CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường giao thông đô thị Hà Nội theo mô hình
2.1.4. Tác động của phát triển giao thông tới sức khỏe cộng đồng và kinh tế-xã hộ
tế- xã hội Hà Nội.
Hoạt động giao thông vận tải chủ yếu gây ơ nhiễm khơng khí, bụi và ồn, ...những nguồn ô nhiễm này ảnh hưởng lớn tới đường hơ hấp, thích giác và thị giác. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy khi môi trường khơng khí bị ơ nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, q trình lão hóa được thúc đẩy, chức năng phổi suy giảm gây một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, suy nhược thần kinh. Nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em và người già và những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khơng khí trên đường, trong đó có lực lượng cảnh sát giao thông. Kết quả điều tra của Cụ Y tế (Bộ GTVT) [3] với 1570 mẫu năm 2005 và 2007 ở Hà Nội và TP. Hồ chí Minh đã cho thấy mặc dù tỷ lệ cảnh sát giao thông đạt sức khỏe loại II (loại tốt) là 74.4% nhưng nhiều người mắc từ 2-3 bệnh một lúc và nổi bật trong cơ cấu bệnh của họ là bện tai-mũi-họng chiếm 62.2% bao gồm các bệnh như viêm họng cấp, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai,..
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Cụ Y tế (Bộ GTVT) [3] tháng
12/2010 với tổng số 6000 người được điều tra trong ba năm từ 2007-2009 tại 25 phường cho 5 quận cho mỗi thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp ở Hà Nội cao hơn TP. HCM. Một trong những nguyên nhân chính được xác định là do mơi trường khơng khí ở Hà Nội ô nhiễm hơn, thêm nữa Hà Nội chịu sự biến đổi thời tiết mạnh đặc biệt vào mùa đơng, trong đó trẻ em là nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao người lớn do nhóm tuổi của trẻ nhạy cảm ơn với ơ nhiễm khơng khí.
Bảng 3. Tỷ lệ người lớn đã từng mắc các bệnh đường hô hấp (%)
Thành phố Hà Nội Hồ Chí Minh Viêm mũi 51,50 35,36 Viêm họng 59,20 40,42 Viêm phế quản cấp tính 6,80 2,62 Viêm phế quản mãn tính 2,40 0,59 Hen phế quản 1,87 0,84 Nguồn: Cục Y tế - Bộ GTVT, 2010.[3] Bảng 4. Tỷ lệ trẻ em đã từng mắc các bệnh đường hô hấp (%) Thành phố Hà Nội Hồ Chí Minh Viêm mũi VA 54,20 41,41 Viêm họng 63,64 46,52 Viêm Amidan 20,11 9,48 Viêm phế quản 12,34 3,30 Hen phế quản 1,05 1,56 Nguồn: Cục Y tế - Bộ GTVT, 2010.[3]
Khơng khí bị ơ nhiễm làm gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh do ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng triệu người đặc biệt với sức khoẻ của phụ nữ đang mang thai, thúc đẩy q trình lão hố trong cơ thể sống, suy giảm chức năng của phổi; gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản; gây bệnh ung thư, bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.
Bình thường, một người phải hít vào phổi 20m3 khơng khí. Nhưng trong mùa đơng, trung bình một mét khối khơng khí ở Hà Nội chứa 45 (µg) SO2,
40µg NO2, 31µg O3, 180µg các chất khí hữu cơ độc hại, 135µg các hạt bụi kích thước dưới 10 micron và 65µg hạt bụi kích thước dưới 2,5 µg. Như vậy,
để đạt tiêu chuẩn khơng khí, cần cắt giảm ít nhất 85µg bụi kích thước dưới 10µg trong một mét khối khơng khí mùa đơng. Một nhóm nghiên cứu quốc tế về tác hại của loại bụi này đến sức khoẻ người dân Bangkok đã kết luận rằng, cứ giảm được 10µg bụi trong 1m3 khí, con số tử vong vì bệnh tim mạch sẽ giảm 1-2% và số tử vong vì bệnh hơ hấp giảm 3-6%.[2]
Y học đã ghi nhận nhiều bệnh tật đường hơ hấp do mơi trường khơng khí bị ô nhiễm: Viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mạn, ung thư. Ở Việt Nam, từ năm 2005-2007 đã có 4.908 trẻ em dưới 15 tuổi điều trị tại khoa Nhi - Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội vì mắc các bệnh liên quan đến ơ nhiễm khơng khí; tỷ lệ mắc hen phế quản của dân cư các quận nội thành cao gấp 1,4 lần các huyện ngoại thành.
Năm 2005-2006, tại khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ mắc hen phế quản điều trị của Hà Nội là 23,52%, cao hơn hẳn Hà Tây 6,75%; tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai năm 2001 tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tăng 2,1 lần so với trung bình hàng năm giai đoạn 1991-1995 và tăng 1,9 lần giai đoạn 1996-2000, trong đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD-chronic obstructive pulmonary disease) có chiều hướng gia tăng với tỉ lệ cao nhất là 25,2%.
Tác động tới kinh tế và xã hội: do ô nhiễm môi trường trong phát triển
giao thông đô thị cũng ngày càng trở thành một gánh nặng cho ngân quỹ quốc gia. Ví dụ: Mỗi năm cả nước có khoảng 620 người chết và 1.550 người bị mắc bệnh hô hấp do nồng độ bụi TSP trong khơng khí ngồi trời vượt q tiêu chuẩn VN và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các TP lớn. Năm 2004, Hà Nội mất khoảng 19 triệu USD/năm, TPHCM mất khoảng 49 triệu USD/năm do ơ
nhiễm khơng khí. Năm 2005, mức độ thiệt hại đã tăng lên khoảng 22 triệu USD tại Hà Nội và 52 triệu USD tại TPHCM. (Nguồn: Hội thảo kiểm sốt khí
thải mơ tơ, xe máy tại những thành phố lớn, do Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với Chương trình khơng khí sạch Việt Thụy Sỹ, 2008).
Theo dự báo của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Mơi trường năm 2007 thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có số lượng xe máy khoảng 7 triệu xe và ô tô là khoảng 300.000 xe. Tương đương với lượng phát thải gần 450 triệu tấn CO, hay nhà nước sẽ phải chi khoảng 4.5 tỷ EU tương đương 1.125 tỷ đồng Việt Nam chiếm 0.3% tổng cân đối ngân sách nhà nước năm 2009 (390.650 tỷ
đồng) cho việc giảm phát thải khí nhà kính.
Trên đây là những tác động tới môi trường mà luận văn cho rằng do việc phát triển giao thông đô thị Hà Nội thiếu bền vững về mặt môi trường, để giải quyết vấn đề này cần có giải pháp liên quan đến quản lý và giám sát trong phát triển giao thông Hà Nội.