STT
Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Phần trăm (%) so với tổng số loài
1 Fabaceae Họ Đậu 628 5.41
2 Orchidaceae Họ Lan 621 5.35
3 Poaceae Họ Lúa 516 4.45
4 Rubiaceae Họ Cà phê 425 3.66
5 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 405 3.49
6 Cyperaceae Họ Cói 325 2.80
7 Asteraceae Họ Cúc 293 2.53
8 Lauraceae Họ Long não 244 2.10
9 Fagaceae Họ Dẻ 213 1.84
10 Acanthaceae Họ Ơ rơ 195 1.68
Đối với hệ thực vật vùng nghiên cứu, mười họ thực vật giầu nhất của hệ thực vật có tổng số lồi là 174 lồi chiếm tỷ trọng 45% tổng số loài hệ thực vật, trong khi đó 10 họ giầu lồi nhất của Việt Nam là 3865 loài chiếm 37,9% hệ thực vật.
So với hệ thực vật Việt Nam, tỷ trọng đó có sự thay đổi. Chỉ có 5 trong số 10 họ trùng nhau (Lúa Poaceae, Đậu Fabaceae, Thầu dầu Euphorbiaceae, Cúc Asteraceae, Cói Cyperaceae) 5 họ khơng trùng là họ Cỏ roi ngựaVerbenaceae , Dâu tằm Moraceae, Bầu bí Cucurbitaceae, Bơng Malvaceae, Bạc hà (Húng) Lamiaceae. Nếu xét tỷ trọng 10 họ giàu loài kể trên, trong hệ thực vật Việt Nam chúng chiếm khoảng 37,9% tổng số loài đã biết của hệ thực vật. Sự khác biệt tương đối lớn này phản ánh hệ thực vật sống trong điều kiện sinh thái khá cực đoan (ảnh hưởng của môi trường nhiễm mặn) nên mức độ đa dạng loài của hệ thực vật kém hơn nhiều so với hệ thực vật nhiệt đới điển hình. Tuy vậy, so với hệ thực vật ở các vùng có điều kiện cực đoan khác (vùng hàn đới) chúng đều là những hệ thực vật nhiệt đới đa dạng hơn nhiều và cấu thành các hệ sinh thái ngập mặn có giá trị to lớn về tài nguyên và vai trị sinh thái mơi trường.
3.2.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật:
Tính thích ứng sinh thái của thực vật được hiểu là sự đa dạng về dạng sống nhằm thích ứng được với các điều kiện sống bất lợi nhất cho chúng để tồn tại và lặp lại chu kỳ sinh trưởng. Để đánh giá được bản chất sinh thái của hệ thực vật cần phải tiến hành đánh giá phân loại dạng sống của các loài thực vật và phổ dạng sống do chúng tạo thành. Trên cơ sở thu thập số liệu và mẫu vật thực vật và xác định dạng sống của từng lồi chúng tơi đã thống kê trong bảng danh lục [phần phụ lục] và xác định tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật vùng nghiên cứu như sau: