Chƣơng 1 Tổng quan chính sách về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phƣờng Tân Tạo A, quận
2.1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hộ
+ Những thuận lợi, lợi thế:
Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường của phường có nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế:
- Với vị trí cửa ngõ phía Tây của Thành phố, cầu nối giao thơng thuận lợi về đường bộ có Quốc lộ 1A, xa lộ vành đai ngang qua, đây là trục đường huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam bộ; tuyến đường Tỉnh lộ 10 là tuyến chính đi Đức Hịa - Long An, nối với khu cơng nghiệp Đức Hịa.
- Địa hình tương đối bằng phẳng, quỹ đất nơng nghiệp cịn khá lớn và nhất là nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, năng suất thấp. Vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi, xây dựng các cơng trình, dự án, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như phát triển xây dựng đơ thị. Ngồi ra,
- Nhân dân quận phường Tân Tạo A cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tịi, sáng tạo, đồn kết; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của quận.
+ Những khó khăn, hạn chế:
- Địa hình của phường thấp nên hiện tượng ngập, úng, ứ đọng nước thải,... diễn ra thường xuyên. Khí hậu phân hóa theo mùa, gây ngập lụt trong mùa mưa, khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân cũng như sự phát triển bền vững trên địa bàn quận do trên địa bàn tập trung nhiều KCN-TTCN.
2.1.1.4. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất
a) Tình hình quản lý đất đai
+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ kế hoạch số 4595/UB–ĐT ngày 6/8/2004 của UBND Thành phố về lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Quận Bình Tân đã chọn đơn vị thực hiện là Chi nhánh Trung tâm Điều tra Quy hoạch Đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) quận Bình Tân (theo kế hoạch số 59/KH–UB ngày 25/01/2005 của UBND Quận Bình Tân).
Ngồi ra, căn cứ Quyết định 194/2005/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2005 của UBND Thành phố về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, UBND quận Bình Tân đã hồn thành cơng tác phê duyệt nhiệm vụ và lấy ý kiến nhân dân về 10 đồ án lập mới quy hoạch chi tiết 1/2000, 05 đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Nhìn chung, tiến độ thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn quận đạt khoảng 85% lượng công việc cả năm, hiện nay đã phủ kín 4.725,51 ha, chiếm 91,5% tổng diện tích tự nhiên của quận. Hoàn thành trình duyệt, quy hoạch mới lộ giới các tuyến hẻm nhỏ hơn 12m theo Quyết định 88/QĐ-UBND của UBND Thành Phố.
+ Cơng tác xác định địa giới hành chính, đo đạc và thành lập bản đồ
Dưới sự chỉ đạo của UBND TP.HCM, UNND quận đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu 299/TTg cũng như tài liệu đo đạc 02/CT-UB và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Đến nay, địa giới hành chính giữa quận với các quận giáp ranh đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Bên cạnh đó, cơng tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng đã và đang được quan tâm triển khai. Đến nay, hầu hết các phường đã được đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng phương pháp và phương tiện kỹ thuật tiên tiến với các tỷ lệ 1/200-1/1000 và đã nghiệm thu đưa vào sử dụng. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận và phường được thực hiện tốt theo quy định định kỳ 5 năm cùng với công tác kiểm kê đất đai. Đồng thời đang tiến hành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của quận tỷ lệ 1/10.000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường tỷ lệ 1/5000 và các bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết tỷ lệ 1/2000 của 10 phường trên nền bản đồ địa chính .
+ Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Nhìn chung việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong những năm qua đã được các cấp ngành địa phương và người dân quan tâm. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện tốt do hiện tại 100% số phường đã được đo đạc lập bản đồ địa chính. Trong giai đoạn từ 2005 - 2013 UBND quận Bình Tân cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được 6000 giấy, trong đó phường Tân Tạo A là 1500 giấy. Nhìn chung, cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cơ bản hồn thành, chỉ cịn một số trường hợp có vướng mắc về pháp lý như tranh chấp, nguồn gốc không rõ ràng... hoặc nằm trong các khu thổ cư tập trung, đất vườn, ao, gắn liền với đất ở trong khu dân cư tập trung.
Tuy nhiên, có phát sinh do chủ sử dụng đất đã nhận chuyển nhượng vi phạm pháp luật, vi phạm hành chính về đất đai nhưng chưa được xem xét xử lý (do san lấp, chuyển mục đích sử dụng khơng phép, chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp qua nhiều chủ sử dụng...) nên không thể thực hiện các thủ tục hành chính khi thực
hiện các quyền sử dụng đất dẫn đến việc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gây khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, hạn chế các quyền của người đang sử dụng đất.
Có biến động về sử dụng đất thông qua thực hiện đăng ký biến động đất đai cơ bản năm 2005 (kê khai năm 2005) có nhiều chuyển biến tích cực, đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia thực hiện. Đây là yếu tố thuận lợi để triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn quận và triển khai tới phường được triển khai khá tốt. Đất đai của quận và phường đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành.
Quận Bình Tân đã hồn thành báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo Chỉ thị số 22/2009/CT-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của UBND Thành Phố với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu và bản đồ với thực tế giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất… Chỉ tính riêng trong năm 2012, 2013, UBND quận, phịng Tài ngun và Mơi trường, Thanh tra Xây dựng quận với UBND phường đã phát hiện việc xây dựng nhà ở trái phép trên địa bàn phường với 250 trường hợp và đã giải quyết xử lý 151 trường hợp… Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
+ Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Nhìn chung cơng tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận Bình Tân cũng như phường Tân Tạo A được thực hiện khá tốt, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là việc lãnh đạo quận và các phòng ban chức năng tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành các quyết định có hiệu lực thi hành đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như sử dụng đất khơng đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai... giải quyết cơ bản tình trạng khiếu nại kéo dài.
* Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai
+ Những thuận lợi:
- Hầu hết các Phường trên địa bàn Quận đều đã được đo vẽ lại và thành lập bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/200, 1/500 và 1/1000 tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận cho nhân dân.
- Sự quan tâm chỉ đạo, xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc của UBND quận thông qua việc giao ban hàng tháng trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường giữa lãnh đạo quận, các phịng ban quận với UBND các phường.
- Cơng tác giải quyết tranh chấp cũng được chính quyền Quận thực hiện tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhân dân trong Quận phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 cũng đã được UBND Quận phê duyệt thực hiện, nhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất của nhân dân theo đúng quy hoạch, hạn chế tình trạng phân lơ nhỏ lẻ.
+ Những khó khăn:
- Quận Bình Tân cũng như phường Tân Tạo A mới thành lập, dân số cao, tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất sơi động gây áp lực mạnh mẽ đến quỹ đất. Công tác cập nhật số liệu, dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính cịn bị hỏng lúc mới tách quận, cho nên việc cấp trùng thửa, chồng ranh nhà, đất đang được quận tập trung chỉ đạo giải quyết và khắc phục.
- Do quỹ đất nơng nghiệp trên địa bàn cịn rất lớn, nhu cầu về nhà ở, đất ở của người dân ngày càng lớn, cho nên hiện tượng tự phân lô nhỏ lẻ trên phần đất quy hoạch để sản xuất nông nghiệp đang diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường.
b) Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của phƣờng
Quỹ đất tự nhiên của quận phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Phường có diện tích tự nhiên lớn nhất là Tân Tạo A với 1.233,63 ha chiếm 23,78% diện tích tự nhiên tồn quận, trong khi phường có diện tích tự nhiên nhỏ nhất là An Lạc A chỉ có 115,55 ha, chiếm 2,23% diện tích tự nhiên tồn quận.
Biến động đất đai trên địa bàn phường thời gian qua tuân theo quy luật trong quá trình đơ thị hố, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội của phường (đất nơng nghiệp có xu hướng giảm, đất phi nông nghiệp tăng lên).
Do q trình đơ thị hố, diện tích đất nơng nghiệp giảm mạnh, nguyên nhân là do phát triển hệ thống đường giao thơng, chuyển mục đích sử dụng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân, giao đất để đầu tư xây dựng dự án khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh…. Đất phi nông nghiệp tăng do xu hướng phát triển hiện nay của thành phố là ra các Quận ngoại thành nên phải đáp ứng nhu cầu đất ở, tái định cư và nâng cấp hệ thống giao thông phục vụ cho phát triển kinh tế và lưu thơng hàng hố trên địa bàn Quận.