Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thạch Thất thành

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thất luôn luôn phát huy truyền thống đoàn kết, khai thác mọi thuận lợi, khắc phục những khó khăn, tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế giành được những thành quả quan trọng. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển đổi, phát triển theo hướng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại.

Năm 2011, tỷ trọng các ngành như sau: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 65,4%; Nông nghiệp 17,8%; Thương mại - dịch vụ 16,8%.

Vốn đầu tư vào huyện Thạch Thất ngày càng nhiều. Để duy trì và nâng cao tốc độ phát triển huyện Thạch Thất đã áp dụng mọi biện pháp tích cực nhằm thu hút nguồn vốn của Trung ương, các tổ chức, các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư trực tiếp sản xuất.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành: * Ngành nơng nghiệp

Huyện Thạch Thất có 9.299 ha đất nơng nghiệp và nhiều diện tích đất khác có khả năng khai thác như đất lâm nghiệp 2457,14 ha và đất nông thủy sản 209,34 ha.

Trong q trình phát triển, huyện Thạch Thất đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển trang trại với sự hỗ trợ, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật và cho nhân dân vay vốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Chuyển đổi diện tích đất canh tác trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình trồng cây ăn quả, cây rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả bền vững có giá trị kinh tế cao.

Tỷ trọng ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng dần qua các năm. Đây là xu hướng tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Dân số và lao động nơng nghiệp của huyện Thạch Thất chiếm tỷ lệ tương đối cao. Số nhân khẩu nông nghiệp là 158.900 người với 118. 760 hộ. Tuy nhiên trong tương lai sẽ giảm phù hợp với tiến độ đơ thị hóa.

* Ngành cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp

Huyện Thạch Thất đã hình thành cơ cấu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp, bao gồm nhiều nhà máy xí nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, chủ yếu là các ngành như chế biến nơng sản thực phẩm, cơ khí, vật liệu xây dựng, mây tre đan, gỗ, đồ mộc… giá trị sản xuất năm 2011 là 1214835 triệu đồng.

Công nghiệp trên địa bàn đang hoạt động có hiệu quả.

Vốn đầu tư vào công nghiệp khu vực nhà nước được mở rộng để đổi mới thiết bị công nghiệp năm 2011 là 450 tỷ đồng. Vốn đầu tư vào phát triển sản xuất ngoài quốc doanh là 210 tỷ đồng.

* Ngành thương mại – dịch vụ

Trong 6 năm qua (2007 – 2012) kinh tế thương mại – dịch vụ có tốc độ 12,5%/ năm. Năm 2012 giá trị thương mại dịch vụ đạt 315.717 triệu đồng chiếm tổng giá trị sản xuất. Kết quả đạt được chưa tương ứng với tiềm năng vốn có của địa phương.

Các chợ trong huyện là điểm giao lưu hàng hóa phân bố ở các xã, thị trấn, tạo thành mạng lưới dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng ngày cho nhân dân huyện.

Vốn đầu tư vào phát triển thương mại dịch vụ ngày càng tăng lên

2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thơng tương đối hồn chỉnh, thường xun được nâng cấp, sửa chữa và mở rộng.

Trên địa bàn huyện Thạch Thất có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngồi ra cịn có đường tỉnh lộ 80, tỉnh lộ 84, và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thơn trong tồn huyện với tổng chiều dài là 224km ngồi ra cịn có khoảng 900km đường giao thơng nội đồng.

Nhìn chung hệ thống đường giao thơng với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi cho lưu thơng, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đường đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo nhiều lợi thế để huyện phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên có tuyến đường liên xã, liên thơn cịn nhỏ hẹp.

2.1.2.4. Thực trạng dân số và lao động

Theo số liệu của phịng thống kê huyện Thạch Thất tính đến 31/12/2012, dân số huyện là 182.342 người, mật độ dân số là 900 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 5 năm gần đây là 1,2%/ năm. Tăng dân số cơ học khoảng 0,3%/ năm.

Huyện Thạch Thất có nguồn lao động dồi dào chủ yếu là lao động nơng nghiệp. Tổng số lao động tồn huyện là 12.500 người.

Cơ cấu: + Nông, lâm nghiệp, thủy sản 58% + Công nghiệp và xây dựng 31,2% + Thương mại và dịch vụ 10,8%

Tuy nhiên, hàng năm huyện Thạch Thất mất đi một lượng lớn lao động có trình độ, đặc biệt lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Một mặt là do huyện

Thạch Thất nằm sát thủ đô Hà Nội và những nơi mà lao động có trình độ hướng tới thu nhập cao. Mặt khác, hiện nay huyện vẫn chưa có chính sách phù hợp để thu hút lao động.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2011 là 20.436.000 đồng/năm/người. Thu nhập đã tăng hơn nhiều so với các năm trước. Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được cải thiện góp phần vào sự phát triển chung của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)