Định hƣớng quản lý và phát triển vùng cửa sông Bạch Đằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 60 - 64)

4.3.1. Hiện trạng quản lý và quy hoạch phát triển

VCS Bạch Đằng đang là nơi phát triển kinh tế sôi động. Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên, môi trƣờng và đặc biệt là quản lý sử dụng hợp lý khơng gian cịn có những tồn tại.

Hoạt động của con ngƣời đã làm thay đổi hình thái địa hình và biến dạng cảnh quan tự nhiên; thay đổi mạng lƣới thuỷ văn sông và tải lƣợng và phân bố nƣớc, bồi tích từ lục địa ra biển; thay đổi hình dạng và cân bằng động lực bờ biển; suy giảm và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; suy thoái các hệ sinh thái, đặc biệt là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển, làm suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống và đôi nơi gây tổn hại cho các di sản văn hoá nhƣ Đầu Rằm (Quảng Ninh) và Tràng Kênh (Hải Phòng). Hoạt

động nhân tác cịn góp phần gia tăng qui mơ, cƣờng độ và tính chất bất thƣờng của các thiên tai nhƣ xói lở bờ sơng, bờ biển, sa bồi, ngập lụt, nhiễm mặn. Không chỉ thiên tai, đôi khi xảy ra các vụ tai nạn va đâm, chìm tàu đe doạ tràn dầu và hố chất gây ảnh hƣởng lớn môi trƣờng và sinh thái. Hệ thống đê biển khép kín vùng cửa sơng; vùng triều bị quai lấn trên diện rộng cho khai hoang nông nghiệp và nuôi trồng nƣớc lợ làm mất không gian bồi lắng phù sa; rừng đầu nguồn bị tàn phá làm tăng xói mịn và lƣợng bồi tích đƣa ra ven bờ. Việc đắp đập Đình Vũ ngăn sơng Cấm vào năm 1981 làm thay đổi sâu sắc cân bằng bồi tích và điều kiện động lực cửa sông là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây sa bồi luồng cảng Hải Phòng.

VCS đã đƣợc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và định hƣớng đến 2025 của thành phố Hải Phịng và tỉnh Quảng Ninh (Thủ tƣớng Chính phủ, 2006 và 2013).

4.3.2. Cơ hội và thách thức

Cơ hội

- Nhận thức về giá trị và tiềm năng tài nguyên vị thế VCS Bạch Đằng ngày càng đƣợc nâng cao. Xuất phát từ thực tiễn, nhận thức về tầm quan trọng của vị thế biển VCS ngày càng đƣợc coi trọng khi xây các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành hoặc địa phƣơng. Một trong những ví dụ rõ nhất là việc xác lập vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hai hành lang kinh tế nối tuyến Hải Phịng - Hà Nội - Cơn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Nam Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Thể chế và chính sách ngày càng hoàn thiện. Chúng ta cũng đã có một hệ thống thể chế, pháp lý làm nền tảng cho quản lý và phát triển vùng ven biển với công ƣớc quốc tế tham gia, các tuyên bố về chủ quyền biển, các chiến lƣợc và kế hoạch quốc gia, luật bảo vệ môi trƣờng và nhiều văn bản dƣới luật.

- Tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ ngày càng lớn mạnh. Cùng với khả năng phát triển ngày càng cao và tiềm lực ngày càng lớn, của nền kinh tế, các yếu tố tài nguyên phực tạp, có giá trị sử dụng gián tiếp nhƣng lợi ích rất cao ngày càng đƣợc chú ý. Tiềm lực khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển cho phép sử dụng các dạng tài tài nguyên phức tạp, trong đó có vị thế VCS, cần có đầu tƣ lớn và địi hỏi trình độ khoa học cơng nghệ cao.

- Hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Hội nhập tạo ra cơ hội hiểu biết, học hỏi kinh nghiệm của thế giới trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên vị thế biển, mà bản chất là tổ chức không gian và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập cũng tạo ra cơ hội và đòi hỏi đầu tƣ cho các dự án phát triển, có nhu cầu rất cao việc sử dụng tài nguyên vị thế - không gian VCS.

Thách thức

- Áp lực môi trƣờng và thiên tai

Áp lực dân số và kinh tế đến môi trƣờng cũng tăng theo thời gian. Quy mô và số lƣợng đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vẫn tăng vào những năm gần đây. Các hoạt động kinh tế biển nhƣ cảng và hàng hải, nuôi trồng thủy sản và du lịch biển sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Trên lƣu vực, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, việc xây dựng các đập chứa cho thủy điện và nƣớc tƣới, việc sử dụng phân bón hố học và thuốc bảo vệ thực vật trong nơng nghiệp sẽ có tác động mạnh hơn đến môi trƣờng biển và ven bờ. Mặt khác, tai biến ven biển sẽ tăng lên do biến động về khí hậu và thủy văn. Vì vậy, áp lực mơi trƣờng và vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng VCS là một thách thức lớn (NC Hồi và nnk, 2000; TĐ Thạnh và nnk, 2011). Phƣơng án luồng cảng qua Lạch Huyện đang thực hiện thay thế cho luồng Nam Triệu là một thách thức về mơi trƣờng, nhất là vấn đề đục hố, ngọt hố cho vùng sinh thái biển đơng nam Cát Bà và cả vịnh Hạ Long nơi có nhiều giá trị q giá và cần bảo tồn tự nhiên.

Thiên tai, thậm chí khả năng xuất hiện động đất và sóng thần, ảnh hƣởng lớn đến khả năng phát triển bền vững vùng biển. Mực nƣớc biển dâng cao dẫn tới ngập lụt ven biển, nhiễm mặn, xói lở, sa bồi, đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh thái. Phân bố mƣa và bão thất thƣờng, gây ra những thiệt hại lớn về sinh mạng, tài sản nhân dân ven biển, để gây hậu quả nặng nề về vệ sinh và môi trƣờng. Ngập lụt ven biển tăng cả cƣờng độ và tần xuất xuất hiện, đặc biệt nguy hiểm khi có mƣa lớn trùng nƣớc dâng trong bão và triều cƣờng. Xâm nhập mặn gây thiếu nƣớc trầm trọng cho nơng nghiệp, sinh hoạt và cơng nghiệp. Xói lở và phá hủy bờ biển bờ biển tăng cả về qui mơ và tính chất nguy hiểm (hình 4.1). Sa bồi có tác động tiêu cực đến cảng bến, làm bồi lấp các luồng tàu, bến cá.

Hình 4.1: Sóng biển phá hỏng bờ kè tại Đồ Sơn (ảnh: Trần Đức Thạnh)

- Mâu thuẫn lợi ích

Sự phát triển năng động về kinh tế dẫn đến những mâu thuẫn lợi ích khai thác, sử dụng vùng ven biển Hải Phòng, nhiều khi ở mức gay gắt. Mâu thuẫn lợi ích sử dụng thể hiện ở ba mặt: Gây tác động tiêu cực đến môi trƣờng làm ảnh hƣởng đến lĩnh vực khác, tranh chấp tài nguyên và tranh chấp không gian. Thực tế cho thấy, tác động tiêu cực môi trƣờng là bản chất nguồn gốc của mâu thuẫn lợi ích. ở ven biển Hải Phịng, xuất hiện bốn nhóm mâu thuẫn lợi ích cơ bản. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa các ngành giao thông- cảng, thuỷ sản, nông nghiệp, du lịch, cơng nghiệp. Trong đó, thuỷ sản là ngành có nhiều mối quan hệ mâu thuẫn với các ngành khác. Thứ hai là mâu thuẫn trong nội bộ ngành, tiêu biểu giữa đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Thứ ba là mâu thuẫn giữa cá nhân với cộng đồng và cuối cùng là mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển.

- Thể chế chính sách chƣa hồn thiện

Đối với tài nguyên và môi trƣờng biển, thể chế và chính sách đang trên con đƣờng hoàn thiện. Tuy nhiên, đối với tài nguyên vị thế, vấn đề còn mới mẻ, nên vấn đề thể chế chính sách cịn rất nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Đó cũng là nguồn gốc của tranh chấp tài nguyên đã có giữa các chủ thể quản lý liên quan đến quyền sử dụng không gian biển. Bên cạnh quyền sử dụng thì đây là trách nhiệm của các chủ thể quản

lý đối với các vấn đề phòng chống thiên tai và ứng cứu các sự cố môi trƣờng và tìm kiếm cứu nạn trên biển, v.v.

- Ý thức xã hội của cộng đồng và năng lực của các cấp quản lý chƣa cao.

Từ nhận thức rằng không gian VCS là của chung, là sở hữu mang tính cộng đồng, nên ý thức cộng đồng và các cấp quản lý bảo vệ tài ngun và mơi trƣờng cịn rất hạn chế. Đơi khi vì lợi ích nhỏ bé mà tài ngun vị thế không gian biển bị lạm dụng và gây hậu quả nghiêm trọng. Diện tích vùng triều và rừng ngập mặn giảm mạnh do quai đắp đầm nuôi. Nguồn lợi cá biển giảm rõ rệt do khai thác quá mức và huỷ diệt bằng mìn, điện và hố chất độc hại, mất bãi giống, bãi đẻ và ô nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)