Tình hình thực hiện quyền tặngcho quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện kim động, tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 – 2016 (Trang 67 - 71)

1.2.6 .Quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất ở Malayxia

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất

2.3.3. Tình hình thực hiện quyền tặngcho quyền sử dụng đất

2.3.3.1. Tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện Kim Động

Những năm trước đây việc tặng cho QSDĐ vẫn được diễn ra nhưng đến khi Luật đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thì pháp luật mới chính thức cho phép các chủ sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho QSDĐ. Tặng cho QSDĐ là một loại hợp đồng dân sự nhằm thực hiện việc chuyển dịch QSDĐ từ chủ thể này sang chủ thể khác vì QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt nên người sử dụng

đất phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định khi người sử dụng đất muốn tặng cho QSDĐ cho người khác thì phải đến UBND cấp huyện (đối với giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với giấy chứng nhận do UBND tỉnh cấp) để làm thủ tục đăng ký biến động.

Người nhận tặng cho đất đai khi làm thủ tục đăng ký QSDĐ tại các cơ quan nhà nước nếu chứng minh được các mối quan hệ huyết thống thì được miễn thuế thu nhập cá nhân nhưng phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính, phí thẩm định địa chính theo quy định.

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ tại huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011-2016 tại huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011-2016

Đơn vị: vụ STT Đơn vị hành chính Năm Tổng số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 01 Toàn Thắng 9 13 15 12 10 7 66 02 Nghĩa Dân 12 18 17 21 14 9 91 03 Ngũ Lão 9 8 9 11 6 5 48 04 Vĩnh Xá 11 9 10 8 4 4 46 05 Chính Nghĩa 19 23 24 16 28 18 128 06 Nhân La 6 5 9 8 7 4 39 07 Lương Bằng 22 29 19 32 27 19 148 08 Song Mai 15 5 16 14 12 11 73 09 Hiệp Cường 18 9 17 16 13 14 87 10 Đồng Thanh 17 19 12 15 31 16 110 11 Thọ Vinh 15 17 19 16 18 10 95 12 Phú Thịnh 19 15 10 11 7 8 70 13 Hùng An 16 11 16 13 9 7 72 14 Ngọc Thanh 18 15 20 16 22 11 102 15 Mai Động 20 21 19 13 9 10 92 16 Đức Hợp 14 16 17 12 11 10 80 17 Vũ Xá 10 12 9 6 5 4 46 Toàn huyện 250 245 258 240 233 167 1.393

Theo kết quả tổng hợp tại Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện cho thấy trong giai đoạn 2011 - 2016 trên địa bàn huyện Kim Động có 1.393 vụ tặng cho QSDĐ đã làm đúng thủ tục theo quy định, số liệu thể hiện tại bảng 2.9. Trong đó số lượng các vụ tặng cho cao nhất trên địa bàn huyện là thị trấn Lương Bằng 148 vụ, xã Chính Nghĩa 128 vụ, xã Đồng Thanh 110 vụ. Đây là những xã, thị trấn có nhu cầu tách hộ cao, một phần do giá đất tại những xã, thị trấn này tương đối ổn định và có mức chênh lệch khá lớn so với các xã khác. Bên cạnh đó có nhiều hộ chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh và làm các ngành nghề khác nên họ đã tặng cho đất nơng nghiệp.

Cịn các xã: Nhân La 39 vụ, Vĩnh Xá 46 vụ, Vũ Xá 46 vụ, Ngũ Lão 48 vụ là những xã cách xa trung tâm huyện, dân số và diện tích đất tự nhiên thấp nên việc tặng cho QSDĐ diễn ra ít hơn. Hoạt động tặng cho chủ yếu là tặng cho QSDĐ nông nghiệp để đi làm các công ty và kinh doanh - dịch vụ hoặc chuyển đổi nghề khác, ngoài ra một số hộ tách đất ở cho con cái tuy nhiên ít hơn các xã trên (Bảng 2.9).

2.3.3.2. Kết quả điều tra tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân tại 3 xã, thị trấn làm điểm điều tra

Điều tra 105 hộ ở 3 xã, thị trấn có 29 vụ thực hiện quyền tặng cho QSDĐ. Trong đó có 19 vụ tặng cho đất ở (chiếm 65,52%) và 10 vụ tặng cho đất nông nghiệp (chiếm 34,48%). Việc thực hiện quyền tặng cho ở thị trấn Lương Bằng cao hơn các xã Chính Nghĩa, Tồn Thắng (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ ở 3 xã, thị trấn nghiên cứu ở 3 xã, thị trấn nghiên cứu Đơn vị: vụ Chỉ tiêu Thị trấn Lƣơng Bằng Chính Nghĩa Xã Toàn Thắng Tổng số I/ Tổng số vụ tặng cho (vụ) 12 9 8 29 1/ Đất ở 7 6 8 19 2/ đất nông nghiệp 5 3 2 10 II/ Diện tích ( m2) 2.532 1.690 2.509 6.731

III/ Tình hình thực hiện quyền tặng cho QSDĐ

1/Hoàn tất các thủ tục ( vụ) 11 8 5 23

2/Khai báo ở xã 1 - 1 2

3/Giấy viết tay ( có người làm chứng) 1 1 2 4

IV/ Thực trạng giấy tờ

1/Có Giấy chứng nhận QSDĐ 12 8 7 27

2/Có Giấy tờ hợp lệ khác - 1 1 2

3/Khơng có giấy tờ - - - -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Khi hỏi các hộ về việc làm thủ tục thì có 23 vụ (chiếm 79,31%) hồn tất các thủ tục tặng cho QSDĐ, có 2 vụ (chiếm 6,89%) đã làm thủ tục khai báo ở xã, thị trấn nhưng chưa hồn tất thủ tục. Cịn 4 vụ (chiếm 13,80%) chỉ có giấy viết tay (có người làm chứng), ngun nhân của việc chưa hồn tất thủ tục là do:

- Chủ yếu các vụ tặngcho QSDĐ là các trường hợp ông bà, bố mẹ cho con cháu đất để làm nhà ra ở riêng và những người chuyển sang làm nghề khác, đi làm ăn xa hoặc con gái đi lấy chồng ở thôn xã khác để lại đất nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình và họ hàng được sử dụng. Số người nhận tặngcho và người tặng cho thường là người trong gia đình vì vậy họ cho rằng khơng cần thiết phải làm thủ tục khai báo.

đã làm ảnh hưởng đến người thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Do thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong trường hợp nhận quà tặng ở mức (giá trị BĐS nhận quà tặng – 10.000.000 x 10%), trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân là bố mẹ, con, anh, chị em ruột. Riêng trường hợp anh, chị , em dâu, rể không được miễn. Nên để giảm tiền thuế thu nhập cá nhân, những trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất từ anh, chị, em, có yếu tố dâu, rể thường chuyển sang làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất để áp dụng mức thuế là 2%.

- Ngồi ra trên thực tế vẫn có trường hợp hộ tặngcho đất nơng nghiệp nhưng chỉ viết tay vì là người trong gia đình và có hộ chỉ cho sử dụng đất trong vài năm sau đó sẽ lấy lại nên họ khơng hồn tất thủ tục mà chỉ viết tay.

Qua điều tra cho thấy quyền thừa kế và quyền tặngcho thường xuyên diễn ra trong cuộc sống, chủ yếu là sự chuyển quyền giữa các thành viên trong gia đình nên tình hình thực hiện 2 quyền này ở 3 xã, thị trấn có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên ngày nay khi giá đất tăng thì những trường hợp tranh chấp đất đai giữa các thành viên trong gia đình xảy ra càng nhiều, ở thị trấn Lương Bằng có giá đất ở cao hơn thì người dân thực hiện thủ tục khai báo và chuyển quyền sử dụng đất nghiêm túc hơn ở các xã khác. Đa số các hộ tặng cho đã có giấy chứng nhận QSDĐ nên các hộ nhận tặng, cho đều muốn làm hoàn tất các thủ tục để được nhận giấy chứng nhận QSDĐ từ đó người nhận tặng, cho có thể thực hiện được các quyền như quyền thế chấp, chuyển nhượng,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện kim động, tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 – 2016 (Trang 67 - 71)