Xuất mơ hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 79 - 98)

Thực tế tại địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và tại quận Ngũ Hành Sơn nói riêng, cơ sở dữ liệu đất đai đã được xây dựng và vận hành thống nhất theo mơ hình CSDL tập trung tồn thành phố, máy chủ dữ liệu được đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường, phần mềm khai thác và sử dụng CSDL là

phần mềm VILIS 2.0. Do vậy, CSDL được chia sẻ và liên thông cho các cơ quan, đơn vị theo đúng mơ hình kiến trúc tổng thể của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giải đề cập đến một thành phần dữ liệu cũng rất quan trọng cần được chia sẻ sử dụng trong quá trình vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu, đó là bản đồ địa chính số.

Bản đồ địa chính theo quy định sau khi được thành lập sẽ nhân sao thành 03 bộ giao cho các cơ quan, đơn vị sử dụng làm tài liệu pháp lý trong hồ sơ địa chính và chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý biến động (cụ thể Văn phòng đăng ký đất đai sử dụng để cấp giấy chứng nhận cho tổ chức; chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sử dụng để cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân; địa chính xã cập nhật, chỉnh lý bản đồ theo kết quả biến động của Văn phòng đăng ký đất đai gửi về). Như vậy sau mội thời gian sử dụng nếu công tác trao đổi thông tin để cùng đồng thời cập nhật, chỉnh lý biến động giữa các cơ quan, đơn vị không tốt sẽ dẫn đến là bản đồ địa chính của cùng một đơn vị hành chính cấp xã sẽ hình thành các phiên bản khác nhau dẫn đến không đồng nhất về ranh giới thửa đất, số thửa trên tờ bản đồ và các thơng tin thuộc tính địa chính khác (tên chủ sử dụng, loại đất, điện tích..), tình trạng này hiện nay đã phổ biến ở hầu hết các địa phương.

Trong thực tế bản đồ địa chính số vẫn được sử dụng thường xuyên và cập nhật theo quy định của các Thơng tư quy định về hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay cả khi đã xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Từ những yêu cầu đặt ra, việc đưa hệ thống bản đồ địa chính vào quản lý tập trung và thực hiện chỉnh lý song song với dữ liệu khơng gian địa chính là nhu cầu cấp thiết và đáp ứng được công tác chuyên môn của các địa phương.

Qua nghiên cứu các mơ hình tổ chức quản lý dữ liệu trong và ngồi nước, tác giả đề xuất mơ hình quản lý bản đồ địa chính số tập trung sử dụng phần mềm mã nguồn mở SVN Server (Phần mềm mã nguồn mở VisualSVNserver của công ty VisualSVN Software phát triển)

3.3.1. Phương pháp tổ chức lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của phần mềm SVN Server

- Hệ thống SVN Server quản lý các tệp tin (file) bản đồ địa chính số (DGN) thơng qua các phiên bản sử dụng (Reversion), tại một thời điểm làm việc người sử dụng chỉ thao tác trên một phiên bản;

- Hệ thống cho phép chia sẻ dữ liệu và bảo mật trên mạng diện rộng (WAN), do vậy sẽ đảm bảo được việc kết nối đến CSDL từ các cơ quan, đơn vị khác nhau;

- Cơ chế phân quyền sử dụng đến từng file bản đồ (với 2 quyền cơ bản là đọc và ghi dữ liệu);

- Cơ chế khóa tệp tin khi đang có người sử dụng để đảm bảo tại một thời điểm đối với một phiên bản chỉ có một người sử dụng duy nhất.

3.3.2. Mơ hình tổ chức và quản lý bản đồ số tập trung.

MAN Văn phòng đăng ký đất đai thành phố

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Các đơn vị khác Bản đồ địa chính (sử dụng tại) Bản đồ địa chính (nhân sao) Bản đồ địa chính (nhân sao) Bản đồ quy hoạch, phân lơ

Bản đồ địa chính được chuẩn hóa về một nền duy nhất

theo đơn vị hành chính phường Chuẩn hóa bản đồ

Máy chủ CSDL Bản đồ đặt tại Trung tâm CNTT

Sử dụng công nghệ SVN quản lý bản đồ trực tuyến theo phiên bản

Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Các đơn vị khác thuộc Sở TNMT Các đơn vị khác ngoài ngành - Các đơn vị được cấp phép sử dụng theo chức năng nhiệm vụ;

- Nền bản đồ được quản lý đồng nhất, không bị trùng số thửa

- Đồng thời chỉnh lý trên bản đồ; - Bảo mật và an toàn dữ liệu.

Hệ thống bản đồ địa chính đang được sử dụng tại các cơ quan, đơn vị được thu thập chuẩn hóa đồng nhất về một phiên bản, cụ thể là:

- Bản đồ địa chính được đồng nhất về số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, ranh giới thửa đất từ bản đồ thu thập tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phịng đăng ký đất đai, Trung tâm Cơng nghệ thơng tin;

- Bản đồ địa chính được chuẩn hóa theo quy định.

Sau đó, bản đồ được đưa vào lưu trữ tập trung trên hệ thống SVN server, các đơn vị sử dụng bản đồ theo chức năng nhiệm vụ kết nối vào CSDL bản đồ dùng chung để thực hiện lấy bản đồ về sử dụng (checkout) hoặc cập nhật phiên bản mới nhất trước khi sử dụng (update) và trả bản đồ về CSDL (commit).

Hiện nay, tại địa bàn thành phố Đà Nẵng đã triển khai và sử dụng hệ thống này trong việc quản lý bản đồ địa chính số đến tất cả các cơ quan, đơn vị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Bằng việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp cho từng nội dung cụ thể kết hợp với việc học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước. Các nghiên cứu của luận văn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thực nghiệm trên địa bàn nghiên cứu quận Ngũ Hành Sơn đã đạt được những kết quả sau:

1.Về tổng quan các vấn đề nghiên cứu

- Đưa ra khái niệm về chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính, đối tượng chuẩn hóa là dữ liệu khơng gian và thuộc tính, hình thức chuẩn hóa dữ liệu bao gồm chuẩn hóa nội dung và chuẩn hóa hỗn hợp (nội dung và cấu trúc);

- Giới thiệu và phân tích về mơ hình lưu trữ, vận hành và chia sẻ dữ liệu địa chính theo hướng tập trung và đáp ứng đa mục tiêu;

2. Về thực trạng công tác xây dựng CSDL đất đai tại quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng

- Công tác xây dựng CSDL địa chính của quận thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu sau khi xây dựng xong được đưa vào lưu trữ tập trung toàn thành phố;

- CSDL dữ liệu được khai thác và sử dụng đáp ứng yêu cầu, hỗ trợ đắc lực trong cơng tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Trong quá trình xây dựng, vận hành và khai thác vẫn cịn bộc lộ một số vấn đề về tính ổn định và tồn vẹn của dữ liệu.

3. Về đề xuất mơ hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính

- Đề xuất 02 mơ hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phù hợp cho địa bàn quận Ngũ Hành Sơn: (i) Mơ hình chuẩn hóa cấu trúc cơ sở dữ liệu trong trường hợp nâng cấp hoặc chuyển đổi CSDL địa chính; (ii) Mơ hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính;

- Đề xuất 01 mơ hình lưu trữ và chia sẻ dữ liệu bản đồ địa chính áp dụng cơng nghệ mã nguồn mở SVN Server. Hiện tại địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đã sử dụng công nghệ này để tổ chức lưu trữ và chia sẻ bản đồ địa chính số mang lại hiệu quả cao trong cơng việc;

- Hồn thiện bộ cơng cụ phần mềm hỗ trợ kiểm tra, chuẩn hóa CSDL địa chính và thực nghiệm chuẩn hóa CSDL phường Mỹ An quận Ngũ Hành Sơn mang lại kết quả thiết thực cho địa phương.

2. Kiến nghị

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng:

- Đầu tư trang thiết bị hạ tầng CNTT để vận hành CSDL đất đai đáp ứng mục đích phát triển hệ thống thơng tin đất đai đa mục tiêu;

- Thường xun bảo trì và chuẩn hóa CSDL trong q trình sử dụng để CSDL được vận hành trong trạng thái tốt nhất và không bị gián đoạn;

- Tiếp tục lập phương án xây dựng CSDL đất đai cho các thành phần còn lại (Thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) nhằm hoàn thiện CSDL quốc gia về đất đai, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ khai thác và sử dụng.

- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chun mơn theo hướng có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính và các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai;

- Tiếp tục kiểm tra, rà sốt tồn bộ các CSDL đã xây dựng xong và đang vận hành để bổ sung hồn thiện các nhóm dữ liệu cịn thiếu;

- Xây dựng quy chế vận hành, khai thác CSDL để đảm bảo kiểm soát người sử dụng chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả cơng việc và an tồn cho dữ liệu.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Ban hành quy định về quy mô tổ chức xây dựng và vận hành CSDL đất đai phải từ cấp huyện trở lên để đảm bảo việc khai thác và sử dụng đồng bộ và hiệu quả;

- Phối hợp với các Bộ có liên quan (Bộ Tư Pháp, Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng...) ban hành các Thông tư liên tịch và quy định hướng dẫn cụ thể việc liên thông và chia sẻ dữ liệu đất đai trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Ban chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị Trung

ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư 04/2013/TT-BTNMT Quy định về

xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 75/2015/TT-BTNMT quy định kỹ

thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

4. Ths Đỗ Đức Đôi, TCQLĐĐ, CSDL đất đai đa mục tiêu - thực trạng và giải pháp.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư 04/2013/TT-BTNMT quy định

quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư 75/2015/TT-BTNMT quy định kỹ

thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

7. Phạm Hồng Thắng (2010), Hướng dẫn sử dụng Phần mềm Chuyển đổi dữ liệu đồ

họa từ FAMIS sang ViLIS 2.0, Hà Nội.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng (2014), Dự án tổng thể xây

dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2018, định hướng đến năm 2020, Đà Nẵng.

9. Phạm Hồng Thắng (2015), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa

học nhằm chuẩn hóa các loại tư liệu phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” mã số TNMT.01.27, Hà Nội.

10. Tổng cục Quản lý đất đai (2015), Phần mềm VILIS 2.0 và tài liệu hướng dẫn sử

dụng, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

11. Kate Dalrymple, Ian Williamson, Jude Wallace, CADASTRAL SYSTEMS

Victoria, Australia, 3010.

12. KDI School of Public Policy and Management (2014), The Establishment of

Korea Land Information System (KLIS).

13. Yoon-Ho SHIN and Byung-Yong KWAK (2013), A Review of Korean LADM

based on the Cadastre Reform Project.

14. Stefan Küng, Lübbe Onken, Simon Large (2015/08/20 20:47:31 (r26714)), SVN Server help (https://tortoisesvn.net/docs/release/TortoiseMerge_en/index.html)

PHỤ LỤC

Nội dung Trang số

I. Kết quả chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Ngũ Hàn Sơn,

thành phố Đà Nẵng 1

II. Kết quả xây dựng mơ hình lưu trữ và chia sẻ bản đồ địa chính số

I. Kết quả chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Ngũ Hàn Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Kết quả này dựa trên việc sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm, tra chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai (sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa

học nhằm chuẩn hóa các loại tư liệu phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” mã số TNMT.01.27, do học viên làm chủ nhiệm) đã được chỉnh sửa, nâp cấp cho phù hợp với địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

Một số hình ảnh kết quả như sau:

1. Kiểm tra, chuẩn hóa chủ sử dụng có tên đệm và giới tính khơng hợp lệ

2. Kiểm tra, chuẩn hóa chủ đăng ký pháp nhân hộ gia đình nhưng khơng có thơng tin vợ hoặc chồng

3. Kiểm tra, chuẩn hóa chủ sử dụng đăng ký dư thừa trong CSDL

4. Kiểm tra, chuẩn hóa chủ sử dụng thiếu thơng tin số CMND

6. Kiểm tra, chuẩn hóa chủ sử dụng trùng tên (dư thừa dữ liệu)

7. Kiểm tra, chuẩn hóa thửa đất có diện tích bản đồ và pháp lý khác nhau

9. Kiểm tra, chuẩn hóa thửa đất đăng ký dư thừa dữ liệu

10. Kiểm tra, chuẩn hóa thửa đất đăng ký sai quy cách

11. Kiểm tra, chuẩn hóa thửa đất thiếu trường thơng tin thời hạn sử dụng hoặc nguồn gốc giao đất

12. Kiểm tra, chuẩn hóa tài sản nhà khơng liên kết với chủ sử dụng và thửa đất (dư thừa dữ liệu)

14. Kiểm tra, chuẩn hóa thơng tin giấy chứng nhận dư thừa

15. Kiểm tra, chuẩn hóa thơng tin giấy chứng nhận không liên kết với file hồ sơ số (scanner)

16. Kiểm tra, chuẩn hóa thơng tin giấy chứng nhận sai loại GCN

17. Kiểm tra, chuẩn hóa thơng tin giấy chứng nhận khơng có hoặc sai số hồ sơ gốc

18. Kiểm tra, chuẩn hóa thơng tin giấy chứng nhận khơng có hoặc sai ngày vào sổ

II. Kết quả xây dựng mơ hình lưu trữ và chia sẻ bản đồ địa chính số tại quận Ngũ Hàn Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Mơ hình được thiết kế và hướng dẫn dựa trên nền tảng công nghệ mã nguồn mở SVN Server, nhằm tổ chức quản lý và cấp quyền sử dụng bản đồ địa chính số cho các đơn vị sử dụng chung.

1. Thiết lập thư mục quản lý bản đồ trên máy chủ

Mục đích là tạo các thư mục lưu trữ bản đồ độc lập trên máy chủ giúp cho việc cấp quyền truy nhập vào từng huyên và từng xã được dễ dàng và chặt chẽ.

2. Thiết lập quản lý người dùng

Tài khoản đăng nhập được thiết lập theo từng nhóm, mỗi nhóm bao gồm các tài khoản đăng nhập có quyền tương tự nhau trên một khối lượng file chia sẻ (là bản đồ của một xã, nhiều xã, một huyện, nhiều huyện, một tỉnh).

- Cấp 1: Là nhóm bao gồm những người được xem và sửa bản đồ của tất cả các phường thuộc quận Ngũ HànhSơn được đặt tên là nguhanhson.VPDK

- Cấp 2: Là nhóm bao gồm những người được xem và sửa bản đồ của một số phường bất kỳ thuộc quận Ngũ Hành Sơn được đặt tên là

nguhanhson.VPDK.Nhom1

- Cấp 3: Là nhóm bao gồm những người chỉ được xem bản đồ của một phường bất kỳ thuộc quận Ngũ Hành Sơn được đặt tên là BinhMinh.MyAn

Thiết lập người người sử dụng: ví dụ: Cấp 1: Bao gồm những người được xem và sửa bản đồ của tất cả các xã thuộc quận Ngũ Hành Sơn, ví dụ được đặt tên là

nguhanhson.VPDK.user1, nguhanhson.VPDK.user2

Các quyền được quản lý trong chương trình bao gồm: +Inherit from parent: Kế thừa quyền từ thư mục cha

+No access: Khơng có quyền truy nhập vào thư mục bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 79 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)