Thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)

2.2.1. Đánh giá hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin và nguồn tư liệu địa chính 2.2.1.1. Nguồn tư liệu địa chính

a) Hiện trạng tài liệu đo đạc

Hiện nay tại chi nhánh đang sử dụng 03 hệ thống bản đồ trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm:

- Hệ thống bản đồ địa chính đã thành lập trên hệ tọa độ HN-72, chuyển hệ VN-2000;

- Hệ thống bản đồ địa chính đo bổ sung, chỉnh lý năm 2015;

- Bản đồ các khu vực quy hoạch chi tiết, bản đồ cấp đất phân lô dự án đã sử dụng trong việc cấp giấy chứng nhận.

Đặc thù của địa bàn thi công là các khu dự án nhà ở hình thành liên tục do vậy các khu đo trên bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật bởi các khu đo phân lô cấp giấy chứng nhận cho dự án. Những khu đất nông nghiệp trên bản đồ HN-72 hiện tại đã bị giải tỏa để phục vụ các dự án phát triển đô thị, do vậy các thửa đất này trên bản đồ HN-72 đã bị thu hồi, việc cập nhật hình thể thửa đất khơng gian sử dụng từ nguồn bản đồ đo chỉnh lý 2015 hoặc bản đồ dự án phân lô, quy hoạch phân lơ.

b) Hiện trạng sổ bộ địa chính

Sổ địa chính và sổ mục kê đất đai được lập theo hướng dẫn và quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT Quy định về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính với số lượng được thống kê tại Bảng 2.2, qua đó cho thấy Sổ địa chính, Sổ mục kê không được lập cho tất cả các đơn vị hành chính (Phường Hịa Hải khơng có sổ địa chính, phường Mỹ An khơng có sổ mục kê), hệ thống sổ được lập và lưu ở 3 cấp theo đúng quy định.

Trên thực tế, hệ thống sổ được lập và in ra (sổ giấy) không được cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên, nguyên nhân là do mức độ biến động về đất đai diễn ra liên tục, cán bộ chuyên môn không cập nhật và chỉnh lý kịp thời. Do vậy hiện nay việc quản lý và theo dõi biến động đất đai được địa phương sử dụng thông qua file Excel.

Các biến động về đất đai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cán bộ chuyên môn thụ lý và cập nhật

hoặc chỉnh lý trực tiếp trên tệp tin (file) Excel để quản lý và thống kê. Các file Excel được lập theo mẫu do địa phương tự thiết kế, nội dung cũng đảm bảo cơ bản thông tin về chủ sử dụng, thửa đất, tài sản, giấy chứng nhận theo quy định, tuy nhiên việc ghi nhận thông tin biến động về thửa đất theo lịch sử hồ sơ thì chưa thực hiện ghi nhận được.

Với hiện trạng sổ bộ địa chính như vậy thì cũng khơng thuận lợi cho việc thu thập thông tin phục vụ cơng tác xây dựng CSDL địa chính, thực tế khi triển khai xây dựng CSDL cũng đã phải sử dụng đến nguồn tài liệu khác tin cậy hơn, đó là hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

c) Hiện trạng hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Hồ sơ đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện thủ công theo các biểu mẫu hiện hành. Không thực hiện luân chuyển hồ sơ và sử dụng các chức năng theo nghiệp vụ quy trình bằng tin học theo quy định của Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Biểu mẫu được viết tay hoặc đánh máy bằng phần mềm Word, Excel, giấy chứng nhận được in bằng cách nhập thông tin cần in giấy vào phần mềm INGCN 2009 để in. Như vậy hồ sơ khơng được quản lý theo quy trình khép kín bằng cơ sở dữ liệu và phần mềm chuyên ngành dẫn đến sai sót và khó quản lý;

- Hồ sơ biến động đất đai (chuyển quyền, chuyển đổi, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận): Khơng thực hiện đăng ký biến động theo quy trình do vậy khơng quản lý được trạng thái hồ sơ theo quy định của Bộ thủ tục hành chính đã ban hành. Khơng quản lý được lịch sử biến động đất đai của các thửa đất;

- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận gốc được cấp và lưu trữ phân tán tại nhiều cơ quan (Văn phòng đăng ký đất đai thành phố, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố ...) do vậy dễ bị mất mát và không thuận tiện cho quá trình thụ lý hồ sơ (cán bộ phải đi sao lục hoặc mượn từ các đơn vị này).

2.2.1.2. Hạ tầng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng dụng CNTT là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

trường theo hướng phát triển bền vững và thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở thành phố Đà Nẵng, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể là đã xây dựng được mơ hình cơ sở dữ liệu đất đai tập trung:

- Đã đầu tư xây dựng hệ thống máy chủ (server) để chạy các phần mềm ứng dụng, lưu trữ dữ liệu;

- Đã đầu tư xây dựng xong đường truyền kết nối dữ liệu giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở hạ tầng mạng đô thị (mạng MAN) của thành phố Đà Nẵng;

- Quận Ngũ Hành Sơn đã sử dụng phần mềm InGCN 2009 do Tổng cục Quản lý đất đai phát hành để cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai.

- Đội ngũ cán bộ đồng đều, được đào tạo sử dụng tin học văn phòng và tin học chuyên ngành thành thao, có khả năng sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành như Microsation, Autocad, VILIS, FAMIS...

Bảng 2.5. Hiện trạng thiết bị hạ tầng công nghệ thơng tin tại chi nhánh Văn

phịng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (Nguồn: điều tra hiện trạng 2016)

TT Tên thiết bị, cấu hình Số lượng Tình trạng hoạt động

I Máy chủ/máy trạm

1 Máy chủ 1

2 Máy tính để bàn 15 Đang hoạt động

II Máy in và máy photo

1 Máy in 3 Đang hoạt động

2 Máy photo 3 Đang hoạt động

3 Máy scan 3 Đang hoạt động

2.2.1.3. Nguồn nhân lực

Tổng số cán bộ phịng Tài ngun và Mơi trường Quận: 17 người, biên chế: 5 người, hợp đồng: 12 người, nguồn nhân lực địa chính phường có 4/4 có cán bộ địa chính.

Bảng 2.6. Hiện trạng nguồn nhân lực trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

(Nguồn: điều tra hiện trạng 2016)

TT Trình độ Số lượng (người) Ghi

chú Cán bộ chuyên môn Công nghệ thông tin

I Nhân lực Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

1 Trên Đại học 0

2 Đại học 7

3 Cao đẳng 5

4 Trung cấp 5

5 Chưa qua đào tạo 0

II Nhân lực địa chính các xã

1 Đại học 4

2 Trung cấp 0

Đội ngũ nhân lực của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, nắm bắt tốt công tác chun mơn. Tuy nhiên cịn thiếu cán bộ chuyên trách về tin học. Điều này dẫn tới việc ứng dụng các ứng dụng đặc thù của ngành không được triển khai sử dụng, dẫn tới cán bộ ít có điều kiện tiếp xúc với trình độ cơng nghệ cao, từ đó việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào công việc còn nhiều hạn chế.

Hiện nay mới chủ yếu ứng dụng tin học vào cơng tác văn phịng và một vài chương trình ứng dụng đơn giản, phục vụ tạm thời trong quản lý đất đai. Các chương trình ứng dụng này cịn rời rạc, chưa mang tính hệ thống. Cơng việc thường xuyên được sử dụng máy vi tính là soạn thảo văn bản trên MS Word; phục vụ cơng việc tính tốn dùng MS Excel; phục vụ biên tập bản đồ sử dụng Microstation, Mapinfo…. Tuy nhiên đây là những cán bộ có tiềm năng, nếu được đào tạo bổ sung chuyên sâu về cơng nghệ thơng tin thì sẽ tạo điều kiện để vận hành tốt, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý và mở rộng phạm vi ứng dụng tin học trong tồn ngành mà khơng chỉ ở lĩnh vực đất đai.

2.2.2. Quy trình, nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Do đặc điểm quận Ngũ Hành Sơn đã tiến hành xong công tác đo đạc, kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính, vì vậy địa

phương đã áp dụng Quy trình quy định tại Điều 9, Thơng tư 04/2013/TT-BTNMT trong việc thực hiện xây dựng CSDL địa chính. Quy trình bao gồm các bước được mơ tả theo Hình 2.1.

Quy trình tại hình 2.1 cho thấy cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng qua 12 bước và tiến hành lần lượt cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã, sau khi xây dựng xong cơ sở dữ liệu tại mỗi phường sẽ tích hợp vào cơ sở dữ liệu tập trung tại thành phố để vận hành. Tại bước 9, bản đồ địa chính sau khi được chuẩn hóa để phục vụ cơng tác xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính sẽ được tách ra vận hành song song cùng với cơ sở dữ liệu địa chính để phục vụ các cơng việc quản lý nhà nước về đất đai khác.

Hình 2.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại quận Ngũ Hành Sơn

(Nguồn: kết quả nghiên cứu) 2.2.3. Kết quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của tất cả các thửa đất, tài sản gắn liền với đất được xây dựng trong một cơ sở dữ liệu thông nhất. Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm khối dữ liệu khơng gian khối dữ liệu thuộc tính, khối dữ liệu hồ sơ gốc cấp giấy chứng nhận dạng số tuân thủ theo đúng quy định của chuẩn dữ liệu địa chính (Thơng tư 17/2010/TT-BTNMT) được lưu trữ theo mơ hình tập trung, vận hành trên

máy chủ đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Mơi trường.

Hệ thống bản đồ địa chính số được chuyển hệ tọa độ Vn 2000, chuẩn hóa, biên tập và trình bày theo Thơng tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính.

Số lượng hồn thành cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Kết quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính quận Ngũ Hành Sơn

STT Hạng mục ĐVT Số lượng

I Chuẩn hóa hệ thống bản đồ địa chính

1 Cập nhật biến động trên bản đồ địa chính

2 Chuyển đổi tọa độ bản đồ địa chính về VN-2000, chuẩn

hóa bản đồ địa chính theo quy phạm bản đồ địa chính ha 1.732,44

II

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai (QT2)

1 Công tác chuẩn bị (Bước 1) Thửa 63.557

2 Thu thập tài liệu (Bước 2) Thửa 63.557

3 Phân loại thửa đất và hồn thiện hồ sơ địa chính hiện có

(Bước 3) Thửa 35.409

4 Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính (Bước 4) Thửa 63.557

5 Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính (Bước 5) 35.409

5.1

Xây dựng dữ liệu thuộc tính cho các hồ sơ cấp mới GCNQSD Đất (Thửa có tài sản là nhà K1=1.3, loại A K2=1.0)

Thửa 1.708

5.2

Xây dựng dữ liệu thuộc tính cho các hồ sơ cấp đổi GCNQSD Đất (Thửa có tài sản là nhà K1=1.3, loại C K2=1.8)

Thửa 10.491

5.3 Thửa đất khơng có tài sản Thửa 23.210

6 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 6) 858.600

6.1 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về QSD khơng có tài sản Trang A4 464.200

6.2 Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về QSD có tài sản Trang A4 394.400

7 Hồn thiện dữ liệu địa chính (Bước 7) Thửa 35.409

8 Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata (Bước 8) Thửa 35.409

9 Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật CSDL (Bước 9) Thửa 35.409

10 Phục vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng CSDL địa chính

(Bước 10) Thửa 63.557

11 Đóng gói, giao nộp sản phẩm CSDL địa chính (Bước

11) Thửa 63.557

III Tích hợp dữ liệu địa chính của xã vào CSDL đất đai

cấp huyện

STT Hạng mục ĐVT Số lượng

xã để xử lý các lỗi dọc biên giữa các xã tiếp giáp nhau

2 Chuyển đổi dữ liệu địa chính được xây dựng theo

ĐVHC cấp xã vào CSDL đất đai cấp huyện phường 4

3 Xử lý những bất cập về thơng tin thuộc tính địa chính

trong q trình tích hợp CSDL theo đơn vị hành chính xã phường 4

4 Thử nghiệm việc quản lý, khai thác, cập nhật CSDL đã

được tích hợp trong thời gian mười (10) ngày phường 4

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, 2016)

Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.7 cho thấy toàn bộ 100% thửa đất đang quản lý trên địa bàn đã được quản lý trong CSDL, các bước cơng việc được hồn thiện đúng theo Quy định của Thơng tư 04/2013/TT-BTNMT Quy định về quy trình xây dựng CSDL đất đai, cụ thể khối lượng tăng giảm của các bước công việc như sau:

- Bước 1, Bước 2, Bước 4, Bước 10, Bước 11: khối lượng thi công thực tế là

63.557 thửa đất, tăng 10.557 thửa đất so với Thiết kế kỹ thuật - dự toán. Nguyên

nhân là do tại quận triển khai phân lô dự án nhiều, do vậy khối lượng thửa được cập nhật bổ sung từ bản đồ quy hoạch chi tiết, bản đồ phân lô dự án đã được cấp giấy chứng nhận lên bản đồ địa chính.

- Bước 3, Bước 5, Bước 7, Bước 8, Bước 9: khối lượng thi công thực tế là

35.409 thửa đất, giảm 9.591 thửa đất so với thiết kế kỹ thuật - dự toán. Nguyên

nhân là do còn một phần khối lượng hồ sơ của các phường Hòa Hải, phường Hòa Quý hiện tại đang lưu trữ tại kho của huyện Hòa Vang, lý do trước đây các phường này được tách ra một phần từ huyện Hòa Vang.

- Bước 6: Khối lượng thi công thực tế là 858.600 trang A4 quy đổi, giảm 41.400

trang A4 quy đổi. Nguyên nhân là do còn một phần khối lượng hồ sơ của các phường Hòa Hải, phường Hòa Quý hiện tại đang lưu trữ tại kho của huyện Hòa Vang, lý do trước đây các phường này được tách ra một phần từ huyện Hòa Vang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)