Tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 60)

- Giao thông - cảng

Tài nguyên phong phú và vị thế đặc biệt thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông liên hồn đƣờng biển, đƣờng sơng, đƣờng bộ, đƣờng sắt và hàng không tạo nên sự tập trung và giao lƣu sản phẩm của nhiều ngành kinh tế quan trọng.

Cụm cảng Hải Phòng nằm trong phạm vị của VCS Bạch Đằng có cấu trúc hình phễu. Những đặc tính hình thái - động lực trên và thêm vào đó là vị trí địa lý kinh tế rất đắc lợi của một VCS hình phễu rất thuận lợi cho phát triển cảng biển ở cửa sông. Hầu hết các cảng biển lớn nhất của thế giới, ví dụ cảng Rotterdam ở Hà Lan, La Havre ở Pháp, Luân Đôn và Liverpool ở Anh, đều nằm ở VCS hình phễu. Tuy nhiên, so với các cảng vịnh, các cảng cửa sơng hình phễu thƣờng bị sa bồi nhiều hơn và việc nạo vét, chỉnh trị luồng tốn kém hơn.

Trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc, Hải Phịng đƣợc xác định là cửa ngõ hƣớng ra biển, là một trung tâm kinh tế ở vùng Duyên hải phía bắc theo tinh thần Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị. Để đáp ứng yêu cầu này, việc phát triển một cảng nƣớc sâu ở Hải Phòng là hết sức cần thiết và có tính khả thi cao.

Không gian phát triển kho bãi và các khu hậu cần cảng còn tiềm năng rất lớn ở phía bên tả ngạn sơng Bạch Đằng, nhất là khi hệ thống đƣờng 10 và 18 đã đƣợc nâng

cấp, hệ thống đƣờng sắt ng Bí - Kép - Hà Nội đã đƣợc hình thành và chuẩn bị nâng cấp.

- Công nghiệp

Giao thông - cảng phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp, không chỉ những ngành truyền thống nhƣ đóng mới và sửa chữa tầu biển, xi măng, hố chất, chế biến nơng sản, hải sản, hàng tiêu dùng, mà cả các ngành nghề mới nhƣ điện tử và tin học và tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.

Đến 2010, các khu công nghiệp tập trung đã đƣợc hoàn thiện và phát triển. Khu Minh Đức - Bến Rừng, Khu Quán Toan - Vật Cách - Thƣợng Lý, Khu Nomura, Khu Đông Hải, Khu kinh tế tổng hợp Đình Vũ, Khu cơng nghiệp và chế xuất Đƣờng 14, Khu Kiến An - An Tràng - Tiên Hội, Khu Vĩnh Niệm.

- Du lịch - dịch vụ

Nhờ vị trí thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phong phú, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch: văn hố, sinh thái, khoa học, các hình thức nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí và dịch vụ đi kèm. Khu du lịch Đồ Sơn nổi tiếng từ lâu, có cảnh quan tự nhiên biển, đảo, bãi cát biển, đồi núi đẹp cùng với hệ thống đền miếu, các toà biệt thự, các khách sạn tiện nghi phục vụ cho nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng, tắm biển, thăm xem phong cảnh. Các khu vực Thuỷ Nguyên (khu Tràng Kênh - sông Bạch Đằng) và Yên Hƣng (Quảng n, Hồng Tân) có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và văn hố. Vùng có khả năng tạo mối liên kết các tuyến du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long - Yên Tử.

Cùng với phát triển đơ thị hố và các khu kinh tế tập trung, triển vọng dịch vụ thƣơng mại, kể cả nội địa và xuất nhập khẩu rất lớn với sự phát triển các siêu thị, các trung tâm thƣơng mại, kể cả khu thƣơng mại tự do để mở rộng buôn bán với nƣớc ngồi. Ngồi ra, cịn có điều kiện phát triển dịch vụ hàng hải và thuỷ thủ.

- Nông lâm ngư

Tiềm năng tài nguyên đất đai và nhân lực cho phép đẩy mạnh nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho vùng. Nơng nghiệp có điều kiện tạo nguồn hàng hoá phục vụ du lịch, dịch vụ, công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu. Lâm nghiệp định hƣớng phát triển rừng sinh thái, bảo vệ tự nhiên và trang trại vƣờn đồi cây ăn quả.

Việc tăng cƣờng bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven có lợi ích phịng hộ và sinh thái để hỗ trợ phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản và nghề cá ven bờ.

Nghề cá gồm khai thác, nuôi trồng, dịch vụ và chế biến thuỷ sản là một thế mạnh kinh tế. Khai thác hải sản cần đƣợc đầu tƣ đánh bắt xa bờ, khai thác hợp lý để bảo vệ nguồn giống và tránh suy kiệt nguồn lợi ven bờ. Nuôi trồng thuỷ sản có thể phát triển mạnh cả ba loại nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn theo các hình thức từ quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh với nhiều đối tƣợng rong tảo, thân mềm và tôm, cua cá. Chú trọng các đối tƣợng ni phục vụ du lịch và xuất khẩu có giá trị thƣơng phẩm cao.

Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng trồng rừng sinh thái và phòng hộ, rừng trên đồi núi, các vùng đất cát ven biển và khôi phục rừng ngập mặn.

- Bảo tồn tự nhiên

Để sử dụng hợp lý lãnh thổ và phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, trong đó có bảo vệ tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng. Bảo vệ tự nhiên bao gồm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái lục địa và biển. Đặc biệt chú trọng bảo vệ các khu đất ngập nƣớc ven biển.

- An ninh, quốc phịng và chủ quyền quốc gia

VCS có vai trị đặc biệt quan trọng đối với phịng thủ bờ biển, bảo vệ thủ đơ Hà Nội, phát triển các căn cứ hải qn, biên phịng và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 58 - 60)