Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất thành
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa có tọa độ địa lý từ: 200 58’23” đến 210 06’10” vĩ bắc và: 1050 27’54” đến 1050 38’22” kinh độ đơng.
- Phía Bắc giáp thị xã Sơn Tây. - Phía Đơng giáp huyện Phúc Thọ. - Phía Nam giáp huyện Quốc Oai.
- Phía Tây giáp giáp huyện Lương Sơn (tỉnh Hịa Bình).
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình chính.
+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gị: bao gồm 11 xã phía Tây huyện, bên phải bờ sơng Tích, chiếm 64% diện tích tồn huyện, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 10 đến hơn 15 mét. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thoải, độ dốc trung bình 30- 80, đã hình thành nhiều hồ thủy lợi vừa và nhỏ, tiêu biểu là hồ ở xã Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hóa nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50 cm.
+ Dạng địa hình đồng bằng: Gồm 11 xã, thị trấn phía đơng huyện, bên bờ trái sơng Tích chiếm 36% diện tích tồn huyện. Địa hình khá bằng phẳng, độ cao địa hình trung bình dao động từ 3-10m so với mặt nước biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày từ 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong. Đây là vùng thâm canh lúa tập trung của huyện, có hệ thống kênh mương lấy nước từ hồ Đồng Mô. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.
Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ khơng khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,40C, trong năm nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 13,70C. Tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình trên 37,50C.
- Khí hậu có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khơ về mùa đơng. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.
2.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Chế độ mưa theo mùa ảnh hưởng rõ nét đến chế độ thủy văn của các sơng chính trong khu vực.
Sơng Tích bắt nguồn từ núi Ba Vì chảy qua Thạch Thất với chiều dài 16km là nguồn cung cấp nước chủ yếu, là dịng chính để tiêu thốt nước cho huyện. Ngồi ra cịn có hệ thống kênh thủy lợi cung cấp nước chủ động cho các vùng của huyện như Đồng Mô – Ngải Sơn, kênh Phù Sa…
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện Thạch Thất gồm có 3 nhóm đất với 8 loại đất chính là: đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa glêy, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá trung tính, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
* Tài nguyên nước
- Nước mặt: nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu bởi sơng Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, để rồi cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Nước sinh hoạt của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi, giếng khoan, hệ thống cấp nước tập trung.
Các xã vùng núi (Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình) nguồn nước mặt là từ các suối nhỏ, nhìn chung độ dốc lớn, dòng chảy khá mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa. Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân chủ yếu lấy từ nguồn nước này. Khu vực thung lũng bằng có một số cơng trình thủy lợi nhỏ (hồ xóm Nhịn, hồ suối Ngọc ở
xã Tiến Xuân), các hồ ao nhỏ nằm rải rác. Nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ hợp thủy, khe suối trên núi chảy qua các cánh đồng là nguồn cung cấp nước cho cánh đồng.
- Nước ngầm: Vùng gị đồi có mực nước ngầm khá nơng, kết quả khoan thăm dị ở Hồ Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70-80m, lượng nước tuy không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng có mực nước ngầm nơng và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
Để sử dụng tốt Tài nguyên nước cho mục tiêu phát triển sản xuất và sinh hoạt cần quy hoạch theo hướng giữ lại nguồn nước hồ Tân Xã và các hồ nhỏ phân bố rải rác trong huyện; sử dụng có hiệu quả nguồn nước được cấp bởi hệ thống kênh Đồng Mô - Ngải Sơn, Phù Sa; xây dựng các trạm cấp nước tập trung phục vụ sinh hoạt, các cụm, điểm công nghiệp.
* Tài nguyên rừng
Huyện Thạch Thất khơng có rừng tự nhiên mà chỉ có rừng trồng với tổng diện tích 1341.65 ha thuộc 8 xã vùng đồi gị (chiếm 10,48% tổng diện tích tự nhiên), trong đó Thạch Hịa có diện tích rừng lớn nhất là 1047,17ha, Bình n có diện tích rừng là 153,36ha. Đất rừng của huyện chủ yếu được trồng theo dự án PAM và rừng môi sinh. Hiện nay phần lớn diện tích đất có rừng đã được chuyển giao cho các mục đích chuyên dùng như khu cơng nghệ cao Hịa Lạc Đại học Quốc gia Hà Nội, khu công nghiệp Bắc Phú Cát… hiện nay chỉ còn 301,72ha được thống kê vào đất lâm nghiệp.
* Tài nguyên khoáng sản
Thạch Thất là huyện nghèo tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả điều tra địa chất về khống sản, Thạch Thất có một số khống sản chính sau: Sét gạch ngói ở Đại Đồng và Cẩm Yên, đá ong ở Bình Yên.