7. Kết cấu luận văn
2.2. Tác động của BĐKH đến Thành phố Hội An
2.2.1. Tác động của lũ lụt
a) Nguyên nhân và quá trình hình thành lũ tại Hội An
Thị xã Hội An nằm trong vùng hạ lưu hệ thống sông Thu Bồn, chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi chế độ lũ các sông.
Lũ trên các sông này chịu sự chi phối trực tiếp bởi lũ vùng trung, thượng lưu sông Thu Bồn và một phần chịu ảnh hưởng của lũ sông Vu Gia. Chế độ lũ lụt tại khu vực này biến đổi khá phức tạp do chịu sự tác động của nhiều nhân tố
khác, bao gồm:
- Chế độ triều vùng biển Cửa Đại. - Chế độ mưa tại chỗ.
- Chế độ gió vv...
Khi lũ trên thượng nguồn đổ về với cường suất lớn gặp thời kỳ triều cường, mực nước trên sông sẽ lên rất nhanh, đặc biệt khi có bão, gió mạnh làm nước biển dâng cao sẽ càng làm tăng mức độ lũ cho khu vực này. Các trận lũ có thời gian lũ lên trùng với kỳ triều kém, lũ lụt sẽ ít nguy hiểm hơn.
Nhìn chung diễn biến về q trình mực nước, dịng chảy lũ các sơng khu vực TP Hội An biến đổi rất phức tạp, để có thể mơ phỏng được tương đối tồn diện về
diễn biến lũ tại đây cần phải có số liệu đo đạc, điều tra khảo sát trong nhiều năm và sử dụng các mơ hình thuỷ văn, thuỷ lực.
b) Phân bố, biên độ lũ
Hiện nay, tại khu vực Hội An chỉ có 1 trạm thuỷ văn Hội An được đặt trên sông Hội An, cách cầu Cẩm Nam về phía hạ lưu 200 m. Trạm thuỷ văn này đo đạc các yếu tố mưa, mực nước liên tục từ năm 1977 đến nay.
Trên cơ sở số liệu thực đo về mực nước tại trạm thuỷ văn Hội An, số liệu điều tra khảo sát tại Cửa Đại trong năm 2005 và số liệu thu thập qua một số đợt
+ Phân bố lũ
Hàng năm lũ lớn xuất hiện vào các tháng 9 - 12, trong các tháng còn lại khơng có trận lũ nào đạt từ mức BĐ2 trở lên xuất hiện. Từ năm 1977 - 2004 đã xuất hiện 38 trận lũ có đỉnh tại trạm TV Hội An đạt từ mức BĐ2 (1.7m) trở lên, trong đó tập trung chủ yếu vào tháng 10 (16 trận - chiếm 42.1%) và tháng 11 (17 trận - chiếm 44.7%). Tháng 9 chỉ xuất hiện 2 trận (5.3%) và tháng 12 có 3 trận (7.9%). Lũ lớn trên mức BĐ 3 tập trung nhiều nhất vào tháng 11 (11 trận), tiếp đến là tháng 10 (8 trận); tháng 9 ít có khả năng xuất hiện lũ trên mức BĐ3[1]
Biểu 2.1. Phân bố các trận lũ theo thời gian
+ Độ lớn đỉnh lũ, biên độ lũ
Theo thống kê 38 trận lũ có đỉnh đạt từ mức báo động 2 (1.2m) trở lên, đỉnh lũ trung bình là: 1.86m; cao nhất là 3.21m (trận lũ đầu tháng 11/1999). Biên độ
trung bình là 1.33m, biên độ lớn nhất là 2.35m - xuất hiện ở trận lũ đầu tháng
11/1999; biên độ lũ nhỏ nhất là: 0.35m (trận lũ tháng 11/1981) [18].
Trong 38 trận lũ có 23 trận lũ có đỉnh đạt từ mức BĐ3 (1.7m) trở lên; 15 trận có đỉnh đạt từ mức BĐ2 đến dưới mức BĐ3.
Phân bố các trận lũ theo thời gian Th9 5% Th10 42% Th11 45% Th12 8%
c) Dự báo lũ lụt
Trong báo cáo dự án “Cities and climate change initiative” của Un-Habitat các nhà khoa học đã sử dụng bản đồ ngập lụt với mơ hình thủy lực của lưu vực sơng Vu Gia - Thu Bồn được phát triển bởi Cục Thuỷ lợi, Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và nhiều chuyên gia tư vấn, được cung cấp cho tỉnh Quảng Nam đến cuối năm 2010, kết hợp với phân tích dữ liệu thu thập được từ Hội An để áp dụng cho thành phố Hội An. Trong quá trình phát triển của mơ hình thủy lực, các nhà khoa học đã kết hợp các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, tham
khảo ý kiến cán bộ địa phương, khảo sát vết lũ, thống kê các dữ liệu khí tượng của trạm và số liệu thống kê của lũ lụt tại địa phương theo dõi từ năm 1964 đến nay và
đã phát triển một mơ hình tốn học thủy lực - MIKE _ phần mềm GIS. Vì vậy, đây
là mơ hình đáng tin cậy nhất có thể được áp dụng đối với Hội An.
Theo như mơ hình dự báo trên có thể nhận thấy rõ tình hình ngập lụt tại thành phố Hội An ở từng khu vực, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các khu vực cửa sơng, ven biển có địa hình thấp như các khu vực Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Thanh và một phần của Thanh Hà, Cẩm Hà, Cẩm An. Các khu vực phía Tây thành phố có
địa hình cao nên ít chịu tác động từ lũ lụt như là các khu vực P. Tân An, Cẩm Hà,
Tân An, Sơn Phong
d) Tác động của lũ lụt lên các khu vực chịu ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng của lũ đến nhà ở
Các tòa nhà di sản trong khu vực phố cổ Hội An là một trong những đối
tượng được xác định chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do lũ lụt, khu vực Cẩm Phơ
và phường Minh An có 80% các tịa nhà di sản, nằm trong khu vực bảo tồn di sản UNESCO[23]. Đây là những đối tượng thiệt hại lớn cần đầu tư bảo tồn để
nâng cao năng lực thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai. Ở thành phố Hội An tý lệ nhà bán kiên cố còn cao, khoảng trên 50% trên tổng số nhà ở [23] nên sẽ chịu tác động lớn từ tình hình ngập lụt của thành phố, Trong
tương lai, khi tỷ lệ nhà kiên cố tăng, tác động về nhà ở sẽ được giảm.
+ Tác động của lũ trên hệ thống giao thông vận tải của Hội An
Un-Habitat đã phát triển một biểu đồ về mức độ lũ lụt và tác động tương ứng của lũ lụt trên các tuyến đường dựa trên tỷ lệ ngập úng đối với từng cấp đường giao thơng (đường chính, địa phương, nội bộ). Biểu đồ cho thấy hệ thống giao thông các khu vực Cẩm Nam, Cẩm Châu, Cửa Đại, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm An chịu tác động lớn nhất từ lũ lụt với các đường bị ngập lên đến trên 60%. Các khu vực Sơn Phong, Minh An, Thanh Hà, Cẩm Phô và Cẩm Hà có mức ảnh hưởng trung bình với tỷ lệ
đường ngập lụt là dưới 60%. Chỉ có khu vực P. Tân An với địa hình cao là có tuyến đường giao thơng ít bị ngập lụt
+ Tác động của lũ lụt trên công suất cấp nước của thành phố Hội An
Kết quả lồng ghép bản đồ lũ lụt với bản đồ hiện trạng và quy hoạch cho
mạng lưới cấp nước đến năm 2020 của Hội An từ Un-Habitat cho phép đánh giá tác
động của lũ lụt trên hệ thống cung cấp nước của thành phố như sau: Tân An, Cẩm
Phơ, Minh An, phường Sơn Phong có một mạng lưới cấp nước tốt; Phường Cửa Đại và Cẩm An có mạng lưới cấp nước tương đối tốt. Khu vực Thanh Hà, Cẩm Hà,
Cẩm Nam, Cửa Đại, Cẩm An có mạng lưới cấp nước cịn hạn chế; khu vực Cẩm Kim, Cẩm Châu, Cẩm Thanh có ít hoặc khơng có đường ống cung cấp nước, khả
năng tiếp cận với nước sạch là rất thấp.
+ Tác động của lũ lụt vào khả năng thoát nước của thành phố Hội An
Năng lực của toàn bộ hệ thống thoát nước được đánh giá dựa trên điều kiện, nguy cơ ngập lụt. Các khu vực không bị ngập lụt được coi là khu vực không bị ảnh hưởng; Các khu vực khu vực P. Tân An, Sơn Phong, Cẩm Phơ, Minh An là ít bị ảnh hưởng nhất bởi khu vực này có địa hình cao, khả năng ngập lụt thấp và có hệ thống thốt nước là khá tốt. Trong khi các khu vực ngoại thành như Cẩm Hà, Thanh Hà, Cẩm Châu, Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Nam lại chịu tác động lớn từ lũ lụt lên khả năng thoát nước.
+ Tác động của lũ lụt phát triển kinh tế-xã hội
Lũ lụt làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày bình thường của người dân, gây thiệt hại cho cây trồng và tài sản trên quy mô lớn, ảnh hưởng đến du lịch và hoạt động kinh tế, các lĩnh vực thương mại. Đối với khu vực nông thôn Cẩm Kim, Cẩm
Nam, Cẩm Thanh, lũ lụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đối
hưởng đến thu nhập của người dân. Khu vực nông thôn là những người ảnh hưởng nhiều nhất