CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường giao thông đô thị Hà Nội theo mô hình
2.1.3. Hiện trạng môi trường trong phát triển giao thông Hà Nội
Chúng ta đã biết phát thải khí ơ nhiễm từ hoạt động GTVT là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất ở đô thị, chủ yếu gây ra ơ nhiễm các khí độc hại như CO, NOx, hơi xăng dầu (HmCn, VOCs), bụi chì, benzen và bụi PM2,5 và PM10. Thêm nữa phát triển giao thông Hà Nội còn làm gia tăng khí thải nhà kính và mất cảnh quan mơi trường.
Ơ nhiễm khí NO2 hai bên đường Hà Nội: Đây là nguồn phát thải chủ
yếu từ giao thông, theo kết quả quan trắc và nghiên cứu của ‘chương trình
khơng khí sạch Việt Nam – Thụy sỹ‘ năm 2007 tại Hà Nội thì nồng độ khí
NO2 gần các trục giao thông cao hơn hẳn khác khu vực khác. Tại một số nút giao thơng trong đơ thị thì nồng độ NO2 cũng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần, hình 8.
Hình 8. Nồng độ NO2 trung bình giờ của các khu vực thuộc TP. Hà Nội
Nguồn: (Hoàng Xuân Cơ, 2008)[2]
Nhưng về mức độ ơ nhiễm trung bình tồn Hà Nội thì vẫn nằm dưới tiêu chuẩn cho phép, kết quả thu được từ quan trắc bằng Trạm khơng khí tự động di động thuộc Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và Khu công nghiệp
(CEETIA)– Trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Thực hiện trên tuyến đường Giải Phóng cách bến xe Giáp Bát 200m, thời gian quan trắc 1 tháng chia làm 2 đợt, tần xuất 24h đã cho thấy diễn biến nồng độ khí NO2 theo giờ trong ngày hầu như không biến đổi. Nồng độ NO2 trong các ngày nắng lớn hơn ngày mưa, hay lượng mưa có tác dụng giảm ơ nhiễm NO2.
Ô nhiễm các khí Hidrocacbon thơm: Nồng độ khí benzen, toluen và
xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông. Tại Hà Nội, một số nghiên cứu cho thấy nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) cao nhất ở dọc hai bên các tuyến đường giao thơng và có giảm đi ở các khu dân cư nằm xa các trục đường lớn. Điều này chứng tỏ nguồn gốc của những khí này chủ yếu từ các phương tiện giao thơng.
Hình 9. Nồng độ BTX (benzen, toluen và xylen) trung bình 1 giờ của các khu vực thuộc thành phố Hà Nội khu vực thuộc thành phố Hà Nội
Nguồn: Báo cáo mơi trường quốc gia năm 2007
Ơ nhiễm bụi và tiếng ồn do giao thông Hà Nội: Do đặc điểm của giao
thơng Hà Nội nên khơng khí xung quanh các đường giao thông bị ô nhiễm bụi chủ yếu là do từ mặt đường cuốn lên khi các phương tiện cơ giới tham gia giao thông, đặc biệt tại các nút giao thơng. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng đang diễn ra khắp nơi với quy mô khác nhau cũng là nguồn ơ nhiễm chính hiện nay và trong nhiều năm tới. Nguy hiểm nhất là bụi PM10 và PM2.5 đây là những hạt bụi có kích thước nhỏ, tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và sinh vật. Bụi PM10 trung bình năm của Hà Nội vượt ngưỡng trung bình năm được khuyến nghị của WHO (20 µg/m3).
So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam, tại hầu hết các khu vực của Hà Nội có nồng độ bụi PM10 các năm gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép hình 10 và hình 11.
Hình 10. Diễn biến PM10 TB năm tại một số thành phố từ 2003 – 2006
Hình 11. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm Láng và trạm đặt tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (đường Giải Phóng) từ 1999 – 2006
Nguồn: Trung tâm KTTV Quốc gia, 2007
Cùng với q trình đơ thị hóa, tiếng ồn giao thông ngày một tăng nhanh và mạnh. Tiếng ồn trong giao thơng đơ thị có từ hoạt động của động cơ phương tiện; còi phương tiện,... Theo tổ chức Y tế thế giới mức ồn 65 dBA trở lên có những tác động xấu đối với sức khỏe con người. Đặc tính của tiếng ồn trong các đô thị thường tập trung vào ban ngày do lưu lượng xe tham giao giao thơng lớn. Tiếng ồn trong giao thơng có dạng ”dải” dọc theo đường giao thơng và truyền sóng ra hai bên đường theo từng đợt mỗi khi xe chạy. Cường độ ồn trong giao thông liên quan trực tiếp đến cường độ xe chạy và khoảng cách tới dịng phương tiện.
Ơ nhiễm tiếng ồn giao thơng của nhiều đường phố chính của Hà Nội đã xấp xỉ với mức ồn cho phép cao nhất đối với khu vực dịch vụ thương mại và cao hơn nhiều mức ồn cho phép cao nhất đối với khu dân cư (TCVN 5949- 1998), nhiều lúc, tại một số tuyến đường, mức ồn đạt tới 90-100 dBA hình 12. Hình 12. Diễn biến mức ồn cạnh đường Giải Phóng (Quốc lộ 1) từ 2002-2006
Phát thải khí thải nhà kính do hoạt động giao thơng: Hiện nay, chưa
có thống kê khí thải nhà kính do hoạt động giao thơng Hà Nội, tuy nhiên theo thống kê chung từ hoạt động phương tiện cơ giới trên cả nước thì có xu hướng gia tăng mạnh. Mà nguyên nhân chính là do mật độ phương tiện giao thông cá nhân cao, thêm nữa cơng tác kiểm sốt tuổi phương tiện không thực hiện tốt dẫn đến nhiều phương tiện không đạt tiêu chuẩn vẫn hoạt động. Tỷ lệ phát thải khí nhà kính thơng qua tỷ lệ phát thải CO đã được Trung tâm Quan trắc môi trường tính tốn và thống kê trong bảng sau.
Hình 13. Ước tính khối lượng CO do phương tiện cơ giới đường bộ qua các năm (tấn/năm)
Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường, 2010.[1]
Hiện trạng cảnh quan môi trường Hà Nội (tỷ lệ cây xanh giao thông):
Hà Nội có nhiều khu vực không gian xanh và mặt nước phân bố trên khắp thành phố ví dụ như các sơng, hồ, ao, cơng viên, khu vực cây xanh với nhiều quy mô và chức năng khác nhau sẽ được liên kết thành một mạng lưới rộng khắp khu vực nội thành. Tuy nhiên, trong bối cảnh đơ thị hóa mạnh mẽ, phát triển kinh tế nhanh chóng thì mơi trường ngày càng bị xuống cấp. Các khu vực có cây xanh và không gian mở đang dần vắng bóng. Đất nơng nghiệp đang bị lấn dần, chất lượng khơng khí ngày càm giảm sút, ô nhiễm nước ngầm ngày càng nghiêm trọng, đa dạng sinh học ngày càng mất đi do quá trình định cư và nhập cư của con người. Điều này dẫn đến mật độ cây xanh
trên các tuyến phố của Hà Nội bị thu hẹp. Tỷ lệ cây xanh theo kết quả điều tra tỉ lệ xanh trung bình ở nội thành Hà Nội hiện nay là 2,4m2 xanh/người chỉ số này là quá thấp nếu so sánh với các đô thị khác trên thế giới như ở Paris là 10m2 xanh/người, Moskva là 40m2 xanh/người. Ngay cả trong khu vực Đơng Nam Á thì chỉ số này cũng lên tới 8-10m2 xanh/ người. Với những khu phố cổ thì mật độ cây xanh đường phố chỉ đạt 0,2m2 xanh/người trong khi mật độ dân số là rất cao (1000 người/ha).
Các vấn đề về môi trường cần được lồng ghép vào trong công tác quy hoạch và phát triển giao thơng đơ thị vì mơi trường không phải một vấn đề riêng mà luôn là một phần trong các hoạt động phát triển của Hà Nội.