Tổng quan công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 32)

Đà Nẵng

Theo báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016 được công bố, Đà Nẵng tiếp tục duy trì thứ hạng ở vị trí đứng đầu cả nước. Đây là thành quả ghi nhận cho nỗ lực của UBND thành phố trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cơng khai minh bạch thông tin, tăng kỷ luật, kỷ cương; nâng cao tinh thần thái độ của cán bộ công chức với người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên những đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn chậm, một trong những nguyên nhân là do việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơng tác quản lý đất đai vẫn cịn nhiều hạn chế trong những năm vừa qua (kết quả đánh giá về tình hình ứng dụng CNTT của Sở TN-MT năm 2014 lại đứng ở thứ hạng không cao (đạt 37.55/100).

Như vậy, để lĩnh vực quản lý tài nguyên và mơi trường nói chung, và lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nói riêng có thể bứt phá trở thành một trong những lĩnh vực đáp ứng tốt nhất về dịch vụ công và cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tế của người dân, tổ chức và doanh nghiệp thì Sở Tài ngun và Mơi trường cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Nhận thấy tầm quan trọng của việc hiện đại hóa cơng tác quản lý đất đai, UBND thành phố đã phê duyệt Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2018, định hướng đến 2020 theo Quyết định số 4485/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của UBND Thành phố Đà Nẵng.

Thực hiện theo Quyết định số 4485/QĐ-UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường đã bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần địa chính từ năm 2014, đến nay kết quả đạt được như sau:

- Đã có 5/7 quận (huyện) hồn thành xong cơng tác xây dựng CSDL địa chính (bao gồm quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Thanh Khê, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ), hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục tiến hành xây dựng CSDL địa chính cho huyện Hịa Vang và quận Liên Chiểu, dự kiến đến hết năm 2017 sẽ hồn thành cơng tác xây dựng CSDL địa chính;

- CSDL địa chính được vận hành theo mơ hình tập trung, máy chủ CSDL đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường;

- Triển khai hệ thống phần mềm hệ thống thông tin đất đai VILIS (do Tổng cục Quản lý đất đai hỗ trợ) trong công tác tiếp nhận và xử lý hồ sơ nghiệp vụ đất đai theo cơ chế một cửa;

- Thực hiện việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp từ cơ sở dữ liệu đất đai;

- Khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin đã được UBND thành phố đầu tư triển khai

Sở Tài nguyên và Môi trường đã lựa chọn đơn vị tư vấn hỗ trợ triển khai dự án là Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính - Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường (Đơn vị được Tổng cục Quản lý đất đai giao chủ trì phát triển hệ thống phần mềm hệ thống thông tin đất đai VILIS đã được sử dụng chính thức tại 36 tỉnh, thành. Đây cũng là đơn vị đã triển khai thành công công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đắc Lắc, Thái Nguyên, 9 tỉnh thuộc Dự án hiện đại hóa quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng đang chỉ tập trung vào công tác xây dựng CSDL thành phần địa chính, mà chưa tiến hành xây dựng CSDL đất đai đầy đủ các thành phần như quy định. Nguyên nhân chính là do:

- Tại thời điểm phê duyệt dự án tổng thể của thành phố (năm 2013), Bộ Tài nguyên và Môi trường mới chỉ ban hành quy định kỹ thuật về CSDL địa chính (Thơng tư 17/2010/TT-BTNMT quy định về chuẩn dữ liệu địa chính), quy định về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (Thơng tư 04/2013/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai);

- Địa bàn nghiên cứu của Luận văn (quận Ngũ Hành Sơn) cũng chỉ mới thực hiện xong công tác xây dựng CSDL địa chính;

- Trong thực tế, các tỉnh thành trong cả nước cũng đang tập trung vào công tác xây dựng CSDL địa chính. Nếu xây dựng được CSDL đất đai với đầy đủ các thành phần thì địi hỏi việc đầu tư rất nhiều về nguồn lực tài chính, hạ tầng trang thiết bị CNTT, nguồn lực con người để tổ chức vận hành, khai thác hệ thống có hiệu quả;

Hiện tại, Thơng tư 05/2017/TT-BTNMT (có hiệu lực từ ngày 15/7/2017 và thay thế Thông tư 04/2013/TT-BTNMT) quy định quy trình xây dựng CSDL đât đai đã bổ sung thêm các quy trình xây dựng CSDL thống kê, kiểm kê đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất. Tuy nhiên trong Thông tư cũng quy định phải ưu tiên xây dựng CSDL thành phần địa chính trước các CSDL thành phần cịn lại. Vì vậy, Phạm vi nghiên cứu trong Luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu CSDL đất đai với thành phần là CSDL địa chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)