Để đảm bảo chất lượng môi trường nước cần giám sát hiện trường, khơi thông những vùng bị ngập úng để nước lưu thông thuận lợi, tạo những rãnh dẫn thủy triều lên những nơi địa hình cao, đất khơ. Về lâu dài cần thực hiện quy hoạch tổng thể về quản lý nước toàn vùng, thiết lập hệ thống các cơng trình giao thơng và các cơng trình quản lý nước như hệ thống đê, cầu, cống và đập tràn, tương thích với chế độ thủy văn tự nhiên của vùng cửa song, đảm bảo quá trình sinh trưởng phát triển của rừng, bảo vệ được giá trị đa dạng sinh học và các chức năng khác của hệ sinh thái.
3.3.5. Các giải pháp về kinh tế – xã hội
Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng cho quá trình quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. Quá trình này cần được thiết lập trên cơ các quy chế quản lý chi tiết là cho các nhóm lợi ích của các bên liên quan hài hòa với lợi ích của tồn xã hội. Tăng cường hiệu quả của các sách quản lý bằng cách lồng ghép các biện pháp giáo dục, cấp giấy phép quản lý sử dụng tài nguyên với các biện pháp hành chính.Cần nghiên cứu sự phụ thuộc của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các nguồn tài nguyên của rừng ngập mặn. Đánh giá những tác động của các dự án phát triển và các chính sách đối với các cộng đồng dân cư địa phương. Xây dựng khung pháp lý bảo vệ môi trường, loại bỏ, giảm bớt hoặc hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm. Đào tạo cán bộ quản lý lâm nghiệp theo hướng quản lý
tổng hợp. Người quản lý rừng ngoài việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng cần phải biết bảo vệ và sử dụng bền vững các giá trị khác của rừng như tổ chức du lịch sinh thái, quản lý các nguồn tài nguyên thủy sản ở rừng ngập nước và các nguồn tài nguyên ngoài gỗ.
3.3.6. Phát triển du lịch sinh thái