Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải rắn y tế tại BVĐK Hà Đông

3.1.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế

Qua nghiên cứu thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, thu đƣợc một số kết quả sau:

Bảng 3.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế tại BVĐK Hà Đông Chỉ số nghiên cứu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Trung bình Chỉ số nghiên cứu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Trung bình Khối lƣợng chất thải y tế kg/ngày 622,4 595,4 608,9 Chất thải lây nhiễm kg/ngày 110 96,7 103,3 Chất thải hoá học kg/ngày 0,2 0,18 0,19 Chất thải thông thƣờng kg/ngày 512,2 498,5 505,3

Số bệnh nhân BN 895 870 852,5

Lƣợng CTYT/BN kg/ngày 0,7 0,68 0,69

Lƣợng CTYTNH/BN kg/ngày 0,12 0,11 0,11

Tỷ lệ CTYTNH/CTYT % 0,17 0,16 0,16

Nhận xét:

- Khối lƣợng chất thải y tế trung bình/ngày là: 608,9 kg/ngày. - Khối lƣợng chất thải y tế/bệnh nhân là: 0,69 kg/bệnh nhân.

- Khối lƣợng chất thải y tế nguy hại/bệnh nhân là: 0,11 kg/bệnh nhân.

Qua bảng 2 cho thấy, tổng lƣợng chất thải rắn y tế/ngày của bệnh viện gia tăng theo số tăng bệnh nhân. Lƣợng chất thải y tế/BN/ngày tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông (0,69 kg/BN/ngày) thấp hơn một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây ở trong nƣớc: nghiên cứu của Hoàng Thị Liên tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên (1,3 kg/BN/ngày) [11]; thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) ở bệnh viện tuyến thành phố (0,97 kg/BN/ngày) [4]. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Tổ chức y tế Thế giới (1994): lƣợng rác thải/BN/ngày ở Bệnh viện đa

khoa Hà Đông chỉ tƣơng đƣơng với lƣợng lƣợng rác thải/BN/ngày ở bệnh viện tuyến huyện (0,5–1,8kg/BN/ngày) [11].

Qua phân tích trên cho thấy lƣợng CTYT nguy hại/BN/ngày ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đơng thấp có thể là do bệnh viện đã thực hiện tốt việc phân loại CTYT, chất thải đƣợc phân loại thành các nhóm theo quy định, trong đó đã tách đƣợc các chất thải tái chế ra khỏi chất thải y tế để bán tận thu (bệnh viện đã cẩn thận cắt mảnh các đồ nhựa và đập vỡ đồ thuỷ tinh trƣớc khi bán để tránh việc tận dụng vào các mục đích khác); mặt khác có thể là do hiện nay việc sử dụng các trang thiết bị, vật tƣ, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại đã góp phần giảm thiểu khối lƣợng phát sinh (sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại nhƣ mổ nội soi và sử dụng các thiết bị y tế đƣợc sản xuất bằng các vật liệu nhẹ, chất lƣợng tốt...)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)