Kết quả điều tra nguyên nhân không thay thế Amalgam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 51 - 67)

Nguyên nhân Bệnh viện 19-8 Bệnh viện E

N = 24 Tỷ lệ % N = 19 Tỷ lệ %

Không bền 13 54 5 26

Giá thành cao 15 63 8 42

Sử dụng khó 3 13 2 11

Nguyên nhân không thay thế Amalgam được đưa ra là do không dùng vật liệu khác giá thành rất cao 63 và 42%, không bền chiếm 54 và 26% và sử dụng khó chiếm 13 và 11%.

Những yêu cầu cụ thể đòi hỏi để thay thiết bị chứa thủy ngân:

Thực tế, thay thế nhiệt kế thủy ngân và huyết áp kế thủy ngân muốn thành công phải bao gồm:

- Sự tham gia từ các bên liên quan

- Xây dựng một danh sách để xác định số lượng và việc sử dụng các dụng cụ và vật liệu chứa thủy ngân trong cơ sở y tế

- Đánh giá tính thực tiễn và khả năng thích nghi của các phương tiện thay thế;

- Lên kế hoạch loại bỏ thủy ngân và nhập các thiết bị thay thế không thủy ngân

- Xây dựng ngân sách và kế hoạch đấu thầu

- Loại bỏ và xử lý các thiết bị đo đạc chứa thủy ngân một cách an tồn; - Lên chương trình đào tạo cho các y bác sĩ

- Kiểm tra và hiệu chỉnh định kỳ các thiết bị

- Điều tiết việc sử dụng các thiết bị thay thế không thủy ngân để đảm bảo hiệu quả của chương trình thay thế.

Các bước thay thế thiết bị chứa thủy ngân:

Bước 1: Các bên liên quan trong cơ sở -các bác sĩ và điều dưỡng, lãnh đạo Khoa có nhiệt kế thủy ngân được sử dụng, và các đơn vị phụ trách về ngân sách và mua bán, lên kế hoạch và áp dụng của kế hoạch thay thế thủy ngân. Ban hành các chính sách liên quan tới việc loại bỏ thủy ngân.

Bước 2: Xây dựng một danh sách để xác định các loại, địa điểm, cách sử dụng và số lượng các thiết bị chứa thủy ngân trong cơ sở, cũng như các phương pháp xử lý.

Bước 3: Thực hiện một chu trình xử lý và lưu trữ thiết bị chứa thủy ngân và chất thải có thủy ngân. Phải đảm bảo chất thải thủy ngân được đặt ở các thiết bị lưu trữ chính và thứ cấp, và phải đảm bảo khu vực lưu trữ được an tồn, đánh dấu cẩn thận và có thơng hơi ra bên ngồi .

Bước 4: Xác định loại nhiệt kế phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Phải cân nhắc nhiều khía cạnh (các điểm Mạnh – Yếu) khi lựa chọn loại nhiệt kế không thủy ngân. Tư vấn với các nhà cung cấp y tế về loại nhiệt kế không thủy ngân nào phù hợp với lứa tuổi và hiện trạng của bệnh nhân, điều kiện của cơ sở, tính di động, quy trình khử trùng, khả năng sử dụng dễ dàng, trong đó tính an tồn và thoải mái của bệnh nhân rất quan trọng. Giá cả, thời gian dành cho đo nhiệt

độ, các yêu cầu về dự trữ và tính đồng nhất cũng rất quan trọng cho các hệ thống y tế cũng như các cơ sở.

Bước 5: Xác định nhà cung cấp loại thiết bị thay thế được lựa chọn. Nếu muốn, có thể hỏi (các) nhà cung cấp cho phép mang một số thiết bị về dùng thử tại bệnh viện. Sau khi tiếp nhận phản hồi về tình trạng của thiết bị, mới quyết định chọn lựa loại thiết bị để mua.

Bước 6: Xác định các bước trong kế hoạch thay thiết bị mới. Cần chú ý tới thời gian lắp đặt thiết bị mới hay thay thế thiết bị cũ, cũng như các bước hiệu chỉnh (nếu cần) và huấn luyện nhân viên.

Bước 7: Xây dựng ngân sách cho chương trình thay thế thiết bị, bao gồm phí mua thiết bị và phụ tùng kèm theo (như nắp hay vỏ nhiệt kế), phí lắp đặt, phí huấn luyện nhân viên về cách sử dụng thiết bị mới, phí hiệu chỉnh và lịch trình bảo hành thiết bị mới, phí loại bỏ và lưu trữ thiết bị chứa thủy ngân cũng như phí nhiên liệu.

Bước 8: Xây dựng một gói thầu cho việc mua bán thiết bị thay thế, bao gồm số lượng các thiết bị cần. Thiết bị cần đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện hành cũng như các yêu cầu bảo hiểm, và các chi tiết phụ theo yêu cầu và các đặc tính khác tại địa phương. Đi theo các quy trình chuẩn của đấu thầu và các phương pháp mời thầu khác. So sánh gói sản phẩm của các nhà cung cấp để tìm ra gói đáp ứng được tiêu chuẩn cũng như các yếu tố khác. Các sản phẩm cần có chứng chỉ rõ ràng, đặc biệt các nhà cung cấp mới hay các nhà cung cấp khơng có trong danh sách sản phẩm tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế. Xem xét liệu nhà cung cấp có khả năng theo kịp số lượng yêu cầu trên kế hoạch của dự án hay không. Lựa chọn nhà cung cấp cho dự án.

Bước 9: Xem xét lại các tiêu chuẩn hiệu chỉnh và bảo hành nhiệt của nhà cung cấp thắng thầu, kiếm thêm các thiết bị cần thiết. Xác định người phụ trách và lịch trình hiệu chỉnh và bảo hành. Kêu gọi sự giúp đỡ của nhà cung cấp trong việc

Bước 10: Chuẩn bị nơi lưu trữ tạm thời cho các thiết bị đo đạc thủy ngân bị loại bỏ. Nếu quốc gia có nơi lưu trữ thủy ngân đạt chuẩn, tìm đơn vị phụ trách xử lý thiết bị thủy ngân và lên kế hoạch loại bỏ và vận chuyển chất thải thủy ngân đi.

Bước 11: Mua các thiết bị theo lịch trình đã đề ra trong dự án.

Bước 12: Thực hiện các bài kiểm tra và hiệu chỉnh bước đầu tùy theo các loại sản phẩm.

Bước 13: Thực hiện chương trình đào tạo nhân viên về hoạt động và bảo hành thiết bị mới.

Bước 14: Phân phát hoặc cài đặt thiết bị mới để thay vào nhiệt kế thủy ngân. Loại bỏ và vận chuyển thiết bị cũ tới nơi lưu trữ. Nếu quốc gia có các trung tâm lưu trữ thủy ngân, vận chuyển và xử lý các thiết bị chứa thủy ngân tại các trung tâm đó tuân theo quy định xử lý rác thải độc hại của địa phương.

Bước 15: Điều tiết và đảm bảo thiết bị không thủy ngân được sử dụng và bảo hành tốt, và bất cứ loại chất thải, bao gồm chất thải khó xử lý phải được xử lý thật hiệu quả và thân thiện với môi trường.

3.4.3. Giải pháp kiểm sốt quản lý thủy ngân quy mơ bệnh viện

Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về thủy ngân

Để thực hiện các yêu cầu của công tác quản lý xử lý chất thải thủy ngân trong bệnh viện, hạn chế nguy cơ phơi nhiễm đối với thủy ngân và các tác động tiêu cực của thủy ngân trong y tế đối với môi trường, công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế là yêu cầu hết sức cần thiết.

Hiện trạng điều tra tại 2 bệnh viện cho thấy, nhận thức của nhân viên y tế về sự nguy hại của thủy ngân, cách xử lý khi có vỡ, đổ thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân, cách phân loại, thu gom chất thải thủy ngân còn hết sức hạn chế. Mặt khác, để thực hiện thành công giải pháp thay thế thủy ngân và các thiết bị dụng cụ chứa thủy ngân trong y tế phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của nhân viên y tế.

‐ Đặc tính hóa học của thủy ngân, các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường,

sức khỏe;

Sử dụng an toàn các thiết bị, vật liệu chứa thủy ngân;

‐ Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu chứa chất thải thủy ngân

trong đó có thu gom thủy ngân đổ;

‐ Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi có nguy cơ tiếp xúc với thủy

ngân.

‐ Phát hiện các trường hợp bất thường, ảnh hưởng sức khỏe và theo dõi; ‐ Các biện pháp sơ cứu ban đầu khi nhiễm độc thủy ngân;

‐ Phương thức báo cáo sự cố, thống kê, giám sát;

Mọi nhân viên có liên quan đến sử dụng thiết bị, vật liệu có chứa thủy ngân, phân loại, thu gom, lưu chứa, vận chuyển và giám sát chất thải thủy ngân phải được đào tạo về an toàn sử dụng, quản lý chất thải thủy ngân, giám sát môi trường, sức khoẻ và sơ cứu nhiễm độc thủy ngân.

Tại mỗi khoa phịng cần có cán bộ được đào tạo về quản lý thủy ngân và bộ dụng cụ thu gom thủy ngân luôn sẵn sàng để xử lý trong trường hợp đổ thủy ngân.

Danh sách các nhân viên y tế được đào tạo, số điện thoại liên lạc để tại vị trí phù hợp để có thể dễ dàng liên lạc được với nhân viên được đào tạo trong mọi tình huống đổ thủy ngân.

Treo pano, áp phích, phát tờ rơi tại các khoa, phòng. Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế giúp cho việc sử dụng thủy ngân an toàn và quản lý chất thải thủy ngân được duy trì liên tục và đúng quy trình.

Xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể về quản lý chất thải thủy ngân trong bệnh viện

Các bệnh viện đều thực hiện công tác quản lý chất thải y tế theo hướng dẫn của bộ y tế từ phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuy nhiên

đối với chất thải chứa thủy ngân còn thiếu những quy định cụ thể cho nên việc thực hiện các quy định này cịn nhiều tranh cãi, khơng thống nhất.

Hiện trạng cho thấy, 32 đến 50% các khoa phòng tại 2 bệnh viện tiến hành nghiên cứu khơng có hướng dẫn sử dụng thủy ngân và các thiết bị chứa thủy ngân, chứa đựng chất thải có chứa thủy ngân của các khoa phòng chủ yếu là đựng chung với các rác thải y tế lây nhiễm chiếm 63% cịn đựng trong thùng chứa riêng biệt có nắp đậy kín chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 17% các khoa thực hiện. Về phương pháp thu gom thủy ngân, cịn 39% thu dọn với chổi và hót rác thơng thường và 6% là khơng biết thu dọn như thế nào, chỉ có 3% sử dụng bột lưu huỳnh đổ lên.

Cần thiết phải xây dựng những hướng dẫn cụ thể về phân loại và thu gom thủy ngân trong bệnh viện.

Phân loại:

Bước 1: Phân loại chất thải chứa thủy ngân

- Thủy ngân nguyên tố

- Thiết bị thủy ngân chưa vỡ (nhiệt kế, máy đo huyết áp)

- Thiết bị thủy ngân vỡ và các vật liệu nhiễm thủy ngân

- Amalgam dùng trong nha khoa

- Bóng đèn huỳnh quang

Bước 2: Xác định vật chứa/đựng để thu gom chất thải thủy ngân tại

khoa, phòng

- Yêu cầu vật chứa: Có màu đen, dễ mở, dễ đóng, chống rỉ và kín khí; làm bằng vật liệu không phản ứng với thủy ngân, cứng, khơng giịn, chống ăn mịn, dễ vận chuyển. Tùy loại và số lượng chất thải có thể sử dụng các loại vật chứa/đựng

khác nhau theo một số gợi ý sau:

 Hộp nhựa có nắp, kín hơi, cứng với chút nước để đựng thủy ngân nguyên

 Bình nhựa hoặc thép kín hơi, chống đâm xun, cứng hoặc bình chứa có

miệng rộng để thu thập thủy tinh bị vỡ có dính thủy ngân.

 Những túi nhựa kín hơi, có thể đóng kín được (cỡ nhỏ và lớn, độ dày 50– 150 micrô-met) để đựng các vật dụng nhiễm thủy ngân và hộp nhựa đựng thủy ngân

nguyên tố.

- Nhãn mác: Bên ngoài vật chứa được dán nhãn tên loại chất thải thủy ngân, ngày bắt đầu lưu giữ, số lượng (đối với thiết bị chứa thủy ngân, bóng đèn huỳnh

quang chưa vỡ)

- Đối với vật chứa thủy ngân nguyên tố, amalgam cần cho thêm chất ức chế

bốc hơi thủy ngân (bột sulfur).

Bước 3: Xác định thùng chứa chất thải thủy ngân tại khu lưu trữ tại chỗ

- Những túi nhựa đựng chất thải thủy ngân sẽ được chuyển đến cho vào

thùng chứa chất thải thủy ngân chung tại khu vực lưu chứa của cơ sở.

- Yêu cầu thùng chứa: Có màu đen, dễ mở, dễ đóng, chống rỉ và kín khí; làm bằng vật liệu khơng phản ứng với thủy ngân, cứng, khơng giịn, chống ăn mịn,

dễ vận chuyển.

- Nhãn mác: Bên ngoài thùng được dán nhãn: Nguy hiểm, chất thải thủy

ngân.

Thu gom thủy ngân đổ

Thủy ngân đổ trong một số tình huống sau:

- Khi các thiết bị y tế, bóng đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân bị vỡ (tại

các khoa phịng có thiết bị y tế có chứa thủy ngân đều có nguy cơ này);

- Q trình sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị có chứa thủy ngân;

- Thủy ngân bị đổ trong quá trình tạo hỗn hợp amalgam, hoặc quá trình lưu

chứa, vận chuyển thủy ngân để tạo amalgam.

Xác định vị trí để bộ dụng cụ xử lý thủy ngân đổ. Địa điểm lưu giữ bộ dụng cụ cần bảo đảm an tồn và sẵn sàng cho cán bộ có thẩm quyền tiếp cận. Số lượng bộ dụng cụ tùy theo khả năng xảy ra sự cố đổ thủy ngân của khoa phòng.

Cử cán bộ theo dõi, quản lý bộ dụng cụ. Khi một bộ dụng cụ thu gom thủy ngân đổ được sử dụng, cần được bổ sung kịp thời.

Tất cả các bộ dụng cụ đều phải được đính kèm một tờ giấy ghi tình trạng bộ

dụng cụ, chữ ký của cán bộ phụ trách và ngày tháng.

Quy trình thu gom thủy ngân đổ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 - Xác định, khu trú phạm vi đổ thủy ngân:

Xác định bề mặt thủy ngân đổ và phạm vi các giọt thủy ngân lăn. Sử dụng giẻ lau hoặc vật liệu thấm để ngăn các giọt thủy ngân lăn xa, chui vào các ống dẫn,

kẽ nứt.

‐ Kiểm tra sự bám dính thủy ngân trên da, quần áo, giầy dép. Nếu có, cần cởi bỏ quần áo, giầy dép tại chỗ trước khi di chuyển sang khu vực khác. Vùng da

dính thủy ngân cần được rửa sạch bằng xà phòng kiềm.

Cấm mọi người đi lại qua khu vực bị nhiễm thủy ngân.

‐ Yêu cầu mọi người rời khỏi phòng hoặc khu vực thủy ngân đổ tùy theo

mức độ thủy ngân đổ, ưu tiên phụ nữ có thai và trẻ em.

Bước 2 - Hạn chế khuếch tán và giảm nồng độ hơi thủy ngân:

‐ Đóng các cửa thơng sang các khu vực khác, tắt hệ thống thơng khí, điều hịa, sưởi ấm để ngăn chặn tuần hồn khơng khí từ khu vực bị thủy ngân đổ sang

các khu vực khác trong tòa nhà.

‐ Giảm nồng độ hơi thủy ngân ở khu vực đổ: Mở các cửa thơng ra ngồi trời để pha lỗng nồng độ hơi thủy ngân trong phịng nhưng cần chú ý phía cửa mở ra

khơng có người để tránh bị nhiễm thủy ngân.

Cởi trang sức, đồng hồ, điện thoại và các vật chứa kim loại.

Lấy bộ dụng cụ thu gom thủy ngân.

‐ Mặc quần áo bảo hộ, bọc giầy, găng tay, kính, khẩu trang trước khi quay trở lại khu vực ô nhiễm. Chú ý cần che các phần kim loại như gọng kính.

Bước 4 – Làm sạch:

 Thu gom giọt thủy ngân và thủy tinh vỡ:

Bắt đầu từ phía ngồi vào trung tâm khu vực đổ thủy ngân

Đặt hộp chứa mảnh thủy tinh và thủy ngân nguyên tố trên khay nhựa.

Dùng kẹp gắp các mảnh thủy tinh vỡ bỏ vào hộp chứa mảnh thủy tinh.

‐ Dùng tấm bìa cứng hoặc miếng nhựa gạt (động tác chậm và ngắn) các giọt thủy ngân vào mi nhựa/hót rác nhỏ bằng nhựa rồi đổ vào hộp nhựa chứa thủy ngân nguyên tố. Sử dụng lọ thuốc nhỏ mắt hoặc bơm tiêm (khơng có kim) để hút

các giọt nhỏ.

 Tìm và dọn các giọt thủy ngân và mảnh thủy tinh nhỏ:

‐ Chiếu đèn pin ở các góc thấp khác nhau và tìm sự phản xạ ánh sáng từ các

giọt thủy ngân nhỏ và mảnh thủy tinh.

‐ Dùng băng dính để dính các giọt thủy ngân rất nhỏ, đặt các miếng băng

dính trong các túi nhựa, đóng kín.

 Làm sạch khe kẽ và bề mặt cứng:

‐ Rải bột sulfur (hoặc mảnh kẽm, đồng mỏng) lên các vết nứt, khe kẽ và

trên các bề mặt cứng.

‐ Dùng chổi lông nhỏ thu gom bột sulfur hoặc vảy kim loại và để vào túi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, thải bỏ thủy ngân từ hoạt động y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn hà nội và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)