Tổng hợp kết quả điều tra, xây dựng quy hoạch và kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 5 hay 10 năm tới. Giám sát các hoạt động lâm sinh như nuôi dưỡng rừng, tỉa thưa, diệt trừ sâu bệnh hại rừng, cải thiện lập địa để nâng cao chất lượng rừng
3.3.3. Thực hiện các chương trình phục hồi rừng ngập mặn, phù hợp với điều kiện tự nhiên và diễn thế sinh thái điều kiện tự nhiên và diễn thế sinh thái
Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là hệ thống sinh thái mở, quá trình diễn thế tự nhiên diễn ra rất rõ rệt trong rừng ngập mặn do sự thích nghi của từng lồi cây với điều kiện mơi trường, mỗi lồi cây chỉ thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định.
Hình 3.11. Trồng rừng ngập mặn ở Tiên Yên
Rừng ngập mặn ở vùng cửa sông ven biển là hệ thống sinh thái mở, quá trình diễn thế tự nhiên diễn ra rất rõ rệt trong rừng ngập mặn do sự thích nghi của từng lồi cây với điều kiện mơi trường, mỗi lồi cây chỉ thích ứng với một điều kiện lập địa nhất định. Các yếu tố môi trường chi phối sinh trưởng của các quần thụ là các yếu tố như độ sâu và thời gian ngập nước, độ mặn của nước, đặc tính của đất, sóng và dịng chảy.
Từ phía đất liền ra phía biển, các yếu tố mơi trường sẽ thay đổi, những yếu tố này cũng thay đổi theo mùa, theo chế độ thủy văn từ phía thượng nguồn và các tác động của biển. Việc cải tạo rừng theo hướng này sẽ tạo nên cấu trúc rừng đa tầng, đa lồi, làm tăng khả năng chống gió, bão, hạn chế động lực của sóng và dịng chảy, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
3.3.4. Giám sát tác động môi trường nước của hệ sinh thái
Nước và chế độ độ thủy văn là yếu tố chi phối các tác động môi trường ở rừng ngập mặn. Việc đắp đê, làm kênh, xây kè, hoặc các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng thường gây nhiều tác động môi trường ở rừng ngập mặn.