Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện nga sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2001 2010 (Trang 34)

7. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn

1.3. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Nga Sơn

1.3.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a, Giao thông

- Đường bộ: Đến năm 2010 tồn huyện có 20km[ 17] Quốc lộ đi qua đã đựơc rải nhựa. Tỉnh lộ gồm 4 tuyến với tổng chiều dài 37,5 km; đường huyện 17 tuyến với tổng chiều dài 81,96 km, kết cấu mặt đường các tuyến tỉnh, huyện mới được láng nhựa hoặc đá dăm. Hệ thống đường liên xã (bao gồm cả giao thông nông thôn) chiều dài 641,2 km. Hệ thống đường giao thông nông thôn do xã quản lý cơ bản là đường loại A, loại B mặt đường đá dăm, cấp phối, đường đất chiếm tỷ lệ cao ( 75,8% ).

- Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến sơng kênh đi qua với tổng chiều dài 55 km gồm:

+ Kênh Nga ( từ ngã ba Chế Thơn đến ngã ba Chính Đại), chiều dài 25km và nối tiếp với kênh n Mơ ( Ninh Bình ) để ra các tỉnh phía Bắc.

+ Sơng Lèn ( từ ngã ba Tế Thôn đến cửa Lạch Sung ) chiều dài 15 km. + Sơng Càn ( từ ngã ba Chính Đại đến cửa Sơng Càn ) chiều dài 15 km.

Các tuyến giao thông đường thuỷ thuận tiện cho các phương tiện giao thông đường thuỷ đi qua. Tuy nhiên về mùa kiệt luồng lạch không ổn định nên phần nào ảnh hưởng tới các phương tiện có trọng tải lớn đi qua.

Tóm lại, giao thông đã được đầu tư nâng cấp thành một mạng hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện bạn.

b, Thuỷ lợi

Hệ thống các cơng trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư và đã phát huy tác dụng.

- Đê điều: Tổng chiều dài 55,31 km, cống dưới đê 66 cái[ 17]. - Trạm bơm:

+ Trạm bơm xí nghiệp Thuỷ Nơng quản lý 13 trạm, tổng công suất 112.500 m3

/h (trạm bơm tưới 7 trạm; trạm bơm tiêu 2 trạm; tưới tiêu kết hợp 4 trạm).

+ Trạm bơm do các xã quản lý 25 trạm, tổng công suất 21.500 m3.

- Kênh mương: Kênh tưới cấp 1 + cấp 2 là 32 km đã bê tơng hố 27 km, tưới cho 5.200 ha; kênh nội đồng 210 km và kênh tiêu liên xã 95 km, thuộc 27 xã, thị trấn.

Page 27

c, Giáo dục – đào tạo:

Sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh, chất lượng giáo dục được giữ vững, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm. Số học sinh giỏi các cấp được xếp nhóm đơn vị đứng đầu tỉnh. Trong 3 năm 2008 - 2010 có gần 1.500 học sinh thi đậu các trường Đại học, Cao đẳng.

Hệ thống giáo dục gồm 27 trường Mầm non với 170 lớp, 27 trường Tiểu học với 405 lớp và 11.131 học sinh; 28 trường Trung học cơ sở với 311 lớp và 10.850 học sinh; 4 trường Trung học phổ thông với 136 lớp và 6.436 học sinh; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề[ 17]. Hiện có 27/27 xã, thị trấn có trường học cao tầng và kiên cố, tỷ lệ phòng học kiên cố hơn 74 %. Nhiệm vụ xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia đạt kết quả khá. Diện tích đất ngành giáo dục đang sử dụng là 61,24 ha. Trong thời gian tới cần bố trí thêm đất để mở rộng một số trường chưa đạt chuẩn Quốc gia về đất và xây dựng thêm 2 điểm trường tiểu học ở xã Nga Điền và Nga Liên.

d, Y tế

Mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng đầu tư phát triển, hiện có 1 bệnh viện trung tâm ( đóng tại thị trấn Nga Sơn ) và 27 trạm y tế gồm 408 giường bệnh. Đội ngũ CBCNV gồm 250 người, trong đó có 149 Y, Bác sĩ và 9 Dược sĩ. Các chương trình Quốc gia về y tế và cơng tác y tế dự phịng được thực hiện tốt. Ngành y tế huyện tăng cường chỉ đạo thực hiện quy chế, quy định về chuyên môn y đức, kiểm tra các hoạt động hành nghề y dược tư nhân. Sử dụng có hiệu quả máy móc, trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt. Đến năm 2010 có 20 xã được cơng nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Diện tích đất của ngành y tế hiện đang sử dụng là 9,17 ha. Trong thời gian tới khơng mở rộng thêm về diện tích, cần được nâng cấp[ 17]

.

Cơng tác DS – KHHGĐ có nhiều cố gắng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,66 %, mục tiêu đến năm 2020 là 0,6 %.

e, Văn hoá

Đến cuối năm 2010 tồn huyện có 287 làng văn hố ( khối cơ quan là 74 ); trong đó: 24 làng văn hố cấp tỉnh, 61 làng văn hoá cấp huyện ( khối cơ quan là 14 ). Hệ thống thư viện ở các làng văn hoá được củng cố. Đa số cấc làng, thôn xây dựng được quy ước

thực hiên nếp sống văn minh trong tiệc cưới, tiệc tang, lễ hội. Diện tích đất cơ sở văn hố hiện tại có 18,92 ha.

Thơng tin tun truyền: Phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Năm 2010, ngoài trạm truyền thanh huyện, 27 trạm truyền thanh xã, thị trấn cịn có trạm thu phát lại truyền hình đã được xây dựng. Cơng tác tun truyền có sự chuyển biến tích cực, bám sát các nhiệm vụ chính trị, chuyển tải kịp thời các thơng tin cần thiết về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.

f, Thể dục, thể thao

Phong trào thể dục, thể thao có bước phát triển mới ngày càng thu hút nhiều tầng lớp tham gia tích cực. Đặc biệt là phong trào tập thể dục dưỡng sinh của người cao tuổi ở một số địa phương, các mơn bóng chuyền, bóng bàn, cầu lơng phát triển rộng khắp.

Tồn huyện có tới 17,41 ha đất làm sân bãi phục vụ sinh hoạt thể dục thể thao, trong đó chủ yếu là sân bóng đá. Trong thời gian tới cần mở rộng hoặc mở thêm mới sân thể thao ở một số địa phương.

g, Năng lượng:

Mạng lưới điện của huyện không ngừng được đầu tư và phát triển.

Điện lưới đã đến 27/27 xã trong huyện, 100 % số hộ dùng điện lưới quốc gia.

h, Bưu chính viễn thơng:

Phát triển nhanh, tồn huyện có 1 Bưu cục, 26 Bưu điện văn hố xã; đã xây dựng được 51 trạm BTS.

Năm 2010 là 27/ 27 xã, thị trấn có máy điện thoại cố định. Tổng số máy ĐT cố định có hơn 13500 máy, bình qn 100 dân có 9 máy[ 17].

1.3.6. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cƣ nông thôn

a, Thực trạng phát triển đô thị

Đô thị và xu thế phát triển đơ thị có xu hướng tích cực, nhằm góp phần tạo đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện, là hạt nhân để phát triển kinh tế - xã hội của vùng và toàn huyện.

Thị trấn Nga Sơn là đô thị loại V (đô thị duy nhất hiện nay của huyện, với quy mô diện tích là 110,64 ha); là trung tâm hành chính, chính trị và kinh tế của huyện. Những

Page 29

năm gần đây, thị trấn Nga Sơn có bước phát triển, đang tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị.

b, Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Năm 2010 dân số nơng thơn có 143.920 người[ 17], chiếm 95,6 % dân số tồn huyện. Khu dân cư nơng thơn ở Nga Sơn tập trung thành các thơn, bình qn mỗi xã có 3-5 điểm dân cư, phân bố gắn liền với đồng ruộng tiện cho sản xuất. Việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn những năm gần đây có nhiều tiến bộ, đã thực hiện mơ hình VAC, góp phần nâng cao thu nhập.

Một số xã đã hình thành khu trung tâm hoặc cụm dân cư phát triển theo quy hoạch, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi, buôn bán, dịch vụ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.

1.3.7. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn

a, Lợi thế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng được chú ý đầu tư phát huy tác dụng.

Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Người dân được chăm sóc sức khoẻ, được chữa bệnh, con em được phổ cập giáo dục đạt 100%, cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn đang đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển nhằm thu hút lượng khách du lịch tới làm tăng nguồn thu cho huyện nâng cao đời sống cho nhân dân quanh vùng du lịch. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp mở ra thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm đương vai trị là trung tâm văn hố, chính trị, thương mại.

b, Hạn chế

+ Là một huyện ven biển, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Do đó cần có chiến lược giải quyết nước ngọt phục vụ cho cây trồng do mặn xâm thực sâu vào hệ thống sông, kênh, việc tiêu úng cục bộ ở các đồng trũng của huyện cần được quan tâm.

+ Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc nhất là chỉ tiêu công nghiệp gần đây hầu như khơng thay đổi, có mặt cịn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến nên chưa nâng cao được giá trị về kinh tế cho các sản phẩm.

+ Hoạt động văn hố thơng tin chưa đồng đều giữa các vùng, hình thức nội dung chưa phong phú và hấp dẫn. cơ sở vật chất giáo dục ở một số xã đã xuống cấp. Môi trường sinh thái ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư. Một số các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở khai thác đá chưa có cam kết bảo vệ mơi trường nên làm ảnh hưởng tới khơng khí gần khu sản xuất. Trong thời gian tới khi đơ thị hố, cơng nghiệp hố cũng phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường.Vệ sinh môi trường một số nơi trong khu dân cư bị ô nhiễm, đặc biệt là các xã vùng biển.

Page 31

Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HUYỆN NGA SƠN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 2.1.1. Tình hình quản lý đất đai 2.1.1. Tình hình quản lý đất đai

a, Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Phòng TN – MT huyện Nga Sơn đã thực hiện theo luật đất đai và kế hoạch 279/KH-UBND của UBND huyện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhân dân trên địa bàn huyện.

Riêng năm 2009, toàn huyện đã cấp giấy CNQSD đất: tổng 1.839 GCNQSD đất. Còn lại 1.170 GCNQSD đất cấp theo quyết định giao đất và chuyển đổi, chuyển nhượng QSD đất ở theo nhu cầu giao dịch của nhân dân. Nâng tỷ lệ cấp GCNQSD đất trên địa bàn lên 81%[11 ].

b, Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo đúng quy định của luật đất đai và ln đảm bảo đúng thời gian và chính xác. Năm 2010 cơng tác kiểm kê đất đai được thực hiện trên tồn quốc, vì vậy được sự chỉ đạo của sở Tài nguyên và Môi trường, phịng Tài ngun và Mơi trường huyện đã tổ chức trao đổi về chun mơn nghiệp vụ cho 27 cán bộ địa chính xã, thị trấn. Kết quả, đến đầu tháng 3/2010 huyện hồn thành cơ bản kiểm kê cấp xã.

c, Cơng tác quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không chỉ là nội dung quản lý nhà nước về đất đai mà còn là căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ về đất đai như giao đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất. Nó đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị và an ninh quốc phịng chung của địa phương và của cả nước. Do vậy việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ cho trước mắt mà còn cho lâu dài, làm căn cứ để UBND các cấp thực hiện thẩm quyền của mình theo luật định.

Thực hiện luật đất đai năm 2003 cùng các chỉ thị 247/TTg, 245/TTg của chính phủ, các cơng văn hướng dẫn số 503/CV - ĐC, 8652/CV - ĐC… của Tổng cục địa chính và các quyết định, hướng dẫn của sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Thanh Hóa, đến nay huyện đang thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất 2005 - 2010, còn hiện nay cùng với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đây thì huyện đang chuẩn bị cho cơng tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015, và định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được xây dựng đầy đủ và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d, Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo về đất đai.

Công tác thanh tra: Năm 2009 UBND huyện đã tổ chức kiểm tra rà soát việc sử dụng và thu hồi diện tích đất quy hoạch “treo”, đất ở sai thẩm quyền. Thanh tra huyện và ban phịng đã làm tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện.

Hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ năm 2009 được đẩy mạnh; các cán bộ đại chính đã được tập huấn, tiếp thu 3 lớp tuyên truyền luật đất đai, luật khoáng sản, luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước được nâng lên rõ rệt.

2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Nga Sơn năm 2010

Năm 2010 diện tích tự nhiên 15.829,15 ha, được chia thành các loại đất theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất nơng nghiệp diện tích 9.227,15 ha chiếm 58,29% diện tích tự nhiên. - Đất phi nơng nghiệp diện tích 4.927,55 ha chiếm 31,13% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng diện tích 1.674,45 ha chiếm 10,58% diện tích tự nhiên[11 ]

. Trong đó, diện tích tự nhiên được phân bố theo các đối tượng sử dụng, quản lý đất như sau:

Khu kinh tế hộ gia đình, cá nhân sử dụng 9.692,37 ha, chiếm 61,23% diện tích đất tự nhiên. UBND xã, thị trấn 5.659,23 ha, chiếm 35,75% diện tích đất tự nhiên. Tổ chức kinh tế 64,05 ha, chiếm 0,40% diện tích đất tự nhiên. Cơ quan đơn vị của nhà nước 26,23 ha, chiếm 0,17 diện tích đất tự nhiên. Tổ chức khác 387,27 ha, chiếm 2,45% diện tích đất tự nhiên.

33

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha) Cơ cấu

(1) (2) (3) (4) (5)

Tổng diện tích tự nhiên 15.829,15 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 9.227,15 58,29

Trong đó:

1.1 Đất lúa nước DLN 5.571.24 35,20 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 27,66 0,17 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 374,52 2,37 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 199,38 1,26 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 558,50 3,53 1.7 Đất làm muối LMU 1.8 Đất nơng nghiệp cịn lại 2.495,85 15,77 2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.927,55 31,13

Trong đó:

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự

nghiệp CTS 14,90 0,09 2.2 Đất quốc phòng CQP 2,90 0,02 2.3 Đất an ninh CAN 0,32 0,00 2.4 Đất khu công nghiệp SKK 16,15 0,10 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 11,07 0,07 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 18,03 0,11 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 6,00 0,04 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 6,04 0,04 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA 6,88 0,04 2.10 Đất tơn giáo, tín ngưỡng TTN 20,84 0,13 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 222,75 1,41 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 486,88 3,08 2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 2.178,34 13,76 2.14 Đất phi nơng nghiệp cịn lại 1.936,45 12,23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện nga sơn tỉnh thanh hóa giai đoạn 2001 2010 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)