Đặc điểm điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 28 - 35)

2.2.1. Dân số, lao động và mức sống

Tại VCS thuộc địa phận Hải Phòng (2002), dân số trong độ tuổi có khả năng lao động chiếm tỷ trọng 53% so với dân số của vùng và bằng 13,6% số ngƣời trong độ tuổi lao động toàn thành phố. Số lao động đƣợc sử dụng là 114.420 ngƣời bằng 91,4% tổng nguồn và đƣợc phân bổ trong nông nghiệp 45,5%, công nghiệp -TTCN 15,3%;

nuôi trồng và khai thác thuỷ sản 13,7%; sản xuất 2,1%; các ngành kinh tế -xã hội khác (chủ yếu có tính chất dịch vụ) 23,4%.

Cộng đồng cƣ dân cửa sơng ven biển hầu hết đều có mức thu nhập bình qn cao hơn mức bình qn chung. Nơi nào nghề ni trồng và đánh bắt thuỷ sản khá hơn thì nơi đó thu nhập cũng cao hơn. Khu vực thuần nơng và làm muối có mức thu nhập thấp nhất. Sự phân hoá giầu nghèo diễn ra rõ rệt, một bộ phận dân cƣ giầu lên nhanh chóng có đời sống sung túc, một bộ phận khác bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân đời sống chậm đƣợc cải thiện.

Cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển so với các khu vực khác. Mạng lƣới điện Quốc gia đƣợc trang bị rộng khắp. Nhiều cơng trình ven biển đƣợc xây dựng tại khu vực nhƣ đắp đập Yên Trung, Yên Lập, sơng Giá, Nguyễn Tri Phƣơng, Đình Vũ, đào kênh Cái Tráp - Cát Hải, xây dựng tuyến đê Đƣờng 14, đƣờng xuyên đảo Hoàng Tân.

2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Hoạt động kinh tế trong phạm vi VCS bao gồm các ngành nghề truyền thống trong khối nông nghiệp (nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp) và các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đƣợc đẩy mạnh gần đây, từ thời kỳ đổi mới (UBND Thành phố Hải Phịng 2000; Trung tâm Thơng tin và tƣ vấn Phát triển, 2002).

Cơ cấu sử dụng đất bồi VCS thuộc các xã, phƣờng ven biển thuộc quận, huyện Hải An, Kiến An, Lê Chân, Hồng Bàng và Thuỷ Nguyên nhƣ sau: tổng diện tích đất bồi khoảng 9.895 ha. Trong đó, diện tích đầm ni 4.262 ha, rừng ngập mặn 1.789 ha (26,4% bãi triều cao) và diện tích xây dựng các cơng trình 881 ha. Diện tích đất bồi tự nhiên cịn khoảng 2.963 ha, trong đó có 568 ha thuộc bãi triều cao.

Nông nghiệp

Nông nghiệp là hoạt động kinh tế quan trọng của cƣ dân ven vùng cửa sông, chủ đạo là trồng lúa, màu và một số loại cây công nghiệp (NN Thao, 2002). Nghề trồng hoa đã có hàng trăm năm ở làng Đơng Hải và Đằng Hải. Khai hoang nơng nghiệp đã có truyền thống lâu đời. Khu đảo Hà Nam (Yên Hƣng) là vùng đất thấp ngập triều, đƣợc đắp đê bao thành đảo từ lâu đời. Sau hồ bình 1954 có những đợt và vùng khai hoang lớn ra đời ở Đại Yên (Hoành Bồ); Minh Thành, Sông Khoai, Hà An (Yên Hƣng), Phƣơng Nam (ng Bí), Gia Minh - Gia Đƣớc (Thuỷ Nguyên); Đƣờng 14,

Tràng Cát, v.v. với hàng chục nghìn hecta. Hệ thống đê biển hình thành từ nhiều đời và hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ tốt cho nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, do điều kiện đất chua phèn và thiếu nƣớc, hiệu quả khai hoang nông nghiệp nhiều nơi cịn thấp và chuyển dần sang mục đích sử dụng khác.

Kinh tế trang trại bƣớc đầu phát triển khá nhanh và hiệu quả cao. Nhờ tăng vụ, giải quyết tốt các khâu giống, thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu và mùa vụ, năng xuất cây trồng, đặc biệt là lúa tăng đáng kể. Nơng nghiệp đã có những bƣớc phát triển quan trọng, đủ lƣơng thực tiêu dùng và tạo nguồn hàng hoá, thúc đẩy công nghiệp chế biến thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp trƣớc hết là lúa, sau đó là rau màu (ngơ, khoai lang, khoai tây, cà chua, dƣa chuột) và gia súc, gia cầm. Các huyện trồng lúa trọng điểm là Yên Hƣng, Thuỷ Nguyên. Hình thành các vùng trồng rau chuyên canh ở Yên Hƣng, Hải An, Thuỷ Nguyên.

Lâm nghiệp

Chủ yếu là trồng rừng, khai thác trực tiếp nhỏ, nhƣng có lợi ích lớn đối với hỗ trợ phát triển du lịch, nghề cá và bảo vệ đê biển. Trƣớc đây rừng ngập mặn rất phổ biến nay diện tích cịn lại rất ít do khai hoang nơng nghiệp, đắp đầm ni thuỷ sản và gần đây là san lấp mặt bằng xây dựng cơng trình. Gần đây, cơng việc trồng lại rừng ngập mặn đƣợc quan tâm. Rừng ngập mặn còn lại nhiều nhất ở huyện Thuỷ Nguyên (849 ha), Cát Hải (513 ha) và trong các đầm ni ở Hồng Tân, Bãi Nhà Mạc, Cát Hải và Hải An. Công tác trồng rừng đƣợc chú trọng theo hƣớng rừng phòng hộ và rừng sinh thái, đặc biệt quan tâm đến ngập mặn ven biển. Rừng trồng trên cạn gồm các lồi cây nhƣ thơng, keo, bạch đàn, phi lao và cây ăn quả và thông lấy nhựa. Rừng ngập mặn trồng ba lồi cây chính là trang, đƣớc và bần.

Ngư nghiệp

Ngành thuỷ sản, bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ và chế biến, đang cải thiện đáng kể cuộc sống của cộng đồng ngƣ dân, đóng góp xứng đáng cho xuất khẩu và chế biến thực phẩm. Tỷ trọng thuỷ sản trong khu vực nông lâm ngƣ ngày càng tăng.

Nghề cá có từ lâu đời và ngƣ dân sống quần tụ thành một số làng chài, có nơi gọi là vạn chài nhƣ ở Đồ Sơn có đến tám vạn chài. Việc đánh bắt cá chủ yếu ở cửa sông ven bờ với các phƣơng tiện nhỏ. Đánh bắt tự nhiên trên các bãi triều và trong

rừng ngập mặn là nguồn thu đáng kể của đông đảo dân nghèo ven biển. Các đối tƣợng đánh bắt thƣờng là cua, cáy, cá nhỏ, sâu đất và các loại thân mềm, v.v. Sản lƣợng đánh bắt tăng đáng kể, nhƣng năng xuất đánh bắt giảm nghiêm trọng và chất lƣợng sản phẩm kém đi. Đó là hậu quả khai thác và nuôi trồng quá mức, làm cạn kiệt nguồn giống, nguồn lợi và huỷ hoại habitat và ô nhiễm môi trƣờng gia tăng.

Một diện tích lớn vùng triều đƣợc sử dụng nuôi trồng hải sản chủ yếu quảng canh và bán thâm canh với sản lƣợng ngày càng tăng. Dịch vụ nuôi trồng và cấp giống cũng phát triển. Phần lớn các đầm nuôi đƣợc đắp trên rừng ngập mặn, phổ biến ở Hoàng Tân, Hà An, Bãi Nhà Mạc, Tràng Cát, Vũ Yên, Thuỷ Ngun, Đình Vũ và Phù Long. Diện tích ni lợ mặn (2002) của một số địa phƣơng (2002): Hải An 1.928 ha; Cát Hải 2044 ha; Đồ Sơn 795 ha; Thuỷ Nguyên 1550 ha. Nhiều đầm quảng canh có diện tích quá lớn, ít cống máng, nên thƣờng bị phơi cạn và phèn hoá làm năng xuất suy giảm nghiêm trọng sau vài ba năm đắp đầm.

Để phát triển nghề cá xa bờ, đã tăng cƣờng dịch vụ cung ứng và chế biến đơng lạnh, đóng hộp, phơi khơ và làm mắm, (nƣớc mắm Cát Hải có tiếng từ lâu), xây dựng các khu dịch vụ nghề cá, cải tạo và phát triển, nâng cấp nhiều cảng, bến cá nhƣ Bến Chanh, Hà An (Yên Hƣng), Máy Chai, Ngọc Hải (Đồ Sơn), Lập Lễ (Thuỷ Nguyên) , v.v.

Sản xuất muối

Làm muối là một nghề truyền thống. Trƣớc đây tại Yên Hƣng có một số cơ sở làm muối, nhƣng nay đã bỏ. Gần đây, sản xuất muối ổn định với diện tích gần 200 ha (Cát Hải 140 ha, Đồ Sơn 45,3 ha), sản lƣợng 14 - 15 ngàn tấn muối thô/năm. Làm muối là nghề vất vả, thu nhập thấp.

Công nghiệp

Trong vùng, cơng nghiệp phía tả ngạn bên Quảng Ninh kém phát triển, trừ khai thác than đá ở ng Bí và Mạo Khê. Cơng nghiệp Hải Phịng có truyền thống, nổi bật là đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; sản xuất vật liệu xây dựng xi măng, gạch ngói; cơng nghiệp hố chất, chế biến thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Nhờ chính sách đổi mới, phát triển liên doanh, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, xây dựng các khu cụm cơng nghiệp và tổ chức lại sản xuất, cơng nghiệp đã có những đổi mới cơng nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng dần khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của

sản xuất và thị trƣờng. Cơ khí tầu thuyền với các nhà máy trọng điểm Bạch Đằng, Bến Kiền và Phà Rừng, đang trở thành một trong ba trung tâm của cả nƣớc. Ngành cơ khí chế tạo và luyện kim sản xuất khá phát triển.

Với nhà máy xi măng Hải Phòng lâu đời đã di dời sang Thuỷ Nguyên và Ching Foong, ngành vật liệu xây dựng dẫn đầu cả nƣớc về sản xuất xi măng. Ngồi ra, cịn phát triển sản xuất gạch ngói, thuỷ tinh, bao bì và sành sứ, gạch ngói. Bên cạnh chế phẩm sơn có uy tín từ thời Pháp thuộc, cơng nghiệp hố chất tạo ra các sản phẩm bột nhẹ, chất tẩy rửa tổng hợp, đất đèn, ắc quy, nhựa và bao bì. Sản xuất giày dép, dệt may và đồ da phát triển mạnh gần đây.

Tăng trƣởng công nghiệp có phần quan trọng nhờ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, bố trí lại khơng gian sản xuất và hình thành các khu cơng nghiệp tập trung. Các khu cơng nghiệp Nơmura, Đình Vũ, Minh Đức và các cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, An Tràng - Kiến An và Đƣờng 14 đã đƣợc hình thành.

Giao thông thuỷ - bộ

Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ, bộ đƣờng sắt và hàng không trong vùng phát triển khá đồng bộ.

Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ và các cảng bến phát triển mạnh nhất khu vực phía bắc, trong đó có các bến, cảng lớn dọc sơng Cấm, Bạch Đằng và nhiều bến tàu khách, bến cá, tạo mối quan hệ đƣờng biển, nội thuỷ đi quốc tế, liên tỉnh và ra các đảo. Cảng Hải Phòng đƣợc xây dựng từ năm 1886 (Cụm Hải Phịng - Điền Cơng và Quảng Yên) liên tục đƣợc nâng cấp mở rộng. Hàng hoá qua cảng từ 2,5 triệu lên 7,5 triệu tấn/năm trong 1990-2000 và đạt khoảng 15 triệu tấn trong 2007. Đến năm 2011, lƣợng hàng hoá qua cảng đạt 43 triệu tấn/năm, vƣợt xa quy hoạch từ trƣớc. Cảng lớn nƣớc sâu đang đƣợc triển khai với luồng Cát Hải - Lạch Huyện. Hải Phịng - n Hƣng cịn có hệ thống giao thông đƣờng sông và pha sông - biển phát triển. Tàu thuyền và xà lan có thể ngƣợc các dịng sơng Cấm, Đá Bạch, Lạch Tray và Văn Úc tới thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Hệ thống giao thông đƣờng bộ gồm các quốc lộ (quốc lộ 5, 10 và 18), đƣờng liên tỉnh và liên huyện - quận khá phát triển. Quốc lộ 5 dài 105 km nối Hải Phịng với thủ đơ Hà Nội đã đƣợc nâng cấp vào năm 2000. Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với các tỉnh ven biển châu thổ sông Hồng, Quảng Ninh và Thanh Hoá đã đƣợc cải tạo và nâng cấp.

Cơng trình đƣờng xun đảo từ Hải Phịng và Quảng Yên đi Cát Hải và Cát Bà có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng. Các tuyến nội tỉnh quan trọng nhƣ Cầu Rào - Đồ Sơn và Ngã Năm - sân bay Cát Bi đã đƣợc nâng cấp.

Tuyến đƣờng sắt Hải Phòng - Hà nội dài 102 km, nối với Lào Cai, Vân Nam (Trung Quốc) và nối tuyến Bắc - Nam đi thành phố Hồ Chí Minh có từ thời Pháp thuộc, đã đƣợc cải tạo và tổ chức hoạt động tốt. Tuyến đƣờng sắt ng Bí – Kép cũng góp phần quan trọng vận tải hàng khách và hàng hoá. Sân bay Cát Bi nằm gần trung tâm thành phố sẽ đƣợc nâng cấp thành sân bay quốc tế.

Dịch vụ và du lịch

Là một đô thị lớn ven biển và có cảng, thƣơng mại có truyền thống phát triển với các trung tâm buôn bán sầm uất từ lâu đời nhƣ chợ Sắt, chợ Ga và chợ An Dƣơng. Cùng với phát triển kinh tế thị trƣờng, thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh đến nay chiếm phần lớn mức lƣu chuyển hàng hố bán lẻ, có tỷ trọng ngày càng tăng. Hoạt động thƣơng mại tập trung ở đơ thị, cịn mỏng ở nơng thơn.

Dịch vụ điện nƣớc ở khá tốt. Điện lƣới quốc gia từ nguồn thuỷ điện Hồ Bình, nhiệt điện Phả Lại và ng Bí. Ở Hải Phịng có mặt trụ sở, chi nhánh của nhiều hãng vận tải biển lớn trong và ngoài nƣớc, các ngân hàng, cơng ty bảo hiểm, kiểm tốn, tƣ vấn quốc tế. Các hoạt động dịch vụ khác nhƣ tài chính, tín dụng, dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ có điều kiện phát triển nhƣng hiệu quả còn hạn chế.

Hệ thống dịch vụ bƣu điện - viễn thông khá thuận tiện ở các đơ thị và cịn khó khăn ở điều kiện nông thôn. Các dịch vụ gửi phát nhanh EMS trong nƣớc và DHL, FedEX cho quốc tế, fax, thƣ điện tử, internet đáp ứng đƣợc nhu cầu quan hệ trong nƣớc và quốc tế.

Hải Phịng có hệ thống khách sạn cao cấp, có nhiều khu thể thao, vui chơi và giả trí với các sân vận động, sân tenis và bể bơi. Khu du lịch Đồ Sơn nổi tiếng từ lâu, có cảnh quan tự nhiên biển, đảo, bãi cát biển, đồi núi đẹp cùng với hệ thống đền miếu, các toà biệt thự, các khách sạn tiện nghi phục vụ cho nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng, tắm biển, thăm xem phong cảnh. Hạn chế của khu du lịch này là nƣớc biển thƣờng bị đục. Ngoài khu vực Đồ Sơn, chỉ có một số hoạt động thăm xem quy mô nhỏ ở Thuỷ Nguyên và Yên Hƣng và một số hoạt động du lịch văn hoá ở các quận nội thành Hải

Phòng. Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch lớn, nhƣng sản phẩm còn nghèo, doanh thu thấp và phát triển chƣa xứng với tiềm năng. Tỷ trọng du lịch còn rất thấp.

CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN VÀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)