2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Toàn bộ hệ thực vật và thảm thực vật thuộc hệ sinh thái RNM thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá
Thu thập số liệu có liên quan về kinh tế xã hội của các cơ quan địa phương từ cấp huyện đến cấp xã, thôn như: Thống kê, kế hoạch, quản lý ruộng đất, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi, du lịch, y tế, giáo dục,... tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp, tiến hành tổng hợp, xử lý và đánh giá các thông tin, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan.
Các số liệu phỏng vấn chính quyền địa phương, người dân sau đó kiểm tra, phân tích so sánh, đối chiếu và kết hợp với các nguồn thông tin thứ cấp nhằm đánh giá một cách thực tế về hiện trạng kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó đề tài tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan quản lý cấp trung ương về cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ thực hiện các hoạt động quản lý ở địa phương. nhu cầu và nguyện vọng của ngư dân và các vấn đề liên quan đến nguồn lợi thuỷ sản trong các vùng RNM nghiên cứu.
Các tài liệu kế thừa bao gồm:
- Các tài liệu liên quan đến hiện trạng và phân bố của RNM huyệnTiên Yên - Các tài liệu về hiện trạng đa dạng sinh học của RNM huyệnTiên Yên - Số liệu về trạng thái và trữ lượng của RNM huyệnTiên Yên
Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được trong các báo cáo khoa học, đề tài ở địa phương và các cơ quan nghiên cứu từ trước đến nay, chúng tôi đã tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu.
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Từ năm 2014 đến 2015, nhiều đợt khảo sát thực địa trong ranh giới vùng nghiên cứu được tiến hành nhằm thu thập các tư liệu phân tích hệ sinh thái và là khóa giải đoán cho ảnh viễn thám. Đáng chú ý là các đợt khảo sát Đồng Rui, Đông Hải,
Đông Ngũ, Hải Lạng, Tiên Lãng. Những đợt khảo sát trên được tiến hành bài bản về các phương pháp phân tích cấu trúc các quần xã thực vật, các dấu hiệu của quần xã trên ảnh viễn thám, các điều kiện tự nhiên, nhân tác liên quan tới sự hình thành quần xã thực vật, định loại các loài thực vật bằng phương pháp giúp đỡ của các chuyên gia tại chỗ hoặc thơng qua hình ảnh chụp tại thực địa về phân tích trong phịng thí nghiệm....Những số liệu này dùng để:
a/ Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật:
Các phương pháp được sử dụng khác nhau cho nghiên cứu cấu trúc và thành phần loài của quần xã. Trong những nghiên cứu này sự cần thiết để so sánh về số lượng về mức độ chi tiết của các điểm thu mẫu được lựa chọn được đánh giá trong những vùng nghiên cứu điểm và nó được xem là hình mẫu để có thể đưa ra những nhận định chung trong một vùng rộng lớn. Tất cả những đánh giá tổng hợp đều phải nói lên được mối liên hệ giữa các quần xã với môi trường. Chúng được tổng hợp từ các phương pháp sau:
1. Mơ tả và phân tích cấu trúc: Những phương pháp được tiến hành dựa trên
cơng bố của các tác giả có uy tín. Quan điểm nghiên cứu được dựa trên phương pháp của Rollet (1974) và báo cáo của UNESCO về hệ sinh thái rừng nhiệt đới (1979)
2. Sử dụng tư liệu viễn thám – bản đồ, dùng bản đồ và ảnh vệ tinh để tăng
cường khả năng phân tích lập vùng điều tra chuẩn trên thực địa. Các điểm khảo sát và tuyến khảo sát được thiết lập trải rộng qua tất cả các đơn vị của các hệ sinh thái khác nhau. Các điểm khảo sát được định vị toạ độ bằng GPS trên bản đồ. Từ đó thiết lập hệ thống tuyến khảo sát và các hệ thống điểm quan sát lấy mẫu. Tuyến khảo sát của chúng tôi thiết lập qua tất cả hệ sinh thái.
b/Đánh giá tính đa dạng thực vật :
+ Điều tra thành phần hệ thực vật theo quan niệm và phương pháp truyền thống, định loại mẫu vật theo phương pháp chuyên gia và phương pháp so sánh hình thái. Ngồi ra, báo cáo kế thừa các tư liệu khoa học đã công bố khác của các nhà thực vật học có uy tín đã cơng bố (trong danh mục tài liệu tham khảo),từ đó lựa chọn một số lồi đã xác định hoặc có khu phân bố phủ lên vùng nghiên cứu.
+ Đánh giá tính đa dạng sinh học thành phần loài, đặc trưng cấu trúc thành phần lồi của hệ thực vật. Tính đa dạng về các mối quan hệ giữa hệ thực vật vùng nghiên cứu với các hệ thực vật khác, nhằm khẳng định tính độc đáo của hệ thực vật có hoặc khơng.
+ Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật vùng nghiên cứu dựa trên sự phân tích nơi tập trung cao nhất ranh giới các khu phân bố của các taxon thực vật bậc lồi. Các phân tích của tác giả tiến hành theo qui luật khu phân bố địa lý và phân vùng địa lý thực vật, các quan niệm này thống nhất với kết quả phân tích yếu tố địa lý hệ thực vật Bắc Việt Nam (kéo dài tới vĩ tuyến 12) của Pocs’ T. (1965).. Các dẫn liệu này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ đa dạng và sự giao thoa phức tạp giữa hệ thực vật vùng nghiên cứu với các hệ thực vật khác.
+ Đánh giá tính đa dạng bản chất sinh thái hệ thực vật. Các nguyên tắc đánh giá dựa trên sự phân chia dạng sống thực vật của Raunker (1937).
Người đầu tiên đưa ra cách phân loại dạng sống là C. Raunkiaer, sau này được gọi là Raunkiær's plant life forms (phổ dạng sống của Raunkiaer – 1934) . Sau này dạng sống của C. Raunkiaer được vận dụng cho nghiên cứu hệ thực vật và chi tiết hóa thêm như sau:
A.Phanerophytes (Ph): Là cây chồi trên, có chồi tái sinh cách mặt đất từ 25cm trở lên
1. Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao từ 25m trở lên 2. Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ 8m – 25m
3. Microphanerophytes: Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m 4. Nanophanerophytes: Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m 5. Epiphytes: Gồm các lồi bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây và bám trên đá...
6. Liannes: Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo. 7. Herbaceous: Cây chồi trên thân thảo hóa gỗ
B. Chamaephytes (Ch): Cây chồi thấp cách mặt đất dưới 25 cm
C. Hemicryptophytes (He): Cây có chồi nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ D. Cryptophytes (Cr): Chồi nằm dưới đất hay đất dưới nước
E.Therophytes(Th): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt
+ Đánh giá tính đa dạng và mức độ giàu loài quý hiếm ( theo IUCN, trong sách đỏ Việt Nam, 2007), lồi có giá trị tài nguyên. (theo”Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - Prosea, 1995”)
2.2.3. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp này được sử dụng trong việc thành lập bản đồ thảm thực vật. Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp thông tin là Mapinfo 15.0 được hỗ trợ và liên kết với các tính năng của Window 7. Tư liệu được dùng là bản đồ địa hình số hóa dưới dạng shape files có thể truy xuất cho các phần mềm ARC GIS và Mapinfo, tỷ lệ gốc 1/50.000 và 1/ 25 000, định dạng trong hệ qui chiếu WGS – 84 tích hợp với lưới chiếu UTM và lưới chiếu VN 2000 theo qui chuẩn Việt Nam. Các lớp thông tin được xử lý như là các dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính, trong một bộ cơ sở sữ liệu của GIS. Về quy trình thành lập bản đồ, chúng tơi vận dụng quy trình Kuchler (1967) với những bước như sau:
Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vât… dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết hợp với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các đối tượng của lớp phủ thực vật. Xây dựng khóa giải đốn sơ bộ và bản đồ phân tích vùng khóa.
Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát, kiểm tra các đối tượng đã được định loại bước đầu trên ảnh, tiến hành mô tả và thu nhập số liệu về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng, hiệu chỉnh ranh giới của đối tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đốn.
Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đốn, kết hợp tư liệu thu thập trước và trong quá trình thực địa để thành lập bản đồ lớp phủ thực vật trên ảnh vệ tinh. Đồng thời số hóa các lớp thơng tin về giao thơng, thủy văn, địa hình trên phần mềm Mapinfo 15.0
Những nội dung chính trong qui trình là:
+ Tổ chức thơng tin theo các tập tin, phân tích và nhập số liệu từ raster ảnh vệ tinh +Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng
+ Phân tích các thuộc tính trong bảng chú giải + Các thuộc tính cấu trúc từng quần xã
+ Liên kết thơng tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ, tạo cơ sở dữ liệu chồng ghép theo tiêu chí nhất định
+ Các phương pháp xử lý GIS: phân loại, nội suy, tích hợp các lớp thơng tin, các thuật tốn tạo mơ hình thích ứng với mục đích nghiên cứu, trả lời các câu hỏi liên quan tới thảm thực vật và định hướng sử dụng hợp lý
+ Liên kết chồng xếp các lớp thông tin địa lý để xử lý GIS và tạo bản đồ tổng hợp cuối cùng