Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 32 - 53)

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đơng Nam thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 8km; phía Đơng giáp biển Đơng với bờ biển dài 12km, phía Tây giáp quận Cẩm Lệ và quận Hải Châu, phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Nam giáp xã Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam; Tổng diện tích tự nhiên của tồn quận là 3.911,7818 ha, dân số 72.665 người, gồm có 04 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Mỹ An, Khuê Mỹ, Hịa Hải, Hịa Q.

Hình 2.1. Sơ đồ đơn vị hành chính quận Ngũ Hành Sơn (Nguồn: Chi nhánh VPĐK

b) Điều kiện tự nhiên

Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung. Lượng mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm. Mùa mưa

trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhiệt độ trung bình là 25,60 C,

nhiệt độ cao tuyệt đối 40,90 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 15,50 C. Do đặc điểm địa

hình có đồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang nên khí hậu khu vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng khơng bị khắc nghiệt như khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân. Ảnh hưởng của gió Tây Bắc khơng lớn. Ngũ Hành Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và 11, nhưng vì nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn thường cao hơn một số nơi khác. Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau: lượng mưa trung bình năm là 2066 mm, lượng mưa lớn nhất là 3307 mm (1964), lượng mưa thấp nhất là 1400 mm (1974), lượng mưa ngày thấp nhất là 322 mm. Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các tháng. Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng 9,10,11,12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm dao động từ 75% đến 90%. Độ ẩm trung bình năm là 82%, độ ẩm cao nhất trung bình là 90%, độ ẩm thấp nhất trung bình là 75 % và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối là 18% (tháng 4.1974).

Hướng gió thịnh hành của Ngũ Hành Sơn thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Có hai hướng gió chủ đạo thường gặp trên địa bàn quận là gió Đơng và gió Bắc. Gió Đơng thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Gió Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tốc độ gió trung bình là 3,3 m/s, tốc độ gió mạnh nhất là 40 m/s. Gió bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm, thổi từ biển Đông vào đất liền, với cấp bão thường gặp là từ cấp 9 đến cấp 10, làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp của nhân dân trong quận.

Về chế độ thuỷ văn: Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sơng chảy qua, đó là sơng Hàn, sơng Cổ Cò (nhân dân địa phương thường gọi là sông Bãi Dài, sông Dài hay Trường Giang, còn trong các sách của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh Giang) và sông Vĩnh Điện. Sông Hàn là hợp lưu của sơng Vĩnh Điện, sơng Cổ Cị

và sông Cẩm Lệ tại tại khu vực ngã sông, nơi tiếp giáp giữa phường Hoà Cường của quận Hải Châu, xã Hoà Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Mỹ của quận Ngũ Hành Sơn và đổ nước ra Vũng Thùng, hình thành nên cảng sơng Hàn và cảng biển Tiên Sa. Sông Vĩnh Điện, dài 17 km, là một nhánh của con sông Thu Bồn chảy theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra sông Hàn. Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục vụ cho giao thơng hàng hố giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng. Sơng Cổ Cị, là con sơng nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất vào các thế kỷ 16, 17. Sau này, sơng Cổ Cị bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn. Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn, sơng Cổ Cị tách thành hai nhánh là sơng Cổ Cị và sơng Cầu Biện. Sơng Cổ Cị hiện dài 3,5 km, rộng 10 m, bị bồi lấp nhiều, chưa có điều kiện để nạo vét nên đáy sơng bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất là vào mùa khô. Sông Cầu Biện dài 2 km, rộng 20 m, hiện tại bị lấp nhiều, một số đoạn đã bị chặn lại để nuôi trồng thuỷ sản.

Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5 m. Độ nhiễm mặn do nước biển xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm. Lượng mưa càng lớn độ nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Quận Ngũ Hành Sơn có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa. Nhóm đất phù phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.

Trên cơ sở nguồn tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài nguyên đất đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Thảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về chủng loại: thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn.

Rừng trồng tập trung nhất là ở vùng đông, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải ra đến Mỹ An với cây trồng chủ yếu là dương liễu và bạch đàn. Mục đích của rừng trồng là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mịn rửa trơi đất, làm rừng phòng hộ ven biển kết hợp với sản xuất lâm nghiệp.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên nước

Hiện nay, quận Ngũ Hành Sơn đang sử dụng nước của nhà máy nước Cầu Đỏ, đặt tại phường Hồ Thọ Tây, quận Cẩm Lệ. Cơng suất thiết kế là 50.000 m3/ngày

đêm, công suất thực tế là 62.809 m3/ngày đêm là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực quận Ngũ Hành Sơn.

Nhà máy nước Cầu Đỏ được cung cấp từ nguồn nước mặt sơng Cẩm Lệ. Vì có vị trí gần biển nên nước sơng Cẩm Lệ thường hay bị nhiễm mặn vào mùa khô kiệt (từ tháng 6 đến tháng 8). Chính vì vậy thành phố đã cho xây dựng trạm bơm nước thô bổ sung tại ngã ba sông Tuý Loan nhằm bổ sung lượng nước thô cho nhà máy nước Cầu Đỏ để giảm bớt độ mặn trong nước nguồn khi xảy ra nhiễm mặn, kịp thời cung cấp nước cho nhân dân sử dụng.

b) Tài nguyên đất

Quận Ngũ Hành Sơn có các loại đất khác nhau: Đất cồn cát sông, đất cát ven biển, đất nhiễm mặn, đất phèn, đất xám bạc màu…

Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai tính đến ngày 01/01/2016, quận Ngũ Hành Sơn có diện tích tự nhiên 3.911,7818 ha, Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp: 770,5361 ha chiếm 19,6978% (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp: 733,7237 ha chiếm 18,7568%, đất lâm nghiệp: 26,6985 ha chiếm 0,6825%, đất nuôi trồng thủy sản: 10,1139 ha chiếm 0,2585%); đất phi nông nghiệp: 2.589,4019 ha chiếm 66,1949% (bao gồm đất ở: 708,5649 chiếm 18,1136%; đất chuyên dùng: 1383,2097 ha chiếm 35,3601%; đất tơn giáo, tín ngưỡng: 20,7650 ha chiếm 0,5308%; đất nghĩa trang, nghĩa địa: 107,3276 ha chiếm 2,7437%; đất sông suối và mặt nước: 362,2047 ha chiếm 9,2593%; đất phi nông nghiệp khác: 7,3300 ha chiếm 0,1874%); đất chưa sử dụng: 551,8438 ha chiếm 14,1072%; đất có mặt nước ven biển: 73,9200 ha chiếm 1,8897%.

c) Tài nguyên biển

Quận Ngũ Hành Sơn có bờ biển phía Đơng giáp biển Đơng với bờ biển dài 12km, chiều ngang rộng nhất 8km, hẹp nhất khoảng 02km, độ sâu từ 0,5 đến 22 m là quận đồng bằng duyên hải miền Trung nằm ở phía Đơng Nam của thành phố phía Bắc giáp quận Sơn Trà, phía Tây giáp quận Hải Châu, Cẩm Lệ, phía Nam giáp huyện Điện Bàn/Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng.

Vùng biển của quận nằm trong ngư trường lớn biển Bắc Quảng Nam với nguồn hải sản có giá trị kinh tế, thuận lợi cho các sinh vật biển gồm các loài cá, tôm, mực và các loại đặc sản khác như nghêu, bào ngư, rong biển... sinh sôi nảy nở. Do ở vị trí cuối sơng đầu biển, các con sơng Cổ Cị, Cầu Biện của Ngũ Hành Sơn ở

trong môi trường nước mặn lợ độc đáo, một vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu giàu tiềm năng.

d) Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa

Quần thể danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Quảng Nam - Đà Nẵng mà con là một di tích lịch sử- văn hóa với làng nghề thủ cơng mỹ nghệ, tạc tượng đá lưu truyền dưới chân núi Thủy Sơn. Đồng thời đây cũng là địa điểm nằm giữa 3 di sản văn hóa thế giới (Thánh địa Mỹ Sơn, Đơ thị cổ Hội An, Cố đơ Huế) với bán kính 100km, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách trong và ngoài nước.

Ngũ Hành Sơn là địa bàn giàu tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, với 12km bờ biển, có quần thể di tích, lịch sử - danh lam thắng cảnh, có làng đá Mỹ nghệ Non nước nổi tiếng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là điểm khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan, mua sắm đồ mỹ nghệ và đầu tư phát triển. Bên cạnh đó ngành nghề lao động truyền thống vẫn được phát triển như: chuyên trồng hoa màu, rau sạch, đánh cá sông – biển, làm nghề điêu khắc đá và kinh doanh nghề đá, làm nơng nghiệp, chăn ni gia cầm…

2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế

Năm 2016 theo thống kê của UBND quận, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, quận Ngũ Hành Sơn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế ước thực hiện 1.711,2 tỷ đồng, đạt trên 106,9% kế hoạch thành phố và quận, tăng 21,5% so với năm 2015, trong đó, giá trị ngành du lịch- dịch vụ- thương mại của quận vẫn duy trì được đà tăng trưởng với tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1.107,6 tỷ đồng, đạt 105,7% kế hoạch năm và tăng 31,3% so với năm trước. Điều này cho thấy những giải pháp mà quận Ngũ Hành Sơn đưa ra nhằm đưa ngành du lịch- dịch vụ- thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IV và thứ V đang dần phát huy được tính hiệu quả. Đặc biệt, với việc đầu tư vào trùng tu, tôn tạo các hạng mục di tích, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch, trong năm 2016, Khu Du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đã thu hút trên 1.221.000 lượt khách đến tham quan,

tăng hơn 34% so với năm 2015, doanh thu hơn 18 tỷ 737 triệu đồng, đạt trên 170%, dịch vụ thang máy thu hơn 11 tỷ đồng. đây là con số ấn tượng sau 17 năm thành lập.

2.1.1.4. Tình hình phát triển xã hội a) Về Khoa học - Công nghệ

Tổ chức triển khai các chương trình khoa học và cơng nghệ trên các lĩnh vực. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới. Đẩy mạnh các hoạt động sở hữu trí tuệ, sáng kiến sáng tạo; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; phát triển thị trường khoa học và công nghệ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

b) Về Văn hóa - Thể thao

Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và thành phố, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v.. Hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện; tập trung triển khai các cơng trình văn hóa trọng điểm; tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo; kiểm tra và xử lý các biển hiệu quảng cáo ven biển sai quy định.

Chuẩn bị tốt lực lượng vận động viên tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải quốc gia, quốc tế theo kế hoạch thi đấu thể thao năm 2016; chuẩn bị chu đáo lực lượng tham gia Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc.

c) Về Giáo dục - Đào tạo

Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015 - 2016. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thành phố về dạy thêm, học thêm;tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học, tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đáp ứng giai đoạn 1 học 02 buổi/ngày cho học sinh tiểu học, giải quyết tình trạng vượt quá quy định về sĩ số trẻ/nhóm, lớp mầm non và học sinh/lớp phổ thơng; tích cực huy động học sinh trong

độ tuổi đến lớp. Thực hiện nghiêm túc việc không tuyển sinh trái tuyến tại các trường khu vực trung tâm, ban hành quy định tuyển sinh đầu vào các cấp. Chất lượng học sinh được nâng cao; thành tích các kỳ thi quốc gia và quốc tế được duy trì và cải thiện.

d) Về Y tế

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, kiểm tra hành nghề y - dược ngồi cơng lập. Cơng tác y tế dự phịng và an tồn vệ sinh thực phẩm được đẩy mạnh, không xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể; khơng có biến động lớn về giá thuốc; các bệnh viện tuyến thành phố đều duy trì thường xuyên các kỹ thuật chun sâu đã có; hạn chế tối đa tình trạng quá tải bệnh viện, tăng cường xã hội hóa hoạt động y tế. Tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt 72,9%. Tiếp tục triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho học viên cai nghiện.

đ) Về Lao động - Thương binh - Xã hội

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Đến

nay, quận đã tổ chức 1 phiên giao dịch, giới thiệu việc làm cho người khuyết tậ và người lao động.

Theo số liệu thống kê năm 2016, tổng số dân là 72.665 người, tốc độ tăng dân số 15,34%. Với mật độ dân số trung bình 1.857 người/km2, tuy nhiên phân bố không đồng đều ở các phường.

Hiện nay có khoảng 15.000 người đăng ký tạm trú học tập và lao động tại quận Ngũ Hành Sơn.

Dân số trong độ tuổi lao động là 48.148 người, chiếm 66,26% dân số. Trong đó lực lượng lao động trong các ngành kinh tế chiếm 4.071 người. Điều này cho thấy chất lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn chưa cao, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành kinh tế.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách bảo đảm an sinh xã hội; duy trì tốt các chính sách hỗ trợ và chăm sóc trẻ em; tổ chức tốt cơng tác thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng; các đối tượng bảo trợ xã

hội trên địa bàn thành phố;tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; tăng cường phối hợp phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo các mẹ Việt Nam anh hùng; duy trì 100% gia đình chính sách có nhà ở ổn định. Hoàn thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đề xuất mô hình chuẩn hóa, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu địa chính trên địa bàn quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 32 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)