất nơng nghiệp khác, đất ở nông thôn, đất ở đô thị, đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, đất khu công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, đất giao thông, đất thủy lợi, đất chuyển dẫn năng lượng....
- Đất đồi núi chưa sử dụng: Đất đồi núi chưa sử dụng hiện có 62,50 ha năm 2010, trong kỳ quy hoạch diện tích đất này chưa được đưa vào khai thác sử dụng, huyện có chủ trương khai thác vào giai đoạn quy hoạch sau.
- Đất núi đá khơng có rừng cây: Đất núi đá khơng có rừng cây hiện có 898,74 ha, trong kỳ quy hoạch khai thác đưa vào sử dụng 20,00 ha cho mục đích khống sản. Đến năm 2020, diện tích núi đá khơng có rừng cây cịn 878,74 ha.
Nhằm sử dụng đất chưa sử dụng hiệu quả và bền vững theo dự kiến diện tích quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, thiết nghĩ cần phải:
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo đất chưa sử dụng để chuyển sang các mục đích khác và lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất chưa sử dụng nhằm tận dụng tối đa diện tích đất có khả năng cải tạo.
- Đưa giống cây trồng có khả năng cải tạo đất trồng ở vùng đất chưa sử dụng.
3.4. Các giải pháp thực hiện 3.4.1. Giải pháp về chính sách. 3.4.1. Giải pháp về chính sách.
- Thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất.
- Có chính sách cụ thể để kiểm sốt thị trường đất đai đang hình thành phát triển. - Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các cơng trình văn hố, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao; thực hiện tốt việc đào tạo nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động đối với người có đất bị thu.
- Khu dân cư đô thị xây dựng mới hoặc chỉnh trang cần tuân theo định hướng phát triển đơ thị đó là xây dựng theo mơ hình mới đảm bảo tính hiện đại, văn minh đơ thị và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Ở các đô thị, các khu chung cư quy hoạch gắn liền với các cơng trình phúc lợi, chợ, cửa hàng ... hoặc thành lập các trung tâm thương mại riêng cho một hoặc nhiều khu chung cư.
3.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tƣ.
- Huy động nguồn vốn của huyện:
Nguồn vốn trong huyện được hiểu bao gồm nguồn vốn từ ngân sách huyện, vốn từ thu phí quyền sử dụng đất, vốn của các doanh nghiệp và nhân dân trong địa bàn.
Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp và nhân dân: Việc huy động nguồn vốn này cần có chính sách thích hợp vì đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài.
Vốn từ ngân sách nhà nước: Để đảm bảo nguồn vốn này, cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản xuất.
Đối với các nguồn vốn khác: Có biện pháp khuyến khích các nguồn vốn từ các nhóm hộ, cá nhân kiều bào ở nước ngồi là con em của huyện. Cần tăng cường quản lý đất đai, phối hợp với tỉnh tạo điều kiện có thể huy động vốn đầu tư phát triển trên cơ sở thu phí quyền sử dụng đất. Ngồi ra tăng cường quản lý thị trường tận dụng các nguồn thu khác, chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
- Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
Vốn đầu tư bên ngồi có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngồi khơng chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này cần thực hiện các giải pháp sau: