Định hướng phát triển của huyện Thanh Trì đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

2.6.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Theo kết quả thu thập và phân tích của phịng tài ngun và mơi trường huyện Thanh Trì cho thấy.

Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị sản xuất của toàn huyện tăng 8,3%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 91% so với dự toán thành phố giao, tăng 41% so với cùng kỳ 2015. Tính đến hết năm 2015, cả 15/15 xã của huyện đã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hiện đang tập trung hồn thiện hồ sơ đề nghị Chính phủ cơng nhận huyện đạt chuẩn huyện nơng thơn mới.

Thanh Trì nằm trong khu vực phát triển mở rộng đô thị trung tâm song kinh tế của huyện cịn nhiều khó khăn, vì vậy huyện đề nghị thành phố có cơ chế đặc thù để lại cho huyện các nguồn tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, huyện cũng đề nghị thành phố quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị để phấn đấu đến 2020 huyện Thanh Trì phát triển thành quận.

Để đạt được mục tiêu đó, huyện Thanh Trì cân đối lại tất cả các dự án giao thơng trên địa bàn, tính tốn đến cả các khu đơ thị, khu tái định cư để quy hoạch và triển khai đề án giao thông đi trước một bước. Theo Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội, Thanh Trì hiện là huyện được đầu tư cơng cũng như có số dự án quy hoạch quy mô lớn nhiều nhất so với các huyện còn lại của thành phố, vấn đề chỉ là thực hiện danh mục quy hoạch này ra sao để hiệu quả.

Bộ mặt của Thanh Trì những năm gần đây đã chuyển biến mạnh mẽ, không chỉ xây dựng đô thị mà còn là một trong những huyện đứng đầu thành phố về xây dựng nông thôn mới. Dù vậy, Thanh Trì vẫn cịn nhiều khó khăn mà ngun nhân đầu tiên là do cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thậm chí quy hoạch điện vẫn chậm hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Thanh Trì là huyện có xuất phát điểm thấp nên cần phải nỗ lực hơn thì mới có thể chớp được thời cơ để phát triển, nhất là phải có các giải pháp đột phá để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Muốn vậy, huyện phải cố gắng thực hiện tốt

các giải pháp, mục tiêu đề ra, thường xuyên đánh giá việc thực hiện các mục tiêu này để kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh cho phù hợp.

Mặt khác, trong quá trình phấn đấu từ huyện lên quận, cơ cấu kinh tế của Thanh Trì trong 5 năm tới vẫn sẽ là công nghiệp – dịch vụ - nơng nghiệp nhưng trong đó sẽ phải tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ. Vì thế, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động Thanh Trì cũng phải tính tốn đến đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp để đảm bảo chủ động về nguồn nhân lực.

2.6.2. Phương hướng thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Thanh Trì đến năm 2020

Theo kết quả thu thập và phân tích của TTPTQĐ huyện Thanh Trì cho thấy. Trước mắt, công tác bồi thường GPMB cần tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường GPMB, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục đầu tư huy động vốn, tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu tái định cư, phục vụ kịp thời công tác GPMB cho các cơng trình đang được triển khai. Để đảm bảo công tác bồi thường GPMB được thực hiện tốt, đúng thời gian, toàn diện, ổn định và lâu dài cần thống nhất một số phương hướng sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi thường hỗ trợ, GPMB trong q trình xây dựng và phát triển đơ thị thành phố theo hướng CNH - HĐH. Phải thấy rõ GPMB là trách nhiệm chung của toàn huyện, cần có sự quan tâm, tham gia đồng bộ, hiệu quả của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các chủ dự án và nhân dân.

- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực quản lý, giám sát thi cơng cơng trình, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch đề ra, báo cáo lãnh đạo kịp thời những vướng mắc trong xây dựng để có phương án giải quyết thích hợp.

- Việc lập phương án xác định điểm GPMB, bố trí tái định cư phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo cân đối, hợp lý trong quy hoạch tổng thể thành phố và thực hiện công khai trong nhân dân. UBND huyện giao nhiệm vụ cho các ngành

chức năng lập phương án tổng thể về quỹ đất, nhà tái định cư trên địa bàn huyện. Báo cáo và xử lý kịp thời những vướng mắc liên quan.

- GPMB đến đâu phải tổ chức quản lý đến đó để triển khai xây dựng, kiên quyết khơng để đất bị lấn chiếm hoặc bỏ hoang hóa sau GPMB.

- Đối với trường hợp cố tình khơng thực hiện tháo dỡ thì có phương án tổ chức cưỡng chế, dứt khoát bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch.

Chương 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẤY NHANH CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG TẠI CÁC DỰ ÁN TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)