Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 40 - 45)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình làm luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin

 Về việc thực hiện thủ tục pháp lý bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở y tế nhƣ: giấy

phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc, đề án quản lý và bảo vệ môi trƣờng, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại. Học viên thu thập thơng tin tại phịng Hành chính quản trị.

 Về thực trạng phát sinh chất thải rắn:

- Cân định lƣợng toàn bộ rác thải hàng ngày của bệnh viện 2 lần.

- 3 tháng cân 1 lần. Lần 1 vào tháng 5 năm 2015. Lần 2 vào tháng 8 năm 2015.

 Về quy trình tổ chức quản lý chất thải rắn tại bệnh viện:

- Kết hợp thu thập quy chế quản lý chất thải rắn y tế đƣợc bệnh viện ban hành để áp dụng đối với tất cả các khoa phòng cùng với phỏng vấn cán bộ khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.

 Về thực trạng công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý chất thải rắn y tế:

- Học viên trực tiếp quan sát việc thực hành thu gom, phân loại, vận chuyển của cán bộ nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh của 31 khoa lâm sàng và cận lâm sàng trong 7 ngày liên tiếp theo các nội dung quan sát trong bảng kiểm (phụ lục kèm theo).

- Công đoạn lƣu giữ, xử lý chất thải đƣợc quan sát theo các nội dung tại khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (phụ lục kèm theo).

 Về các yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn y tế:

Đặt câu hỏi trực tiếp đối với các cán bộ nhân viên y tế và bệnh nhân đƣợc chọn ngẫu nhiên, khơng chia đều theo các khoa phịng, bao gồm:

+ Nhóm 1: 50 ngƣời gồm 20 bác sĩ, 20 điều dƣỡng và 10 kỹ thuật viên. + Nhóm 2: 50 ngƣời gồm 30 hộ lý và 20 nhân viên vệ sinh.

+ Nhóm 3: 20 ngƣời là bệnh nhân hoặc ngƣời nhà bệnh nhân.

Câu hỏi dựa theo phiếu phỏng vấn (phụ lục kèm theo) và đƣợc thực hiện trong 1 tuần.

 Về hoạt động hệ thống xử lý nƣớc thải: thu thập thông tin sơ đồ vận hành hệ

thống, tình hình bảo dƣỡng, tình hình quan trắc, lấy mẫu, xét nghiệm định lƣợng kết quả.

2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu phân tích

- Mẫu đƣợc lấy vào tháng 5 năm 2015.

- Trong điều kiện thời tiết nắng, nhiệt độ từ 32oC – 34oC. - Số lƣợng mẫu: 02 mẫu

+ Mẫu nƣớc thải trƣớc xử lý: 01 mẫu – lấy mẫu tại ngăn thu nƣớc thải. + Mẫu nƣớc thải sau xử lý: 01 mẫu – lấy mẫu tại cửa xả của bệnh viện. Mẫu đƣợc đem về phân tích tại phịng thí nghiệm. Các thông số đƣợc phân tích theo các phƣơng pháp sau đây:

pH: TCVN 6492:1999: Đo bằng máy đo với điện cực thủy tinh.

BOD5: TCVN 6001-1:2008: Phƣơng pháp pha loãng và đo oxy hòa tan ngày thứ nhất và ngày thứ năm.

COD: SMEWW 5220-C: Phƣơng pháp pha đun hồi lƣu với hỗn hợp chất oxy hóa mạnh K2Cr2O7 và H2SO4, chuẩn độ lƣợng thuốc thử dƣ.

Chất rắn lơ lửng (SS): TCVN 6625-2000: Phƣơng pháp khối lƣợng, lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 105oC đến khối lƣợng không đổi.

Amoni (NH4+): TCVN 5988:1995: Phƣơng pháp chƣng cất và chuẩn độ.

Nitrat (NO3-): Thƣờng quy kỹ thuật, Bộ y tế -2002: phƣơng pháp trắc quang, sử dụng thuốc thử disunfophenic.

Photphat (PO43-): Thƣờng quy kỹ thuật, Bộ y tế -2002, phƣơng pháp trắc quang, sử dụng thuốc thử Sunfomolidic.

Dầu mỡ động thực vật: TCVN 5070:1995: Phƣơng pháp khối lƣợng, mẫu đƣợc chiết tách, cô đặc loại dung môi, cân định lƣợng.

Tổng coliform: TCVN 6187-2:1996: Phƣơng pháp phát hiện và đếm coliform bằng phƣơng pháp nhiều ống.

2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá, so sánh

* Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế: dùng bảng kiểm dựa trên quy định hiện hành của Bộ Y tế: Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về Quy chế quản lý chất thải rắn.

- Xây dựng thang điểm để đánh giá thực trạng quản lý chất thải (thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ, xử lý). Xác định các tiêu chí chính và phụ để đƣa ra thang điểm. Thang điểm đƣợc tham khảo tại nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên” của Hoàng Thị Liên (2009). Học viên tiếp tục áp dụng thang điểm đối với bệnh viện đa khoa Hà Đông.

+ Tiêu chí chính cho thang điểm tối đa là 5 điểm. + Tiêu chí phụ cho thang điểm tối đa là 3 điểm.

- Chấm điểm: chấm điểm từ 1 đến mức điểm tối đa cho mỗi tiêu chí có thực hiện theo mức độ đạt đƣợc; 0 điểm cho tiêu chí khơng thực hiện hoặc khơng có.

- Mức điểm đánh giá nhƣ sau:

+ Đạt >90% số điểm tổng đƣợc đánh giá là tốt.

+ Đạt từ 70 đến <90% số điểm tổng đƣợc đánh giá đạt mức khá.

+ Đạt từ 50 đến <70% số điểm tổng đƣợc đánh giá đạt mức trung bình. + Đạt từ <50% số điểm tổng đƣợc đánh giá là thực hiện chƣa tốt.

* Về nước thải: Đánh giá chất lƣợng mẫu nƣớc thải trƣớc và sau xử lý theo QCVN

28:2010/BTNMT. Áp dụng các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện, dựa trên phƣơng pháp phân tích đa tiêu chí theo tài liệu “Hƣớng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nƣớc thải y tế” của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, Bộ Y tế năm 2015.

Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá cơng nghệ mơi trƣờng phù hợp với Việt Nam Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá

1. Nhóm tiêu chí kỹ thuật

- Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải QCVN - Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý

- Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và của thiết bị

- Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dƣỡng, khả năng thay thế thiết bị, nguồn nhân lực

- Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành - Tuổi thọ của thiết bị

- Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng cơng nghệ nƣớc ngồi phù hợp với điều kiện Việt Nam - Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất trong nƣớc

- Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nƣớc

2. Nhóm tiêu chí về kinh tế

- Suất đầu tƣ - Chi phí vận hành

- Chi phí tiêu hao năng lƣợng - Chi phí tiêu hao hóa chất

3. Nhóm tiêu chí mơi trƣờng

- Không gây tác động xấu đối với môi trƣờng xung quanh - Điều kiện vệ sinh môi tƣờng nội vi

- Thân thiện với môi trƣờng: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải độc hại, những ảnh hƣởng do hệ thống xử lý nƣớc thải gây ra: mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành,… - Mức độ rủi ro đối với môi trƣờng: cháy nổ, tai nạn lao động,…

4. Nhóm tiêu chí xã hội

- Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền - Tác động đến mỹ quan khu vực

- Sự chấp nhận của cộng đồng dân cƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)