Tần suất xuất hiện thiên ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân thị trấn cát hải, huyện (Trang 65 - 72)

d) Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng

3.1.1. Tần suất xuất hiện thiên ta

Áp dụng phƣơng trình xu thế để tính tốc độ xu thế của các yếu tố: y = ax + b

Trong đó:

y: lƣợng mƣa

x: số năm của chuỗi số liệu b: lƣợng mƣa trung bình a: tốc độ xu thế

Từ đó ta tính đƣợc a = (y – b)/x

3.1.1.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ

Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc Gia trong vòng 50 năm từ năm 1958 tới năm 2007 ở trạm Bạch Long Vỹ, ta có biểu đồ xu thế biến đổi nhiệt độ trạm Bạch Long Vỹ trong 50 năm (hình 3.2).

Hình 3.1. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Bạch Long Vỹ trong 50 năm từ năm 1958 tới năm 2007

Dựa trên chuỗi số liệu quan trắc của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc Gia trong vòng 42 năm từ năm 1966 tới năm 2007 ở trạm Phú Liễn, ta có biểu đồ xu thế biến đổi nhiệt độ trạm Phù Liễn trong 50 năm (hình 3.3).

Hình 3.2. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm trạm Phù Liễn trong 42 năm từ năm 1966 tới năm 2007

Nhìn chung, nhiệt độ của khu vực thị trấn Cát Hải có xu hƣớng tăng nhẹ. Với xu thế nhiệt độ trung bình năm thì trung bình nhiệt độ của Hải Phòng là cao.

Nhiệt độ (oC) Năm Nhiệt độ (oC) Năm 1958 1983 2007 1966 1983 2007 Nhiệt độ TB năm Tốc độ xu thế Nhiệt độ TB năm Tốc độ xu thế R2= 0.926 R2= 0.938

3.1.1.2. Xu thế biến đổi của lượng mưa

Dựa trên chuỗi số liệu của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia, luận văn sử dụng chuỗi số liệu quan trắc lƣợng mƣa trong vòng 30 năm, từ năm 1980 đến 2009 ở trạm quan trắc Hòn Dấu biểu đồ xu thế biến đổi lƣợng mƣa tại trạm Hịn Dấu, TP Hải Phịng (hình 3.4).

Hình 3.3. Xu thế biến đổi lƣợng mƣa trung bình năm tại trạm Hịn Dấu, Hải Phòng trong vòng 30 năm từ năm 1980 đến năm 2009

Nhìn trên đồ thị ta có thể thấy lƣợng mƣa năm ở khu vực đảo Cát Hải có xu hƣớng tăng. Lƣợng mƣa trung bình năm đƣợc đánh giá ở mức cao.

3.1.1.3. Tần xuất xuất hiện của bão

Trong giai đoạn từ năm 1961 – 2011 có tổng cộng là 80 cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh (ảnh hƣởng tới khu vực đảo Cát Hải), trung bình mỗi năm có 1.57 cơn bão.

Theo phân cấp nhƣ trên phần 1 thì ta có 3 cơn bão cận nhiệt, 28 cơn bão nhiệt đới, 39 cơn bão và 9 cơn siêu bão, ngồi ra có cơn bão số 6 tháng 10 năm 1988 không đƣợc thống kê trên trang web nhƣng đƣợc thống kê bởi Trung tâm khí tƣợng. Lƣợng mƣa (mm) Năm 1980 1995 2009 Lƣợng mƣa TB năm Tốc độ xu thế R2= 0.982

Hình 3.4. Xu thế bão đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh

Thống kê theo tháng ta có:

Hình 3.5. Tỉ lệ bão trung bình từng tháng

Từ hình trên ta thấy tháng 7 đến tháng 9 là những tháng trọng điểm có bão, nhiều nhất là vào tháng 9 với 23 cơn bão và tháng 7 với 22 cơn, sau đó là tháng 8 với 17 cơn. Theo đánh giá của Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia thì tần suất hiện bão tại Hải Phịng cao.

Bảng 3.1. Thống kê tổng lƣợng mƣa trung bình do bão tại các trạm Bạch Long Vỹ, Hòn Dấu, Phù Liễn

Trạm Bạch Long Vĩ Hòn Dấu Phù Liễn

Lƣợng mƣa TB(mm) 77.3 71.2 75.8

Lƣợng mƣa lớn nhất

trong 1 cơn bão(mm) 324.0 446.7 393.6

Tại trạm Bạch Long Vĩ từ năm 1961 – 2011, trong những ngày có bão thống kê đƣợc 31 ngày có mƣa với lƣợng mƣa lớn hơn 51mm và 15 ngày có lƣợng mƣa lớn hơn 100mm. Tổng lƣợng mƣa do bão lớn nhất tại trạm là 324.0

Số cơn bão

Năm

Số cơn bão

mm do cơn bão Typhoon #18 tháng 9 năm 1980. Trạm Bạch Long Vĩ có 43 ngày có gió giật trên cấp 11 và 15 ngày có gió giật trên cấp 14 theo thang sức gió Beaufort.

Hình 3.6. Tần suất hƣớng gió giật tại trạm Bạch Long Vĩ

Vận tốc gió lớn nhất trong bão đo đƣợc tại trạm Bạch Long Vĩ lớn hơn 50m/s trong cơn bão Tropical Storm #12 ngày 1 tháng 10 năm 1983 theo hƣớng Bắc.

Tại trạm Hòn Dấu từ năm 1961 – 2011, trong những ngày có bão thống kê đƣợc 31 ngày có mƣa với lƣợng mƣa lớn hơn 51mm và 13 ngày có lƣợng mƣa lớn hơn 100mm. Tổng lƣợng mƣa do bão lớn nhất tại trạm là 446.7 mm do cơn bão Super Typhoon #9 tháng 8 năm 1979. Trạm Hịn Dấu có 19 ngày có gió giật trên cấp 11 và 11 ngày có gió giật trên cấp 14 theo thang sức gió Beaufort.

Vân tốc gió lớn nhất trong bão đo tại trạm Hòn Dấu là 45m/s trong cơn bão Typhoon #19 ngày 22 tháng 9 năm 1962 theo hƣớng ENE.

Tại trạm Phù Liễn từ năm 1961 – 2011, trong những ngày có bão thống kê đƣợc 36 ngày có mƣa với lƣợng mƣa lớn hơn 51mm và 12 ngày có lƣợng mƣa lớn hơn 100mm. Tổng lƣợng mƣa do bão lớn nhất tại trạm là 393.6 mm do cơn bão Tropical Storm #21 tháng 8 năm 1994. Trạm Phù Liễn có 20 ngày có gió giật trên cấp 11 và 3 ngày có gió giật trên cấp 14 theo thang sức gió Beaufort.

Hình 3.8. Tần suất hƣớng gió giật tại trạm Phù Liễn

Vận tốc gió lớn nhất trong bão đo tại trạm Phù Liễn là lớn hơn 50m/s trong cơn bão Super Typhoon #12 ngày 9 tháng 9 năm 1968 theo hƣớng SSE.

Theo các số liệu thống kê thì trung bình một năm có 1.57 cơn bão. Nhìn trên đƣờng trung bình hình 2 ta thấy số bão đổ bộ từ năm 1961 – 2011 có xu hƣớng tang. Ta thấy năm 1973 là năm có nhiều bão nhất với 6 cơn bão đổ bổ vào Hải Phòng và Quảng Ninh, tiếp sau là năm 2003 với 4 cơn. Thống kê theo tháng ta thấy đƣợc là bão thƣờng đổ bổ vào tháng 7 – 9.

Tổng lƣợng mƣa trung bình do một cơn bão gây ra tại các trạm dao động trong khoảng từ 70 – 110mm. Tổng lƣợng mƣa lớn nhất quan trắc đƣợc do một cơn bão gây ra tại các trạm quan trắc theo chuỗi số liệu từ 1961 – 2011 dao động trong khoảng 283.0 – 446.7mm. Khu vực Quảng Ninh có mƣa nhiều hơn khu vực Hải Phịng.

Gió trong bão quan trắc đƣợc tại 6 trạm thƣờng từ cấp 7 đến cấp 12. Hƣớng gió giật chủ yếu tuy mỗi trạm có một hƣớng chủ đạo riêng nhƣng thƣờng có hƣớng Bắc chiếm ƣu thế, trừ trạm Phù Liễn. Hƣớng gió giật phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý và vị trí bão đổ bộ. Khi vào đất liền cƣờng độ gió bị suy yếu sau 12h, tuy nhiên vẫn có những ngày gió giật trên cấp 7 khi bão đã suy yếu. Do vị trí địa lý của thị trấn Cát Hải nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của gió giật nên đánh giá ở mức độ cao.

Từ những kết quả thu thập đƣợc, ta có thể đánh giá đƣợc mức độ tác động của các yếu tố nhƣ bão, lũ, ngập lụt, mƣa lớn, rét hại đều ở mức cao.

Cho điểm về tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thiên tai nhƣ sau

Bảng 3.2. Các mức cho điểm của các hiện tƣợng thiên tai Tần suất xuất hiện Cho điểm

Cao 3

Trung bình 2

Thấp 1

Theo đó ta có bảng xếp hạng tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thiên tai ở địa phƣơng.

Bảng 3.3. Xếp hạng tần suất xuất hiện của các hiện tƣợng thiên tai

Hiện tƣợng Tần suất xuất hiện Cho điểm

Bão, lũ, ngập lụt Cao 3

Mƣa lớn Cao 3

Gió giật Cao 3

Năng nóng Cao 3

Lốc, sét, mƣa đá Thấp 1

Hạn hán, xâm nhập mặn Thấp 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực khai thác và chế biến thủy sản và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân thị trấn cát hải, huyện (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)