* Tiểu kết chương 2
3.1. Giải pháp về hướng phát triển không gian đô thị
Hội An là một Di sản văn hoá Thế giới, với trên một nghìn di tích kiến trúc văn hố nghệ thuật, là tài sản quý giá của Quốc gia và Quốc tế. Cùng với yếu tố chủ thể là con người, Hội An cịn có nhiều cảnh đẹp: địa hình được vây bọc bởi biển và sơng từ phía Đơng Bắc đến Đơng, Đơng Nam và Nam. Hình thể đất liền là các đồi cát Tây Bắc xuôi dần xuống vùng đồng ruộng Đông Nam rồi ra cửa biển. Hệ đa
dạng sinh học hạ lưu sông Thu Bồn, rừng ngập mặn Cẩm Thanh, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm…
Với Hội An, tiến trình đơ thị hố mới ở vào giai đoạn khởi đầu. Vùng đất
Hội An chưa bị đơ thị hố nhiều- đây là điều may mắn lớn, cái mà người ta từng
cho là phát triển chậm chính là thế mạnh để bảo vệ tương lai!
Tuy nhiên, Hội An đã tiềm ẩn các dự án ở cấp độ khác nhau chất chứa những nguy cơ và thách thức: sự mất dần nguyên bản giá trị lịch sử của đô thị cổ, thiên nhiên bị phá huỷ, Hội An bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi biến đổi khí hậu, hệ trầm
tích và sinh thái ngập mặn bị san bằng, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, xa lộ băng
ngang thành phố, cộng đồng cư dân bị chia cắt bởi giao thơng xe cộ, điều này có thể khơng diễn ra nhanh chóng để chúng ta nhận biết ngay. Khả năng nghiêm trọng là sự trộn lẫn Di sản văn hố vào những đơ thị lớn mang tính tồn cầu đang mọc lên xung quanh với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Hội An rất cần những giải pháp mới có nhiều đổi mới cho quy hoạch trong thời gian tới đây, trang bị một kháng thể tự nhiên phịng vệ nhiều vấn đề, ví như
làm sao bảo tồn và duy trì hoạt động của khu phố cổ, làm sao khơng đơ thị hố vùng sinh thái đặc thù mà vẫn phát triển kinh tế, giải pháp giao thông nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo chức năng vận tải mà không cắt chia đô thị, làm sao đem lại môi trường kinh tế tương đồng cho các vùng cư dân… Mọi người đều mong
vừa hiện đại, kiến trúc mới hài hoà với kiến trúc cũ, một lối quy hoạch đa dạng và phát triển bền vững.
Hội An đã từng sớm là một đơ thị mang trên mình nền văn hố- kinh tế hội nhập thì Hội An cũng chấp nhận cách mạng phát triển đô thị. Do vậy công tác định hướng quy hoạch cứ thế ngày càng trở nên quan trọng, phương án quy hoạch cần phải có tính quyết liệt hơn. Nghĩa là nó sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách cho những điều tốt đẹp hơn và đủ sức ứng phó với những điều tồi tệ hơn. Gốc rễ của đơ thị Hội An hình thành từ những thành phần của sự phát triển xã hội, quan hệ giữa
đô thị và phát triển kinh tế: sinh ra từ sự đổi thay của kinh tế, đô thị tiếp tục xây đắp
nên những đổi thay về sau và kiến tạo môi trường kinh tế mới tiếp tục làm tiền đề cho những phát triển đổi thay xã hội. Mối quan hệ mật thiết này là quy luật xuyên suốt cho vận hành đô thị Hội An.
Chức năng quy hoạch và thiết kế đơ thị đã đồng hố hiện tượng đơ thị hố
với sự mở rộng và phát triển không gian đô thị. Như vậy nhiệm vụ là tìm các giải pháp Cấu trúc đơ thị tương thích với quy luật đơ thị hố để đơ thị ngày càng đáp ứng với sự tăng trưởng dân số đô thị, mở rộng phạm vi. Cấu trúc phát triển đơ thị
Hội An lựa chọn chính là sự kết tụ của môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo và mơi trường kinh tế-văn hố-xã hội.
a) Cấu trúc quy hoạch đô thị Hội An
Cấu trúc quy hoạch đô thị Hội An được phác thảo từ các tiêu chí:
- Quy hoạch “xanh”, thiết kế với môi trường Hội An, phát triển theo cách giảm thiểu tác động vào hệ sinh thái. Phát triển không gian thành phố Hội An theo hướng bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học. Lập bản đồ những đặc điểm tự nhiên nổi bật của từng cộng đồng ngay từ ban đầu, thiết đặt sự phát triển theo
cách giảm thiểu những tác động vào hệ sinh thái, thiết kế không gian xanh bảo tồn hệ sinh thái. Tăng cường mơi trường địa phương đóng góp cho hiệu quả kinh tế của người dân.
- Quy hoạch các cộng đồng bền vững phải nắm lấy lợi thế của địa hình tự
nhiên, giảm thiểu việc đào đắp, quy hoạch xanh tập trung vào các loài cây bản địa, tạo cho một cộng đồng địa phương khác biệt.
- Quy hoạch bảo tồn tôn tạo di sản văn hoá phải gắn với việc tạo nên các trung tâm mới có khả năng chứa đựng các hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cao
cấp tạo thành cấu trúc tổng thể có liên kết cao, đáp ứng sự phát triển.
- Cung cấp tối ưu hệ thống đường đi dạo và đường cho xe đạp, phát triển
giao thông công cộng, các phương tiện xe cộ sử dụng năng lượng sạch. Thiết kế của chúng phải khuyến khích sự sử dụng hằng ngày và dễ dàng cho tất cả mọi người. - Quy hoạch tương đồng về môi trường kinh tế đồng thời linh hoạt cho một
cộng đồng đa dạng.
- Phát triển không gian thành phố Hội An theo cấu trúc mở để cung cấp các dịch vụ thu hút đầu tư phát triển các dự án chiến lược cấp vùng, quốc gia và quốc tế; phát triển không gian Cù Lao Chàm theo hướng sử dụng các nguồn năng lượng sạch, pin quang điện, bioga... tạo sắc thái cảnh quan của khu dự trữ sinh quyển.
- Phát triển không gian thành phố Hội An theo các khu vực địa lý đa dạng và có tính cạnh tranh nổi bật về tính đặc thù và nguồn lực phát triển KT-XH; phải tạo
được những mối liên kết khu vực, chia sẻ và phối hợp phát triển.
b) Hướng phát triển đô thị
Từ cấu trúc được phát thảo theo hướng mở đa Trung tâm mà trung tâm kết
nối chính vẫn là khu vực phố cổ.
Tùy theo khu vực mà hướng phát triển có những u cầu riêng, nhằm tơn tạo vận dụng điều kiện tự nhiên, điều kiện hiện trạng vốn có, định hướng trên những
phân tích dự báo tương lai.
Hướng xây dựng đô thị trong quy hoạch chung trước đây chủ yếu tập trung vào khu vực phía Bắc và Đơng Bắc trung tâm phố cổ, hướng phát triển trong phương án quy hoạch chung lần này là khu vực thuộc Vành đai phát triển ở phía
Tây và Tây Bắc thành phố là chủ yếu thuộc địa bàn phường Cẩm An, Thanh Hà và Cẩm Hà, đây là khu vực ít chịu các tác động của BĐKH. Các khu vực phát triển đô thị đặc thù khác: đô thị bờ biển tại An Bàng- Cẩm An, đô thị đất liền Cẩm Hà-
Thanh Hà, đô thị cù lao sông nước: bờ Nam sông Thu Bồn, Cẩm Kim, Nam Ngạn- Vĩnh Thành.