Kết quả điều tra về phương cách thải bỏ chất thải thủy ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 38)

Cách thải bỏ N = 180 Tỷ lệ %

Đổ vào thùng rác sinh hoạt 10 6

Đổ vào thùng rác thải y tế lây nhiễm 103 57

Đổ vào thùng đựng vật sắc nhọn 33 18

Thải xuống cống 6 3

Túi đựng chất độc nguy hiểm hoặc thùng đựng riêng 9 5

Không biết 19 11

Qua bảng trên cho thấy chỉ có 5% bỏ chất thải thủy ngân vào túi đựng chất độc nguy hiểm hoặc thùng đựng riêng còn 57% cán bộ y tế cho rằng thải bỏ chất thải thủy ngân chung vào thùng rác thải lây nhiễm, 18% bỏ vào thùng đựng vật sắc

nhọn. Ngoài ra 6% bỏ chung vào thùng rác thải sinh hoạt và 3% thải xuống cống, số cán bộ không biết lên tới 11%.

Sự không hiểu biết cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Khi thủy ngân xâm nhập vào nước, bị các vi sinh vật metyl hóa và tạo thành methyl thủy ngân, hợp chất này tan trong chất béo và gây độc mạnh tại đây. Vì thế, nó là một trong những dạng hợp chất thủy ngân nguy hiểm nhất. Hiện tượng cá bị nhiễm độc Hg đã thấy từ lâu. Sự ô nhiễm Hg ở cá ngừ hiện nay so với 07 loại mẫu cá ngừ thu được từ 1878 và 1903 (G.E.Miller và nnk.,1972) hay ở các loài chim biển bắt được trước 1930 và sau 1980 ở bắc Đại Tây Dương (Thomson và nnk., 1992) là như nhau. Trong cùng một lồi cá thì các con có kích thước lớn hay là sống lâu năm hơn sẽ có xu hướng tích tụ Hg tương đối nhiều hơn các con khác Thủy ngân có thể xâm nhập vào nguồn nước dưới nhiều hình thức và từ nhiều nguồn khác nhau. Về mặt số lượng, chiếm vị trí hàng đầu là nguồn nước thải.

Hàm lượng thủy ngân tự nhiên trong cá là 0,1 đến 0,2 mg/kg. Tổ chức WHO đưa ra đề nghị nồng độ thủy ngân giới hạn cho phép là 1 mg/kg, hàm lượng này là quá cao. Vì vậy, ở Phần Lan, người ta khuyên chỉ nên ăn cá từ một đến hai lần trong một tuần, phụ nữ mang thai thì nói chung là khơng nên ăn cá. Các chun gia về vi sinh thực phẩm ở Thụy Điển yêu cầu giảm hàm lượng thủy ngân trong cá ở biển Ban Tích xuống 0,5 thậm chí xuống 0,2 mg/kg bởi vì giới hạn 1mg/kg chỉ là cho con người không bị triệu chứng ngộ độc cấp tính chứ khơng bảo đảm là con người sẽ không chịu hậu quả khác do thủy ngân gây ra như các tế bào bị chết hay tổn

thương do di truyền.

3.4. Đề xuất các giải pháp xử lý phù hợp

3.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý/kiểm soát thủy ngân trong ngành y tế theo

định hướng loại bỏ sử dụng thủy ngân:

Thiếu các văn bản pháp lý liên quan và cơ sở hạ tầng quản lý thủy ngân; Thiếu thông tin về các thiết bị thay thế sử dụng và chi phí/giá thành thường cao.

Chính vì vậy, giải pháp cần thiết và phù hợp để quản lý, xử lý thủy ngân trong ngành y tế trước tiên là xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm soát thủy ngân trong ngành y tế theo định hướng loại bỏ sử dụng thủy ngân.

Bao gồm các nội dung:

- Đánh giá xác định nguồn thải

- Xác định và đánh giá các thiết bị, dụng cụ thay thế

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về thải bỏ/xử lý an toàn thủy ngân - Nâng cao nhận thức của các cán bộ, nhà quản lý, người dân về sử dụng và thải bỏ an tồn thủy ngân tiến đến khơng sử dụng các thiết bị y tế chứa thủy ngân.

- Nỗ lực giảm sử dụng các thiết bị chứa thủy ngân trong ngành y tế - Xây dựng mơ hình thí điểm quản lý thủy ngân qui mơ bệnh viện

- Xây dựng hệ thống chính sách pháp lý một cách tổng thể và có hệ thống nhằm quản lý giảm thiểu phát thải thủy ngân trong ngành y tế, thay thế thiết bị chứa thủy ngân.

- Hỗ trợ việc thay thế các thiết bị chứa thủy ngân trong ngành y tế để hướng tới không thủy ngân (phối hợp và thực hiện hiệu quả với các dự án, tổ chức chính phủ, phi chính phủ liên quan)

- Xây dựng các chính sách, qui định góp phần cải thiện quản lý chất thải y tế bằng cách kết hợp hài hòa giữa quản lý chất thải y tế và kiểm sốt ơ nhiễm.

3.4.2. Thay thế thủy ngân và các thiết bị y tế chứa thủy ngân

Điều tra về kế hoạch thay thế các thiết bị y tế chứa thủy ngân tại 2 bệnh viện khảo sát cho thấy, chỉ có 25 và 37% các khoa tại 2 bệnh viện này có kế hoạch thay thế thủy ngân và các thiết bị y tế chứa thủy ngân.

Hình 3.5: Tỷ lệ khoa có k Trong các khoa phịng có k khoa phịng là nhiệt kế th ngân 67 và 100% tại 2 bệ Bảng 3.8: Những thi Thiết bị, vật liệu có kế Nhiệt kế thủy ngân Huyết áp kế thủy ngân Amalgam

Bóng đèn

Thay thế nhiệ

Điều tra cho thấy, lý do chính đ khơng có nguy cơ độc hạ

nguyên nhân được đưa ra khi không đ 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Bệnh viện 198 75% 25%

khoa có kế hoạch thay thế thiết bị, vật liệu có chứa th

Trong các khoa phịng có kế hoạch thay thế thì thiết bị thay th thủy ngân 100% tại cả 2 bệnh viện, sau đó đế

ệnh viện.

ng thiết bị vật liệu chuẩn bị thay thế của các khoa phòng

ế hoạch thay thế Bệnh viện 19-8

N = 6 Tỷ lệ % N = 7 6 100 4 67 1 17 2 33 ệt kế thủy ngân:

y, lý do chính được đưa ra để thay thế nhiệt k

ại 83 và 100% sau đó đến lý do chính xác 63 và 89%. Các c đưa ra khi không đề nghị thay thế nhiệt kế thủy ngân chính là giá

Bệnh viện 198 Bệnh viện E 75% 63% 25% 37% Có kế hoạch thay thế Khơng có kế hoạch thay

a thủy ngân. thay thế hầu hết các ến huyết áp thủy a các khoa phòng Bệnh viện E N = 7 Tỷ lệ % 7 100 7 100 1 14 2 29 t kế thủy ngân là n lý do chính xác 63 và 89%. Các y ngân chính là giá Có kế hoạch thay thế

Bảng 3.9: Kết quả điều tra nguyên nhân thay thế nhiệt kế thủy

Nguyên nhân Bệnh viện 19-8 Bệnh viện E

N = 24 Tỷ lệ % N = 19 Tỷ lệ %

Chính xác 15 63 17 89

Gọn nhẹ 3 13 2 11

Khơng có nguy cơ độc hại 20 83 19 100

Khác 1 4 0 0

Bảng 3.10: Nguyên nhân không thay thế nhiệt kế thủy ngân

Nguyên nhân Bệnh viện 19-8 Bệnh viện E N = 24 Tỷ lệ % N = 19 Tỷ lệ % Khơng chính xác 3 13 3 16 Khó đọc kết quả 1 4 1 5 Giá thành cao 18 75 12 63 Sử dụng khó 3 13 2 11

Nhiệt kế thủy ngân được dùng để đo nhiệt độ cơ thể trong dải nhiệt từ 35 đến 420C. Người ta ước tính rằng trung bình một chiếc nhiệt kế thủy ngân có thể chứa 0,5-3,0g thủy ngân. Lý do chính gây vỡ nhiệt kế thủy ngân chính là việc để chiếc nhiệt kế tuột khỏi tay khi vẩy hoặc làm rơi khi đang kẹp ở nách, khi vỡ chiếc nhiệt kế này sẽ phát sinh thủy ngân gây độc cho môi trường.

Đề xuất thay thế nhiệt kế thủy ngân với giá cả tốt bao gồm nhiệt kế điện trở kỹ thuật số, nhiệt kế chứa galinstan trong ống thủy tinh, nhiệt kế nhuộm cồn, nhiệt kế đo màng nhĩ hồng ngoại, nhiệt kế đo động mạnh thái dương hồng ngoại, nhiệt kế với cặp gốc nhiệt điện, nhiệt kế chuyển pha và nhiệt kế tinh thể lỏng (cholesteric). Kế hoạch này chủ yếu tập trung vào nhiệt kế kỹ thuật số, nhiệt kế chuyển pha, nhiệt kế đo màng nhĩ hồng ngoại và nhiệt kế đo động mạch thái dương hồng ngoại (một số kỹ thuật ở đây có thể được sử dụng cho các loại thiết bị không thủy ngân khác).

Nhiệt kế kỹ thuật số là loại nhiệt kế hiển thị nhiệt độ bằng số, được gắn với máy cảm biến điện tử (chỉ hoạt động được khi tiếp xúc với cơ thể) hoặc cảm biến hồng ngoại (có thể dùng từ xa) để đo thân nhiệt.

Nhiệt kế chuyển pha sử dụng một mạng lưới các điểm gắn với một que plastic nhỏ để chỉ nhiệt độ. Các điểm được tạo bởi hỗn hợp không độc, và nhiệt độ tăng theo hàng điểm. Que có thể được đặt dưới lưỡi, và khi nhiệt độ tăng lên, các điểm sẽ đổi màu (thường là đen đi) và điểm đổi màu cuối cùng sẽ chỉ ra nhiệt độ.

Nhiệt kế đo màng nhĩ hồng ngoại, hoặc nhiệt kế đo tai hồng ngoại, đơn giản là một loại thiết bị chạy bằng pin có cấu trúc giống ống soi tai. Ống, với một vỏ bằng plastic có thể bỏ đi, được đưa vào phần bên ngồi vành tai để đo nhiệt xạ phát ra từ màng nhĩ. Tín hiệu cảm biến hồng ngoại thu được sẽ được hiển thị thành nhiệt độ dưới dạng số.

Nhiệt kế đo động mạch thái dương hồng ngoại, đôi khi được gọi là nhiệt kế đo trán, đo thân nhiệt bằng cách người sử dụng lướt nhiệt kế dọc theo trán của bệnh nhân qua động mạch thái dương. Khi làm vậy, cảm biến sẽ đo được nhiệt xạ phát ra từ vùng da nằm trên động mạch thái dương và có thể chuyển thành thân nhiệt. Nhiệt kế động mạch thái dương thường thiết kế để mang theo được, hoạt động bằng pin với màn hình hiển thị số.

Về độ chính xác: Trung tâm Y tế của Đại học Malaya so sánh 4 loại nhiệt

kế: nhiệt kế có thủy ngân trong ống thủy tinh, nhiệt kế đo mồm kỹ thuật số, nhiệt kế tinh thể chất lỏng đo trán và nhiệt kế đo màng nhĩ hồng ngoại kỹ thuật số. Cả 4 loại nhiệt kế đều được áp dụng cho 207 bệnh nhân. Phương pháp và độ lệch chuẩn của 4 phương pháp nói trên được đo như sau: nhiệt kế thủy ngân trong ống thủy tinh, trung bình 36,795 độ C, độ lệch chuẩn 0,695; nhiệt kế kỹ thuật số đo mồm, trung bình 36,845 độ C, độ lệch chuẩn 0,632: nhiệt kế tinh thể lỏng đo trán, trung bình 36,718 độ C, độ lệch chuẩn 0,723; và nhiệt kế kỹ thuật số đo màng nhĩ hồng ngoại,

dụng rộng rãi, nhiệt kế màng nhĩ cho bệnh nhân không chịu hợp tác và nhiệt kế tinh thể lỏng đo trán cho sử dụng tại gia.

Về giá thành: Giá thành của thiết bị, vốn khác nhau giữa các nước, vẫn đang

là một vấn đề đáng bàn luận. Các yếu tố khác là mật độ sử dụng các sản phẩm khác như cồn sát trùng, pin, vịng bít và các loại khác, cũng như chi phí sửa chữa và hiệu chỉnh cũng cần phải quan tâm. Hai yếu tố thường bị bỏ qua trong các phương án chọ lựa là giá thành của thiết bị lưu trữ chất thải thủy ngân và chi phí huấn luyện nhân viên về phương pháp vận hành thiết bị.

Nhìn chung, những chiếc nhiệt kế điện tử thay thế nhiệt kế thủy ngân có những đặc tính vượt trội bởi vì chúng dễ dàng hơn trong sử dụng và cũng cho kết quả nhanh hơn, ngoài ra chúng cũng tránh được những thiếu sót của nhiệt kế thủy ngân. Với nhiệt kế không chứa thủy ngân, nguy cơ phơi nhiễm thủy ngân do các nhiệt kế bị hỏng vỡ được loại bỏ, cũng như chi phí làm sạch và thải bỏ những chiếc nhiệt kế hỏng/vỡ.

Báo cáo tại Bệnh viện Posadas ở Buenos Aires, Argentina đã khẳng định tiết kiệm đáng kể khi thay thế tất cả các nhiệt kế thủy ngân của họ. Giữa tháng 4 và tháng 6 năm 2006, bệnh viện 450 giường này mua 3,152 nhiệt kế thủy ngân. Một năm sau đó, trong cùng thời kỳ năm 2007 , họ mua 355 nhiệt kế thủy ngân và 188 thiết bị kỹ thuật số. Tiết kiệm chi phí lên đến gần 3.000 USD.

Tại Bệnh viện nhi Federico Gomez ở Mexico với 250 giường bệnh, người ta ước tính rằng này sẽ tiết kiệm tối thiểu là 10.000 USD trong sáu năm khi thay thế nhiệt kế thủy ngân. Ước tính này bao gồm chi phí thiết bị kỹ thuật số và pin thay thế, cũng như thủy ngân và pin disposal.

Ở bệnh viện São Luiz ở Sao Paulo , Brazil, một bệnh viện 116 giường, cán bộ y tế phát hiện ra rằng chi phí bảo trì và hiệu chuẩn của nhiệt kế và huyết áp kế kỹ thuật số và băng sắt thấp hơn đáng kể so với chi phí của việc duy trì các thiết bị thủy ngân. Trong thực tế, họ xác định là đã được thay thế tất cả huyết áp kế , nhiệt kế bức tường và nhiệt kế lâm sàng trong bệnh viện với các thiết bị thay thế, mà các

khoản tiết kiệm về bảo trì và hiệu chuẩn sẽ trả lại vốn đầu tư ban đầu hơn 9.000 USD trong năm năm, trong khi tiết kiệm một 2.000 USD một năm sau đó.

Tại Ấn Độ, một thành viên sáng lập của Sáng kiến toàn cầu , báo cáo rằng "một nghiên cứu trong một vài bệnh viện đã chỉ ra rằng chi phí định kỳ với các dụng cụ thủy ngân vượt xa chi phí với các cơng cụ khơng thủy ngân ngồi chi phí rủi ro về mơi trường và lao động."

Hiện có rất nhiều lựa chọn nhiệt kế không chứa thủy ngân trên thị trường, chúng bao gồm nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại với các chủng loại khác nhau. Cả những chiếc nhiệt kế chứa thủy ngân và những chiếc nhiệt kế không chứa thủy ngân đạt tiêu chuẩn đều cho ra kết quả chính xác. Tuy nhiên chi phí thay thế chính là rào cản lớn nhất đối với các cơ sở y tế nếu muốn tự thực hiện. Bảng 3.11 dưới đây tổng hợp một số thiết bị thay thế nhiệt kế thủy ngân có bày bán trên thị trường.

Bảng 3.11: Tổng hợp các thiết bị chứa thủy ngân có thể thay thế

Chủng loại Thiết bị thay thế Giá tiền (VNĐ/chiếc) Đặc tính kỹ thuật Nhiệt kế kỹ thuật số điện tử, Scanner với tia hồng ngoại Nhiệt kế kỹ thuật số 50.000 - 150.000

Nhiệt kế này sẽ cho kết quả khá nhanh chóng, chính xác nhất và lại dễ đọc. Có thể lấy nhiệt của trẻ theo ba đường: miệng, hậu môn và nách.

Nhiệt kế điện tử đo

ở tai

600.000

Chỉ số thân nhiệt sẽ phản ánh nhiệt của màng nhĩ và ống tai. Loại nhiệt kế này cho kết quả nhanh,chính xác và dễ sử dụng nhưng không dùng cho trẻ dưới ba tháng tuổi.

Nhiệt kế

Scanner đo 550.000

Ghi nhận nhiệt độ của ống tai và màng nhĩ chỉ trong vòng hai đến 3 giây. Rất chính

Chủng loại Thiết bị thay thế Giá tiền (VNĐ/chiếc) Đặc tính kỹ thuật Nhiệt kế kẹp nách cho trẻ sơ sinh 349.000

Sử dụng phù hợp cho các đơn vị cấp cứu sơ sinh. Thường có các bọc nhựa đầu dò kèm theo, sử dụng chỉ một lần để tránh lây chéo. Chỉ cần một hai giây chạm nhẹ vào nách trẻ, có thể ghi ra thân nhiệt của trẻ. Sử dụng được khi da bị ẩm, trong lồng ấp, khi chiếu đèn hay với tất cả các loại thiết bị sưởi ấm Nhiệt kế

Scanner kỹ thuật số đo

ở trán

650.000

Loại nhiệt kế này cho kết quả rất nhanh, chính xác, đặc biệt nên sử dụng cho trẻ dưới một tuổi. Nhiệt kế Scanner không tiếp xúc, đa chức năng 620.000

Loại nhiệt kế này rất tiện lợi, và được xem là loại ưu việt nhất hiện nay. Cực kỳ tiện lợi cho trẻ nhỏ. Hoạt động theo scan mode nhờ tia hồng ngoại. Ghi lại thân nhiệt của trẻ cách da trẻ 0,25 inch. Ngoài việc ghi nhận thân nhiệt của trẻ, nó cịn có thể được sử dụng để đo thân nhiệt của phòng, nước bồn tắm và bình bú.

Nhiêt kế chỉ sử dụng

một lần

Chỉ sử dụng một lần rồi vứt bỏ, tránh được tình trạng lây chéo bệnh. Nhanh và chính xác. Sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Nhiệt kế dán với màn hình tinh thể lỏng biến màu theo nhiệt

Cho biết trẻ có sốt hay khơng nhưng số liệu khơng đáng tin cậy và độ tin cậy không cao. Không nên sử dụng loại này.

Từ số liệu có trong Bảng trên, nhiều đề xuất chọn loại nhiệt kế điện tử với giá mỗi chiếc trung bình 100.000 VNĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)