7. Kết cấu luận văn
2.2. Tác động của BĐKH đến Thành phố Hội An
2.2.2. Tác động của xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn từ biển tràn vào đất liền qua cửa sông, hệ thống sông rạch, kênh mương và gây nhiễm mặn nguồn nước và đất đai
vùng chịu ảnh hưởng triều hoặc còn gọi là vùng giao tiếp giữa sông và biển.
Mực nước biển dâng cao do BĐKH và khả năng thoát lũ kém làm cho quá trình xâm nhập mặn tại Hội An ngày càng trầm trọng trong những năm qua dẫn đến các vẫn đề về an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế.
Trạm thủy nông Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là nơi cung
cấp nước sinh hoạt và nước tưới cho hơn 2.000 ha đất nông nghiệp của khu vực
Điện Bàn, Hội An và một phần TP. Đà Nẵng. Tuy nhiên, mấy tháng nay Trạm thủy
nông Vĩnh Điện đang phải hoạt động cầm chừng, do độ nhiễm mặn vượt nhiều lần
mức cho phép. Theo ghi nhận của những người làm công tác thuỷ nông tại đây, hiện tượng nhiễm mặn xuất hiện sớm ngay từ đầu năm với độ nhiễm mặn lên đến trên 6 phần ngàn và tần suất dày đặc.
Ngoài chức năng cung cấp nguồn nước cho vùng hạ lưu, sông Vu Gia và Thu Bồn cịn có chức năng lưu thơng thủy nội địa, nên việc đắp đê ngăn mặn trong thời
điểm này là chuyện không thể.
Tổ chức UN-HABITAT đã đưa ra các mơ hình dự báo về tình hình xâm nhâp mặn tại thành phố Hội An như sau: Xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến nhiều khu
vực tại Thành phố, đặc biệt là các khu vực cửa sơng ven biển có địa hình thấp như Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cửa Đạivà Cẩm Châu. Chỉ có một số địa
phương ở phía Tây thành phố có địa hình cao như P. Thanh Hà, Tân An, Cẩm Hà,
Cẩm Phô là ít bị nhiễm mặn.