Giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký một cấp huyện nhà bè (Trang 94 - 102)

Bất kỳ một hoạt động nào cũng cần có kinh phí để thực hiện. Tài chính là một trong những yêu cầu tiên quyết cho mọi hoạt động. Công tác cấp giấy chứng nhận muốn được hồn thành tốt thì đặc biệt phải cần kinh phí cho các cơng việc như:

- Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt để đưa cơng nghệ thơng tin vào quy trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, quản lý thông tin đất đai và nhà ở.

- Kinh phí để cập nhật hệ thống hồ sơ quản lý đất đai như đo đạc, khảo sát, lập bản đồ địa chính, lưu trữ hồ sơ.

- Kinh phí để đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc

Hiện nay nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho cơng tác cấp giấy chứng nhận cịn eo hẹp, lại chưa kịp thời. Vì vậy các cơ quan quản lý, chính sách tài chính cần nghiên cứu để có những chính sách cụ thể như: một mặt tăng cường đầu tư kinh phí, mặt khác nghiên cứu quy định rõ các thủ tục hành chính về đăng ký đất đai được thực hiện theo hình thức dịch vụ hành chính cơng, vừa để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, từng bước tạo cơ chế cho Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động tự chủ về tài chính đảm bảo tự thu, tự trang trải kinh phí hoạt động cho hệ thống văn phịng đăng ký đất đai, có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện trích kinh phí thu được từ nguồn thu tiền sử dụng đất để phục vụ công tác đăng ký đất đai tại cấp xã, tại văn

phòng đăng ký, phịng Tài ngun và Mơi trường khi xử lý tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều

kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hồ xã hội

chủ nghĩa Việt Nam có ghi nhận“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là

tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. Đất đai gắn liền với việc sản xuất và cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Việc GCN QSD đất QSH nhà ở và

tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trị quan trọng trong cơng tác QLNN về đất đai nói chung và cơng tác cảu cách thủ tục hành chính về đất đai nói riêng. Có hồn thành việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì mới triển khai thì tốt được việc quản lý. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu đăng ký cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày càng cao. Cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một nội dung quan trọng, có mối quan hệ mật thiết với các nội dung khác của QLNN về đất đai; giúp nâng cao hiệu quả QLLN về đất đai.

Nhà Bè là một huyện ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh. Nhà Bè đang trong q trình đơ thị hố với tốc độ cao. Trong thời gian qua nhu cầu về GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Điều này đặt ra yêu cầu các CQNN trên địa bàn huyện Nhà Bè phải tăng cường hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Huyện Nhà Bè đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hoạt động này trên địa bàn huyện ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tuy nhiên việc việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn cũng tồn tại nhiều hạn chế, địi hỏi huyện Nhà Bè phải có

nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế này đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã tiến hành và hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đặc biệt đã chỉ rõ các nội dung của hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn cấp huyện làm cơ sở cho việc tiếp cận thực trạng trong chương 2. Luận văn cũng đã tiến hành phân tích thực trạng cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, trong đó đã làm rõ cách thức huyện Nhà Bè đã triển khai để thực hiện công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cũng như chỉ ra những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác này. Luận văn cũng đã dựa trên các định hướng của Đảng và Nhà nước để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nhà Bè. Như vậy luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn và bản thân cũng còn những hạn chế trong công tác nghiên cứu khoa học nên luận văn còn những hạn chế nhất định.

2. Kiến nghị

Từ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận được nghiên cứu, đề tài có những kiến nghị sau:

- Với các bộ, ngành Trung ương:

Đề nghị Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính ban hành mẫu Phiếu chuyển thơng tin địa chính, Quyết định cơng nhận quyền sử dụng đất đến từng người sử dụng đất để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

- Với Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh:

+ Đề nghị UBND thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh hàng quý làm việc với UBND huyện để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các trường hợp đề nghị xem xét cấp giấy chứng nhận có nhiều vướng mắc, còn tồn lại trong nhiều năm qua.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiê ân thông tin đại chúng để vận động người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đăng ký đất đai;

+ Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai Dự án tổng thể xây dựng hệ thống thơng tin Hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai điện tử cho huyện Nhà Bè giai đoạn 2020-2025.

- Với Uỷ ban nhân dân huyện Nhà Bè:

+ Đề nghị UBND huyện thường xuyên tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng cho yêu cẩu công việc trong thời đại đổi mới, để áp dụng được những thành tựu khoa học vào trong công việc.

+ Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc đăng đất đai, cấp giấy chứng nhận và kịp thời xem xét chỉ đạo tháo gỡ các trường hợp vướng mắc.

+ Chỉ đạo các ngành chức năng của huyện và UBND cấp xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận.

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động các chủ sử dụng đất về chính sách đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn.

- Với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:

+ Chủ động thực hiện tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước về đăng ký đất đai tại các thơn, xóm, cụm dân cư dưới nhiều hình thức như: truyền thanh, bảng tin, cơng khai tại nhà văn hố các thơn, xóm.

+ Đơn đốc, giám sát ban địa chính xã, bộ phận một cửa của UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm trong viê âc tham mưu cho Chủ tịch UBND xã kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch để phục vụ công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận..

Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã rất cố gắng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Chơn Thành chỉ dừng ở mức độ khái quát nhất định, chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với từng xã, thị trấn. Vì vậy, những giải pháp kiến nghị mang tính tổng quát và gợi mở, cần được nghiên cứu sâu hơn. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để luận văn được hồn thiện và tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình ở cấp cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT "Quy

định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, Quy

định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày

16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

4. Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật đất đai 2013.

5. Chính phủ (2017), Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, sửa đổi , bổ sung một số nghị

định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

6. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu

tiền sử dụng đất.

7. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2007), Cơ sở Địa chính. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

8. Đào Xuân Bái (2002), Giáo trình “Hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất”, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình "Quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Lê Đình Thắng (2000), Giáo trình "Đăng ký thống kê đất đai", Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Thái Thị Quỳnh Như, Phạm Thị Phin (2010), Hệ thống đăng ký đất đai. Tập bài

giảng, Trường ĐHKH Tự nhiên.

12. Tổng cục Quản lý đất đai (2012), Báo cáo kinh nghiệm quản lý đất đai ở nước

ngoài, Hà Nội.

13. Trần Văn Tuấn (2015), Bài giảng Hệ thống quản lý đất đai, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên.

14. Phạm Quang Tuấn (2007), Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng, Nxb. Đại học Quốc gia, HN - Hội Khoa học đất.

15. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2015), Quyết định số 42/2015/QĐ-

Ban hành Quy chế phối hợp trong cơng tác quy định thủ tục hành chính, cơng bố và cơng khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

16. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2018), Quyết định số 1774/QĐ-

UBND ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc cơng bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Mơi trường tại thành phố Hồ Chí Minh.

17. Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè (2015 – 2019), Các Báo cáo thuyết minh về

Kiểm kê, thống kê đất đai của UBND huyện Nhà Bè.

18. Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè (2015 – 2019), Các Báo cáo về tình hình đăng

ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở giai đoạn 2015 – 01/7/2019 của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai) huyện Nhà Bè.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai năm 2013.

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CỦA HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN: TẠI HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

1. Thông tin chủ sử dụng và sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Họ và tên: ………………………………………………………………….. Địa chỉ:……………………………………………………………………...

2. Thông tin thửa đất

2.1. Thửa đất số:…………… 2.2. Tờ bản đồ số:………………. 2.3. Địa chỉ tại:……………...................................................................... 2.4. Diện tích:……… m2 Hình thức sử dụng: + Sử dụng chung:………m2 + Sử dụng riêng:………..m2 2.5. Mục đích sử dụng đất:…… 2.6. Thời hạn sử dụng đất:……… 2.7. Nguồn gốc sử dụng đất:………………………………………………

3. Tài sản gắn liền với đất (nếu có):

3.1. Loại tài sản (ghi loại nhà hoặc loại cơng trình): ……………………. 3.2. Diện tích xây dựng (ghi xây dựng của nhà hoặc cơng trình) ……….. 3.3. Thơng tin khác (đối với nhà) gồm: Số tầng:….. Kết cấu: ………….

4. Thửa đất của ông (bà) đã được cấp GCN chưa?

 Đã được cấp giấy CNQSDĐ  Chưa được cấp giấy CNQSDĐ

 Đang làm thủ tục đăng ký cấp giấy CNQSDĐ

5. Lý do chưa cấp GCN?

 Chưa có nhu cầu  Thủ tục hành chính phức tạp  Thuế  Ngại đến công quyền

6. Những nguyên nhân chưa cấp GCN

 Tiền tiền thuế sử dụng đất cao  Tranh chấp đất đai  Thiếu chứng từ chứng minh nguồn gốc  Thiếu bản vẽ  Chủ sử dụng không cho mượn GCN cũ  Thiếu hướng dẫn

 Không đủ điều kiện cấp GCN  Không biết thủ tục như thế nào  Lý do khác…………………

7. Cơ quan nào gây khó khăn cho ơng bà trong q trình lập hồ sơ cấp GCN

 UBND xã, thị trấn  Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai  Phịng Tài ngun và Mơi trường  Bộ phận một cửa (tiếp nhận và trả kết quả)

8. Theo ông (bà) thủ tục cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân từ khi chuyển về một cấp ( ngành dọc) như thế nào?

 Rất thuận lợi  Thuận lợi  Không thuận lợi

Lý do thuận lợi:

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Lý do không thuận lợi:

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 9. Theo ông bà cơ quan nhà nước cần phải làm gì để việc cấp GCN cho

người dân được thuận lợi?

………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký một cấp huyện nhà bè (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)