Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 85 - 87)

* Tiểu kết chương 2

3.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng

Quy hoạch sử dụng đất dựa trên các yếu tố chính trong cấu trúc đơ thị lựa

chọn, tính năng sử dụng đất theo các vùng như sau:

a) Quy hoạch sử dụng đất khu vực phố cổ và cận phố cổ

Sử dụng đất trong khu này chủ yếu kế thừa hiện trạng bao gồm khu phố cổ, trung tâm hành chính, các cơng trình cơng cộng hiện tại. Điều chỉnh chức năng sử dụng đất một số cơng trình: trường cao đẳng, đại học, sân vận động thành các cơng

trình cơng viên, cơng cộng phục vụ xã hội. Quy hoạch các quảng trường lễ hội đón các trục cảnh quan trước khi vào trung tâm lịch sử. Quỹ đất ưu tiên đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai để thiết lập hạ tầng chính: giao thơng cơ giới, hành lang cấp

điện cấp nước, thoát nước cho trung tâm Thành phố.

Những nét chính phương án Quy hoạch sử dụng đất khu vực trung tâm

Thành phố gồm các điều chỉnh và quy hoạch mới khu vực:

- Điều chỉnh chức năng sử dụng đất sân vận động Hội An hiện hữu thành

cơng viên kết hợp dịch vụ đón tiếp du khách vào phố cổ.

- Điều chỉnh sử dụng đất hai trường học Cao đẳng Điện lực 3 và trường Cao

đẳng Công nghệ- KT và thủy lợi Miền Trung, chỉ giữ lại các cơng trình Ký túc xá

vừa mới xây dựng, di chuyển các khu hiệu bộ, giảng đường ra cơ sở mới đã lập quy hoạch chi tiết tại Cẩm Hà. Khoảng 50% diện tích đất của hai trường trên quy hoạch thành đất cơng trình cơng cộng dịch vụ thương mại và giao thông tĩnh đô thị, cơng trình này kết hợp các các cơng trình cơng cộng quy hoạch mới gần đó tạo thành tổ hợp cơng cộng phía Tây Bắc phố cổ.

- Chuyển đổi một phần đất nơng nghiệp phía sau trường PTCS Nguyễn Du thành đất cơng trình cơng cộng và khu thể thao tạo thành tổ hợp cơng cộng phía Đơng Bắc phố cổ.

- Điều chỉnh sử dụng đất cơ sở tạm của Đại học Phan Chu Trinh thành đất

cơng viên Văn hóa cho khu vực trung tâm lịch sử.

- Quy hoạch sử dụng đất tổ hợp cơng trình cơng cộng tại Cẩm Kim hướng về

phố cổ.

- Các cơng trình xây dựng mới trong khu vực khố cổ cần có quy hoạch cao trình nền và chú ý các vấn đề về ăn mịn hóa học bởi đây là khu vực thoát nước

chậm và thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ

b) Quy hoạch sử dụng đất khu vực vành đai phố cổ

Tơn tạo tối đa yếu tố tự nhiên và hình ảnh đặc thù của các cộng đồng làng

quê truyền thống. Quy hoạch bổ sung các khu ở sinh thái với mật độ xây dựng thấp, gắn kết nhà ở với cây xanh mặt nước. Trung tâm công viên, cây xanh và không gian mở tập trung cao ở vành đai này.

Quy hoạch các công viên dịch vụ, công viên sinh thái. Khơng bố trí đất khách sạn hay cơng trình lưu trú tại các cơng viên này.

Giải toả một số đất ở kiểu “trại lẻ”, xóm “mồ cơi” để bố trí mơi trường ở tiện nghi hơn và tạo các vùng canh tác nông nghiệp liên thông, tạo thành vành đai xanh lý tưởng cho công tác bảo vệ di sản.

Sử dụng đất xây dựng giao thông chủ yếu là đường nhỏ, mật độ thưa, đặc

biệt ưu tiên cho các tuyến đường viền các khu đất sản xuất nông nghiệp, cánh đồng trồng lúa tạo nên tuyến dạo hấp dẫn cho du khách và tránh sự xâm chiếm dần dần

đất nông nghiệp sau này.

Quy hoạch cụ thể việc hạn chế xây dựng các khu nghĩ dưỡng và khách sạn ven biển thay vào đó là các cơng viên cây xanh và đường đi bộ là rất hiệu quả trong việc thích ứng BĐKH. Khu vực ven biển Cẩm An là khu vực bị xói lở bờ biển, tuy mức độ sói lở bờ biển tại đây chưa cao nhưng vẫn cần có những biện pháp quy

hoạch kịp thời giữ lại rừng cây phi lao, cây dương nhằm chống xói lởi bờ biển và chắn gió bão cho khu vực đơ thị phía trong

Điều chỉnh thuỷ lực dịng chảy một số kênh rạch.

c) Quy hoạch sử dụng đất phát triển khu đơ thị mới ở phía Tây phố cổ

Sử dụng đất trong vành đai phát triển là các khu đô thị mới. Mật độ xây dựng phù hợp, tầng cao theo quy định.

Vành đai này bao gồm 3 khu đô thị: Đô thị ven biển thuộc An Bàng, đô thị

Cẩm Hà- Thanh Hà, đô thị Nam sơng Thu Bồn thuộc phía Nam làng mộc Kim Bồng- Cẩm Kim. 3 đô thị khai thác yếu tố đặc thù về tự nhiên và văn hoá: Biển, Đất liền và Cù lao sông nước.

Quy hoạch sử dụng đất bố trí các trung tâm cơng cộng lớn phục vụ nhu cầu phát triển mới của đô thị:

- Tổ hợp cơng trình cơng cộng, quảng trường An Bàng, Cẩm An.

- Cơng trình khu giáo dục phức hợp, trung tâm thương mại, trung tâm TDTT Thành phố tại Cẩm Hà.

- Cơng trình thương mại, dịch vụ, chợ đầu mối, bến xe ngoại thành, cụm

công nghiệp, kho tập kết hàng tại Thanh Hà

d) Quy hoạch sử dụng đất khu vực Cù Lao Chàm

Quần đảo Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới, việc xây dựng và quy hoạch sử dụng đất phải hết sức cẩn trọng, một sai lầm nhỏ có thể gây tác hại lớn đến mơi trường thiên nhiên, quy hoạch sử dụng đất tôn trọng tối đa môi trường

tự nhiên. Hiện tại quy mô khu ở và dân cư không lớn, việc chuyển đổi đất đai để

xây dựng được lập trong đồ án chi tiết cụ thể mới có thể đánh giá và cho số liệu

chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đô thị thành phố hội an trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)