Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất đai tại quận hoàng mai hà nội (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hồng Mai nằm ở phía Nam khu vực nội thành Thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’ - 21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’ - 106o02’ độ kinh đơng. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng; - Phía Nam huyện Thanh Trì;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xn; - Phía Đơng giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí quận Hồng Mai

2.1.1.2. Địa hình, địa chất

* Địa hình: Hồng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam Thành phố, có độ cao

trung bình khoảng 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đơng: Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động,Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hồng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2 m; Khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Cơng, Hồng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m; Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê.

* Địa chất: căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên

Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngồi đê sơng Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III) [19].

2.1.1.3. Khí hậu

Hồng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh: Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khơ ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10), có thể nói rằng Hồng Mai có đủ bốn mùa Xn, Hạ, Thu, Đơng.

2.1.1.4. Đặc điểm Thuỷ văn

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sơng Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2710m3/ngày; mực nước sông Hồng lên xuống 9-12m. Trên địa bàn Quận có 4 sơng (Tơ Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) tiêu chính của Thành phố chảy qua. Ngồi ra, Hồng Mai cịn có rất nhiều hồ lớn như hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, hồ cơng viên Đền Lừ,... các hồ có tác dụng lớn điều hịa khí hậu của Quận.

2.1.1.5. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa đông lượng nước cung cấp khơng đủ.

Bên cạnh đó, hệ thống sơng Tơ Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như n Sở, Linh Đàm, Định Cơng có chức năng tiêu thốt nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử dụng được cho sản xuất.

- Nguồn nước ngầm:

Qua thăm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên địa quận chứa nhiều sắt.

2.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản:

Do đặc điểm tự nhiên của Quận, qua khảo sát cụ thể thì nhìn chung cho đến nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai khơng xác định có loại khoáng sản nào quý, ngoại trừ cát ven sông Hồng và than bùn rải rác ở một số vùng đầm, hồ lớn trong Quận.

Dọc theo ven sông Hồng thuộc địa phận các phường Thanh Trì và Lĩnh Nam có các bãi cát tự nhiên bồi tụ, hàng năm có thể khai thác hàng vạn m3 phục vụ nhu cầu xây dựng trong quận và đáp ứng một phần lớn cho nhu cầu xây dựng của Thành phố.

Than bùn có rải rác ở các vùng hồ đầm Yên Sở và Linh Đàm với trữ lượng khơng nhiều, tầng dầy lớp than có thể khai thác được rất mỏng, than có hiệu suất tỏa nhiệt không cao nên việc khai thác than bùn ở đây ít mang lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, trong q trình thăm dị địa tầng đã phát hiện trên địa bàn phường Định Cơng có mỏ nước khống, hiện đã đưa vào khai thác song hàm lượng các nguyên tố vi lượng không cao và trữ lượng nước cũng không lớn [19].

2.1.1.7 Cảnh quan và môi trường:

Quận Hồng Mai với hệ thống nhiều sơng, hồ tạo cho Quận có diện tích mặt nước lớn, cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên

cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt động văn hóa. Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thoát nước của thành phố trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận. Nguồn nước thải đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường đất đai, khơng khí và nguồn nước, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của người dân. Do vậy, trong giai đoạn tới, cần tập trung xử lý triệt để vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất đai tại quận hoàng mai hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)