Cơ sở khoa học của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 104 - 107)

cơng tác giải phóng mặt bằng

3.1.1. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cơng tác giải phóng mặt bằng

Các văn bản pháp lý chủ yếu của Thành phố về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai (quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC) và Luật thủ đô Thành phố đã ban hành các văn bản pháp lý chủ yếu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC như sau:

Quyết định số 118/2004 /QĐ-UBND ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hà nội về việc phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ngành Thành phố trong việc tổ chức thực hiện công tác GPMB, TĐC trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND thành phố về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND ngày 13/09/2009 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội. Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 07/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành

phố về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17/07/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô (Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô).

Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 18/07/2013 của UBND TP Hà Nội về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà TĐC làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 6239/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND TP Hà Nội về việc quy định trình tự, thủ tục ban hành quyết định về kế hoạch tổ chức thực hiện thu hồi đất, khảo sát, điều tra, kiểm đếm và các biện pháp thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; ban hành quyết định phân kỳ thu hồi đất, giao đất, giải phóng mặt bằng.

Luật đất đai số 45 ngày 29/11/2013.

Nghị định của Chính phủ: số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất; số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các nghị định của chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng cơng tác giải phóng mặt bằng

Thành ủy Hà Nội vừa có Nghị quyết số 08/NQ-TU nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Đây được coi là đòn bẩy để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như bảo đảm quyền lợi của người bị

thu hồi đất.

Theo báo cáo, từ năm 2010 đến tháng 6-2016, trên địa bàn thành phố có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hồn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở.

Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu hồn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án (trong đó có 52 dự án, cơng trình trọng điểm) với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới hơn 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân. Đó là lượng công việc khổng lồ, bởi ngay cả trong những năm gần đây, khi chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tương đối đầy đủ và rõ ràng, việc thực hiện thu hồi đất vẫn luôn gặp khơng ít khó khăn. Nhiều dự án kéo dài do khiếu kiện với nhiều nguyên nhân, khiến một số dự án kéo dài tới cả chục năm chưa triển khai được, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất và khiến dự án đội giá nhiều lần.

Nghị quyết số 08 đánh giá, trong quá trình triển khai dự án, cơng tác giải phóng mặt bằng vẫn là cơng việc có nhiều khó khăn, phức tạp và bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Đó là: Tiến độ giải phóng mặt bằng của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm. Việc giải quyết yêu cầu tái định cư chưa đồng bộ, có mặt cịn bất cập. Tình trạng khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng vẫn diễn biến phức tạp. Việc công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện cịn hạn chế. Cơng tác tuyên truyền, vận động có lúc, có dự án chưa được thực hiện sâu rộng. Thiếu các giải pháp đột phá về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng. Nghị quyết số 08 đưa ra định hướng phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Có cơ chế, chính sách để khuyến khích người phải di chuyển chỗ ở thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân. Giảm dần các vụ việc khiếu kiện, không để phát

sinh “điểm nóng” và tình trạng khiếu kiện đơng người do ngun nhân thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Đáng chú ý, thành phố sẽ xây dựng cơ chế, chính sách, sử dụng vốn Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án và giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” chuẩn bị mặt bằng thực hiện các dự án. Thành phố cũng khuyến khích các hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư được nhận hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư theo phương thức tự nguyện; đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng nhà tái định cư theo tiêu chuẩn nhà ở để phục vụ nhu cầu tái định cư; đa dạng hình thức tái định cư, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp.

Đối với khu vực nơng thơn ngồi vùng quy hoạch phát triển đô thị, thành phố giao UBND các huyện quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để giao đất cho các hộ dân. Nghiên cứu, xem xét phương án xây dựng nhà ở chung cư tại các khu vực phù hợp (các khu vực nông thôn nhưng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) để phục vụ tái định cư chung cho khu vực.

Nhìn nhận về những vấn đề này, các chuyên gia đều cho rằng đó là những chủ trương hồn tồn đúng đắn. Bởi khi thực hiện quy hoạch đi trước một bước sẽ giải quyết được những vấn đề đặt ra trong cơng tác giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, phải quan tâm, chia sẻ với người dân, nhất là với những hộ phải di dời đến nơi ở mới. Nơi ở mới phải có chất lượng sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Ngoài ra, cần thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các cơ chế chính sách, lợi ích của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, tạo cơ sở để thực hiện giám sát, giúp người dân có đất thu hồi yên tâm thực hiện trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)