Tổ chức quản lý của công ty cổ phần Rượu Bình Tây

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng khả năng nhận biết thương hiệu rượu bình tây tại công ty cổ phần rượu bình tây (Trang 31 - 35)

Công ty cổ phần Rượu Bình Tây thực hiện theo mô hình: liên doanh quốc doanh bao gồm: cổ đông nhà nước ( chiếm 51% cổ phần) và các cổ đông ngoài quốc doanh (chiếm 49%) thành lập nên đại hội đồng cổ đông, dưới đó là hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban điều hành( gồm có Tổng giám đốc và 3 giám đốc lĩnh vực), 3 giám đốc lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý theo từng khối chức năng của mình

Chức năng

Công ty cổ phần rượu Bình Tây là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ Việt Nam, là đơn vị hoạch toán độc lập, là một trong những trung tâm giao dịch lớn của hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các loại thức uống có cồn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu do nhà nước cấp (chiếm 51%) để hoạt động kinh doanh nên công ty có nghĩa vụ duy trì, bảo dưỡng, phát triển nguồn vốn theo chế độ hoạch toán trung thực và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công ty có quyền thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, các hợp đồng kinh tế, hợp tác quốc tế, liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước. Công ty có quyền tham gia các hội thảo khoa học và quyền kí kết các hợp đồng chuyển nhượng công nghệ sản xuất.

Nhiệm vụ

Với bề dày truyền thống hơn 100 năm về sản xuất cồn - rượu, Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây là một trong hai đơn vị đầu ngành của Bộ Công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ uống có cồn, đóng vai chủ lực trong việc định hướng phát triển ngành hàng này ở khu vực phía Nam. Công ty có nhiệm vụ đầu tư đổi mới toàn bộ dây chuyền công nghệ, trang thiết bị sản xuất cồn - rượu để tạo ra những sản phẩm thực sự tốt, thực sự cần thiết cho người tiêu dùng và cho cả thương hiệu của công ty. Với dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Việt Nam, cồn sản xuất thì phải đạt độ tinh khiết cao; rượu thì phải là rượu sạch, đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, và đặc biệt là giá thành phải hợp lý để hướng tới sự phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đó là những bước đi quyết định, làm cơ sở vững chắc để xây dựng cho Bình Tây một thương hiệu mang tính quốc gia và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty.

3. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.

Ban Quản lý dự án và đầu tư Cồn - Rượu Bình Dương chỉ hoạt động cho đến khi 2 dự án kết thúc.

Ban Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;Tổ chức và thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty; Xây dựng, củng cố, và phát triển thương hiệu. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của Công ty; Định kỳ, lập báo cáo quyết toán trình cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Ký kết và thực hiện các hợp đồng đầu tư liên doanh liên kết theo chủ trương của Hội đồng quản trị; Bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các vị trí thuộc quyền quyết

định của Hội đồng quản trị; Đề xuất với Hội đồng quản trị về phương thức xử lý các rủi ro trong kinh doanh.

Phòng Hành chính – Tổng hợp: Tiếp nhận, lưu trữ và chuyển giao các thông tin, văn bản, tài liệu, hồ sơ…;Cập nhật các thông tin, tài liệu về các chính sách quản lý của Nhà nước, luật Doanh nghiệp…;Lập hồ sơ theo dõi và quản lý lao động. Soạn thảo hợp đồng lao động, đăng ký số lượng lao động với cơ quan chủ quản; Soạn thảo các nội qui, qui chế và giám sát việc thực hiện.

Phòng kinh doanh: Thực hiện hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường, hỗ trợ bán hàng. Phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng; Xây dựng chương trình và lập kế hoạch, triển khai thực hiện công tác quảng cáo, quảng bá thương hiệu; Lưu trữ các đơn đặt hàng, hợp đồng liên quan đến công tác bán hàng.

Phòng Cung ứng: Thực hiện việc mua hàng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; Tìm hiểu thu thập thông tin về thị trường cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu; Giám sát quá trình giao hàng của nhà cung ứng; Thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng mua; Phối hợp với các phòng ban xây dựng và điều chỉnh định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu.

Phòng Kỹ thuật – Sản xuất: Quản lý quy trình công nghệ, kiểm soát định mức nguyên vật liệu. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm và công bố với cơ quan chức năng. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp; Quản lý an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Kiểm soát việc thực hiện các qui định Bảo hộ lao động trong Công ty; Phân tích, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu đầu vào; Cập nhật những thông tin quy định, văn bản mới liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, công tác Bảo hộ lao động.

Chi nhánh Hà Nội: Thực hiện các chính sách quảng cáo, marketing cho sản phẩm ở khu vực phía Bắc; Xây dựng hệ thống phân phối, đại lý, cửa hàng; Thu thập thông tin thị trường và đối thủ; Quản lý hồ sơ khách hàng và các chứng từ có liên quan.

Xưởng Bia: Sản xuất Bia hơi và chiết nạp CO2.; Tổ chức hoạt động bán cung cấp sản phẩm cho thị trường; Quản lý công cụ, dụng cụ phục vụ bán hàng; Bảo trì thiết bị; Phối hợp với Phòng Kỹ thuật tiếp thu và phản hồi ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm; Xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng khả năng nhận biết thương hiệu rượu bình tây tại công ty cổ phần rượu bình tây (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w