Giá trị đa dạng sinh học thựcvật hệ sinh thái ngập mặn huyên Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền vững (Trang 49 - 52)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.5. Giá trị đa dạng sinh học thựcvật hệ sinh thái ngập mặn huyên Tiên Yên

Cũng như các hệ sinh thái ngập mặn khác trong khu vực, hệ thực vật vùng nghiên cứu chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên thực vật cho đời sống xã hội và chức năng sinh thái môi trường. Cho tới nay, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác định có 355 lồi cây có giá trị sử dụng chiếm 91,96% tổng số lồi của hệ thực vật. Các lĩnh vực sử dụng chính được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.8. Các nhóm cơng dụng chính của tài ngun thực vật vùng nghiên cứu

Công dụng Số loài Phần trăm so với tổng số loài (%)

Gỗ 12 3.15 Giấy - sợi 8 2.10 Tinh dầu 4 1.05 Dầu béo 2 0.52 Nhựa 1 0.26 Ta nin 3 0.79 Thuốc 171 43.88 Chất nhuộm 3 0.79 Cây cảnh 37 9.71

Thức ăn cho người 80 20.09

Thức ăn cho gia súc 33 8.46

Xây dựng 1 0.26

Tổng 355 91,96

Tương quan số lượng lồi trong mỗi nhóm cơng dụng được thể hiện trong biểu đồ sau (hình 3.4.)

Hình 3.4. Tương quan tỷ lệ đa dạng và giá trị sử dụng của các loài thực vật hệ sinh thái ngập mặn huyện Tiên Yên

Về nhóm cây làm thuốc

Chiếm tỷ lệ cao nhất trong giá trị sử dụng, gồm 171 loài, trong số đó có nhiều lồi đã được người dân sử dụng phổ biến trong đời sống của mình, có thể liệt kê một số loài tiêu biểu như sau:

Bảng 3.9. Các lồi cây làm thuốc chính của hệ sinh thái ngập mặn huyện Tiên Yên

Tên khoa học Tên Việt Nam

Anethum graveolens L. Thìa là

Apium graveolens L. Cần tây

Coriandrum sativum L. Rau mùi

Eryngium foetidum L. Mùi tàu

Hydrocotyle sibthorpioides Lam. Rau má lá mơ

Bidens pilosa L. Đơn buốt

Blumea lacera (Burm.f.) DC. Cải trời

Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce Xương sông

Chrysanthemum coronarium L. Rau cúc

Enydra fluctuans Lour. Rau ngổ

Gynura procumbens (Lour.) Merr. Bầu đất

Momordica charantia L. Mướp đắng

Erythrina variegata L. Vông nem

Elsholtzia ciliata Hyland Kinh giới

Ocimum basilicum L. Húng chó

Nelumbo nucifera Gaertn. Sen

Polygonum odoratum Lour. Rau răm

Portulaca oleracea L. Rau sam

Ixora coccinea L. Mẫu đơn

Citrus limonia Osb. Chanh

Houttuynia cordata Thunb. Diếp cá

Clerodendrum cyrtophyllum Tucrz. Bọ mẩy, bọ nẹt

Curcuma longa L. Nghệ

Corchorus olitorius L. Rau đay quả dài

Helianthus annuus L. Hướng dương

Launea sarmentosa (Willd.) Sch.-Bir ex Kuntze Sa sâm việt

Suaea maritima (L.) Dunn Rau muối biển

Sauropus androgynus (L.) Merr. Rau ngót

Canavalia lineata A.DC. Đậu đao biển

Crotalaria pallida Aiton Sục sặc

Sesbania javanica Miq. Điền thanh

Rotala indica (Willd.) Koehne Vảy ốc

Oxaliscorniculata L. Chua me đất hoa vàng

Polygonum barbatum L. Nghể râu

Polygonum orientale L. Nghể bà

Polygonum pulchrum Bl. Nghể nước

Limnophila aromatica Merr. Rau ngổ

Trapa bicornis Osb.var.cochinchinensis (Lour.) Gluck ex Steenis Ấu nước

Allium fistulosum L. Hành

Monochoria hastata (L.) Solms Rau mác thon

Monochoria vaginalis (Burm.f.) J.Presl Rau mác bao

Về nhóm cây gỗ:

Gồm 12 loài (chi tiết thống kê trong danh lục thực vật – phần phụ lục), chủ yếu là các loài cây gỗ trong rừng ngập mặn, rừng trồng trên cát ven biển và các cây gỗ rải rác trên bờ ít nhiều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Vai trị chính là chắn sóng, tạo bãi bồi lấn biển, ngồi ra có thể sử dụng gỗ trong một số công dụng dân dụng nhưng chất lượng không cao

Các nhóm cơng dụng khác

Nhìn chung các giá trị sử dụng tài nguyên khác như giấy sợi, thức ăn gia súc, thức ăn cho người, nguyên liệu giấy sợi, tinh dầu, nhựa…trong hệ thực vật không đa dạng như các hệ thực vật trên cạn khác, chủ yếu là các loài cây trồng hoặc cây tự nhiên mọc rải rác ít có giá trị tạo thành vùng ngun liệu rộng lớn. Giá trị cao nhất của hệ thực vật là tạo thành nơi sống tự nhiên phong phú cho sự cư trú cho các loài động vật biển ven bờ có giá trị kinh tế, ngồi ra chức năng sinh thái, phịng hộ mơi trường được xem là một trong những giá trị cao nhất của rừng ngập mặn nơi đây.

Nhiều loài thực vật tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, là tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền vững (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)