Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện kim động, tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 – 2016 (Trang 44)

Theo số liệu bảng 2.2, Kim Động có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng tốc độ chuyển dịch giữa các ngành nghề còn chậm, tỷ trọng ngành

0 20 40 60 80 100 120

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

công nghiệp và dịch vụ tăng chậm: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản từng bước giảm xuống từ 25,25 % năm 2011 xuống 19,60 % năm 2016; kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng từ 46,96% năm 2011 lên 49,60% năm 2016; kinh tế thương mại - dịch vụ tăng từ 27,79 % năm 2011 lên 30,80% năm 2016.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 200,46 tỷ đồng, tăng 50,58% so với năm 2011. Nhìn chung, số thu hàng năm tồn huyện với năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện được ổn định.

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế +Sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp do sự phát triển công nghiệp và đô thị, cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng lớn tuy nhiên q trình cơng nghiệp hóa cũng làm cho quỹ đất nơng nghiệp ngày càng thu hẹp.

Giá trị sản xuất nơng nghiệp huyện Kim Động có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng trong sản xuất nơng nghiệp bình qn hàng năm đạt 4,35%, giá trị sản xuất bình quân 1ha đạt 65 triệu đồng/năm (so với năm 2011 tăng 31 triệu đồng).

Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương thực tăng nhanh đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Trong sản xuất nơng nghiệp, trồng trọt giữ vai trị chính, sau là chăn ni và cuối cùng là dịch vụ.

+ Thủy sản

Là huyện tiếp giáp với sơng Hồng, có nhiều nhánh sơng nhỏ, ao hồ, đầm là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ni trồng thủy sản. Diện tích ni trồng thủy sản của huyện khá lớn với 407,43 ha. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2011 đạt 5,25 tỷ đồng, năm 2016 đạt 43,23 tỷ đồng (giá hiện hành).

Tóm lại, sản xuất nơng nghiệp của huyện Kim Động trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền đưa giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng

các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nơng nghiệp như cung ứng giống, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật…Tuy nhiên, ruộng đất giao cho nông dân đã được dồn điền đổi thửa nhưng vẫn cịn manh mún, sản xuất vẫn cịn mang tính tự cung tự cấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt và chăn ni cịn hạn chế. +Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Trong những năm gần đây huyện Kim Động đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp, từ đó việc sản xuất từng bước ổn định và phát triển tương đối mạnh, giá trị sản xuất tăng nhanh. Trên địa bàn tồn huyện có 28 dự án thuê đất để đầu tư sản xuất công nghiệp đang hoạt động trên diện tích gần 70ha. Ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Kim Động có một số nhà máy lớn hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động như: Công ty may YOUNGONE 1.250 lao động, cơng ty may Thuận Đức 1000 lao động, xí nghiệp may Kim Động 700 lao động.

- Ngoài những cơng ty được UBND tỉnh cho th đất thì ngành công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp huyện cịn phát triển khắp các xã, thị trấn tập trung vào các ngành sản xuất chủ yếu sau: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói, khai thác cát, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, một số nghề truyền thống đang được khôi phục như mây tre đan, thêu ren, làm hương,.. Trên địa bàn huyện đã có 3 làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp được UBND tỉnh cơng nhận.

- Cơng nghiệp hóa nơng thơn phát triển đã đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất cơng nghiệp ngày càng nhiều, góp phần giảm nhẹ sức lao động nông nghiệp như cơ khí hóa làm đất, máy gặt.

- Trong những năm qua, huyện chú trọng đầu tư xây dựng các hệ thống điện, đường, trường, trạm và cải tạo, xây mới các cơng trình trụ sở làm việc, UBND các xã, thị trấn. 100% các tuyến đường huyện đã được trải nhựa, bê tơng hóa khoảng 60% đường đồng và các tuyến đường thơn, xóm, từ đó làm cho ngành cơng nghiệp – xây dựng phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế của huyện.

- Các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển ổn định phục vụ tốt nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.Ngành thương mai, dịch vụ của huyện Kim Động đang trên đà phát triển theo hướng vừa chú trọng các loại hình dịch vụ phổ thơng, vừa khuyến khích và tạo điều kiện để từng bước phát triển các loại hình dịch vụ chất lương cao, đáp ứng ngày càng đa dạng yêu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Trên địa bàn huyện ngành dịch vụ - thương mại phát triển mạnh ở thị trấn Lương Bằng và các thị tứ Trương Xá, Thọ Vinh, Đức Hợp và tại các chợ, các khu trung tâm dân cư ở các xã. Trong phát triển kinh tế, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 30,8% cơ cấu kinh tế của huyện năm 2016. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 0,26%. Nhìn chung ngành dịch vụ - thương mại của huyện phát triển tương đối ổn định[32].

2.1.1.2.Điều kiện xã hội a. Dân số

Các chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh, đạt kết quả khá. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,79% (giảm 0,12%), tỷ lệ người sinh con thứ ba 7,3% (giảm 0,4%). Theo số liệu thống kê năm 2016 dân số toàn huyện 131.510 người, mật độ dân số bình quân 780 người /km2 (thấp hơn mức bình quân chung

của tỉnh 1267 người /km2). Dân số phân bố khơng đều, các xã vùng ngồi đê mật

độ thấp nhất và tăng dần theo hướng Tây đến Tây Nam và Nam, cao nhất là thị trấn Lương Bằng.

Dân cư nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số của huyện, sự chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn - thành thị diễn ra chậm trong các năm qua. Do quy mô đô thị của huyện chưa phát triển, nên dân số đô thị chỉ chiếm 8,3% thấp hơn nhiều so với bình qn chung cả tỉnh (11%). Dân số đơ thị tập trung chính ở thị trấn Lương Bằng. Tuy nhiên các điểm dân cư tập trung có xu hướng sống theo kiểu thành thị ở các khu vực trung tâm xã, dọc theo trục đường giao thơng chính có số lượng lớn.

b.Giáo dục và Đào tạo

và ngân sách huyện hỗ trợ đến nay hệ thống các trường mầm non đến THCS của huyện đã được trang bị xây mới khơng cịn trường học bị dột nát.

Toàn huyện Kim Động có 3 trường THPT, 18 trường THCS (có một trường THCS chuyên của huyện) và 17 trường tiểu học. Vấn đề giáo dục luôn được quan tâm nên huyện đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học. Ngành giáo dục và đào tạo của huyện có nhiều trường học đạt chuẩn Quốc gia, có nhiều giáo viên và học sinh đạt giỏi cấp tỉnh. Thường xuyên duy trì và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Hai tốt”, cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”…

c. Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục duy trì và phát triển sâu rộng. Đã có nhiều chuyển biến trong việc đăng ký, bình xét cơng nhận và khen thưởng danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. Năm 2016, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 94,2%; làng văn hóa đạt 93,8%; 88 cơ quan, đơn vị đạt cơ quan đơn vị văn hóa.

Tính đến hết năm 2016 tồn huyện có 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 24 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (tăng 03 di tích so với năm 2014).

* Nhận xét chung

Những phân tích trên cho thấy những lợi thế và hạn chế của Kim Động như sau:

+ Những lợi thế:

- Nền kinh tế trong tỉnh ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích luỹ; cơng cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngồi vào Hưng n từ đó tạo đà cho huyện Kim Động ngày càng phát triển.

- Do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành những khu vực có ưu thế hơn về phát triển kinh tế, là nơi giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận, mang sắc thái đô thị nhỏ. Những năm gần đây ở các khu dân cư đã có thêm các cơng trình xây dựng mới kiên cố, hiện đại phù hợp với kiến trúc kiểu đô thị, các trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp được xây dựng mới khang trang

đã góp phần tạo nên cảnh quan mang tính chất đơ thị.

- Trong toàn huyện việc lập, phê duyệt, công bố và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn đã hồn thành, có nhiều xã đạt tiêu chí xây dựng nơng thơn mới từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của nhân dân trong huyện.

Hiện tại tồn huyện có những khu vực kinh tế đang trên đà phát triển tập trung tại các thị tứ(Thọ Vinh, Trương Xá, Đức Hợp, Nghĩa Dân). Dân số những khu vực này sẽ phát triển mạnh, nhiều khu dân cư được cải tạo, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng làm tăng nhu cầu đất chuyên dùng.

- Là một huyện có lợi thế cho phát triển nơng nghiệp, lại có vị trí gần các trung tâm cơng nghiệp, đặc biệt là Hà Nội, thành phố Hưng Yên; gần các khu công nghiệp phát triển trên đường 5, 39A. Kim Động sẽ có cơ hội chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận, đặc biệt cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh nơng nghiệp hàng hố phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và chế biến của các thành phố và khu cơng nghiệp.

- Có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và cơng nghệ. Người dân Kim Động ln đồn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp, đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

+ Những hạn chế, tồn tại:

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa mạnh, quy hoạch vùng sản xuất đã hình thành nhưng chưa rõ nét; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chưa tạo được sản phẩm cây trồng có thương hiệu và tính cạnh tranh cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nhiệp (như: Hệ thống tưới tiêu, hệ thống đường ra đồng…) còn thiếu đồng bộ. Việc quy hoạch các vùng sản xuất, cơ cấu giống của các xã, thị trấn được quan tâm nhưng do đất giao cho người dân sử dụng nên quy mô sản xuất cịn nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện.

- Chất lượng giáo dục giữa các địa phương chưa đồng đều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của một số trường cịn thiếu.

- Tỷ lệ hộ nghèo có xã cịn cao so với mức trung bình của tỉnh.

- Cơng tác quản lý Nhà nước về văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, cơng tác bảo tồn di sản văn hóa ở một số địa phương cịn lỏng lẻo. Cơng tác cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động của cơ quan Nhà nước còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

- Mặc dù thực trạng của các khu dân cư đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập: Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng, song thiếu đồng bộ, mang tính chắp vá cịn mang tính tự phát do nguồn kinh phí hạn hẹp. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chủ yếu là chảy xuống các ao, hồ đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống; kiến trúc khơng gian khu dân cư cịn bất hợp lý, hầu hết các khu nhà đều do nhân dân tự xây dựng bám dọc theo các trục đường chính như 39A, 38, 377..., diện tích chiếm đất lớn và cịn có vi phạm hành lang giao thơng. Trong tồn huyện việc lập, phê duyệt, công bố và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng điểm dân cư nơng thơn chưa hồn thành. Đây là những vấn đề cần phải được tập trung giải quyết trong chiếm lược phát triển kinh tế lâu dài của huyện[32].

2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai 2015, cập nhật thống kê năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện tính đến ngày 31/12/2016là 10.332,01 ha, trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp là 7.052,11 ha chiếm tỷ lệ 68,75 % tổng diện tích tự nhiên; Diện tích đất phi nơng nghiệp là 3.279,90ha, chiếm tỷ lệ 31,35 % tổng diện tích tự nhiên; Đất chưa sử dụng đã được đưa vào sử dụng hết(Hình 2.4, Bảng 2.4).

Bảng 2.4:Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Động tỉnh Hƣng Yên năm 2016

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng

dt(ha) Cơ cấu(%)

Tổng diện tích tự nhiên 10.332,01 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 7.052,11 68,75

1.1 Đất trồng lúa LUA 4.660,14 66,08

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.660,14 100,00 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 630,63 8,94

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.221,04 17,31

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 487,59 6,91

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 52,71 0,51

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.279,90 31,35

2.1 Đất quốc phòng CQP 5,53 0,17

2.2 Đất an ninh CAN 2,14 0,07

2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 33,04 1,02

2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 1,93 0,06

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 118,57 3,66 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, tỉnh, huyện, xã DHT 1.256,27 38,78

2.6.1 Đất giao thông DGT 775,06 23,93

2. 6.2 Đất thuỷ lợi DTL 411,91 12,72

2.6.3 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 3,51 0,11

2.6.4 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 14,29 0,44

2.6.5 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 33,24 1,03

2.6.6 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 10,23 0,32

2.6.7 Đất cơng trình năng lượng DNL 4,04 0,12

2.6.8 Đất cơng trình bưu chính, viễn thơng DBV 0,87 0,03

2.6.9 Đất chợ DCH 2,99 0,09

2.6.10 Đất cơng trình cơng cộng khác DCK 0,13 0,00

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,94 0,06

2.8 Đất ở tại nông thôn ONT 840,98 25,96

2.9 Đất ở tại đô thị ODT 75,42 2,33

2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 13,10 0,40

2.11 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,01 0,00

2.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 29,20 0,90

2.13 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, NTD 111,27 3,43 2.14 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 65,38 2,02

2.15 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 4,83 0,15

2.16 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng DKV 1,05 0,03

2.17 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 17,24 0,53

2.18 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 629,69 19,44

2.19 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 31,90 0,98

3 Đất chưa sử dụng - -

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Động, tỉnh Hƣng Yên năm 2016

Số liệu trên cho thấy cơ cấu sử dụng đất của huyện vẫn chưa đáp ứng được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện kim động, tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 – 2016 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)