ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 27 - 29)

2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thủy ngân, các trang thiết bị, vật dụng chứa thủy ngân sau khi sử dụng từ hoạt động y tế.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Bệnh viên 19-8 Bộ công an và Bệnh viên E Trung ương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu

Tham khảo, tổng hợp các cơng trình kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà khoa học, các chuyên gia về vấn đề liên quan đến luận văn.

2.2.2. Phương pháp điều tra

Thu thập số liệu bằng bảng kiểm, bộ câu hỏi được thiết kế trước bao gồm các nhóm nội dung về thống kê các thiết bị có chứa thủy ngân tại cơ sở; Thiết bị không chứa thủy ngân có thể thay thế; Thực trạng sử dụng thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân, quản lý chất thải thủy ngân tại bệnh viện; Khả năng thay thế các thiết bị có chứa thủy ngân.

Thu thập số liệu

Trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn băng bộ phiếu điều tra được thiết kế sẵn ghi kết quả vào phiếu điều tra.

Nội dung điều tra

- Thống kê về lượng thủy ngân sử dụng; chủng loại, số lượng các thiết bị có chứa thủy ngân và hàm lượng thủy ngân trong các thiết bị của toàn bệnh viện

- Sự chấp nhận sử dụng các thiết bị thay thế không chứa thủy ngân

- Xác định nguồn cung cấp và giá cả các thiết bị thay thế không chứa thủy ngân.

Đối tượng điều tra:

- Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách vật tư thiết bị, hành chính quản trị, dược: 01 người.

- Cán bộ quản lý vật tư thiết bị; cán bộ quản lý dược; cán bộ quản lý hành chính quản trị, cán bộ quản lý chất thải: 04 người

- Nhân viên y tế các khoa lâm sàng bao gồm: Đại diện lãnh đạo khoa, điều dưỡng/ y tá trưởng - cán bộ phụ trách trang thiết bị vật tư, bác sỹ điều trị, y tá điều trị: 172 người (mỗi khoa 4 người)

Để thu thập số liệu về sử dụng, thải bỏ, thay thế dụng cụ y tế chứa thủy ngân và thủy ngân trong bệnh viện.

2.2.3. Phương pháp đánh giá, phân tích so sánh

Xem xét các giải pháp quản lý, xử lý chất thải chứa thủy ngân hiện có, đánh giá về tính hiệu quả, an tồn, so sánh với các nước trên thế giới và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý phù hợp.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, thống kê

Dựa và kết quả điều tra, thống kê số liệu từ sổ sách báo cáo, số liệu được xử lý trên máy tính.Nghiên cứu sử dụng phần mềm Epi-info 6.04 để nhập và quản lý số liệu, sử dụng phần mềm SPSS 15.0 để phân tích.

Để hạn chế những sai sót khi nhập số liệu, tất cả phiếu đều được vào máy tính hai lần, sau đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa những sai sót do nhập số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)