Tổng quan về Tổng công ty dệt may Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và công tác quản lý môi trường tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 25 - 30)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.2. Tổng quan về Tổng công ty dệt may Nam Định

1. Thông tin chung về tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Nam Định

Tên tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH Tên giao dịch Quốc tế: NAM DINH TEXTILE GARMENT JOINSTOCK .,mCORPORATION.

Tên viết tắt tiếng anh : NATEXCORP.

Địa chỉ trụ sở chính : số 43 Tơ Hiệu – TP Nam Định – Tỉnh Nam Định Điện thoại : 03503.849586, 03503.849749

Fax : 03503. 849750

Email : Natexcorp@hn.vnn.vn Website : www.natexcorp.com.vn

Hình 1.5 Khn viên trụ sở chính của Tổng cơng ty Cổ Phần Dệt may Nam Định số 43 Tô Hiệu – TP Nam Định

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Dệt May Nam Định

Tổng Công ty Dệt Nam Định là nhà máy liên hợp dệt trước đây tiền thân là nhà máy sợi Nam Định, được thành lập từ năm 1889. Đến năm 1954 được Nhà

nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định, đến tháng 6 năm 1995 được đổi tên là Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định; tháng 7 năm 2005 được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định, là doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam (VINATEX), nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển đi lên của ngành Dệt may cũng như tiến trình hội nhập mà Việt nam đã cam kết, Công ty tiếp tục thực hiện Quyết định số 547/QĐ-BCN của Bộ Trưởng bộ Công nghiệp về việc chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định thành Công ty cổ phần .

- Quyết định số 831/CNn- TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ về việc đổi tên Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định thành Công ty Dệt Nam Định;

- Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển Cơng ty Dệt Nam Định thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

- Quyết định số 547/QĐ-BCN ngày 13/02/2007 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hố Cơng ty TNHH một thành viên Dệt Nam Định [18]. - Ngày 25/12/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu cho Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định [19].

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty dệt may Nam Định

a. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty:

* Công ty mẹ : Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các Công ty con, các Cơng ty liên kết và có quyền lợi, nghĩa vụ đối với các Công ty này theo điều lệ của Công ty mẹ trên và tuân thủ các quy định của pháp luật [23].

Bộ máy lãnh đạo:

* Hội đồng Quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng Cơng ty cổ phần, có tồn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị:

* Ban kiểm soát: Dự kiến bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều lệ của Tổng Công ty cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu

* Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

b. Các phòng ban chức năng

Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc.

c. Các văn phòng đại diện trong và ngồi nước

Các văn phịng đại diện ở trong và ngoài nước được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo Tổng Công ty giao.

d. Công ty con

Sau cổ phần hố, Tổng Cơng ty bao gồm 08 Cơng ty con đều là Công ty cổ phần và Tổng Công ty cổ phần Dệt May Nam Định có cổ phần chi phối.

e. Công ty liên kết

Là Công ty mà Cơng ty mẹ góp vốn khơng chi phối vào các Cơng ty liên kết và các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh [18].

Hình 1.6 Sơ đồ tổ chức sản xuất của Tổng công ty [3].

4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty dệt may Nam Định

4.1. Đặc điểm về sản phẩm của Tổng công ty

Sản phẩm của Tổng công ty đa dạng với các nhóm mặt hàng, tẩy trắng, nhuộm màu, in hoa , carô nhuộm sợi trước … có khổ rộng từ 80cm đến 180cm, đủ tiêu chuẩn may mặc trong nước và xuất khẩu. Các loại khăn ăn, khăn bông dệt từ sợi xe, sợi đơn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Hàng may mặc cho người lớn, trẻ em có các kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú, hợp thời trang, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản phẩm của công ty nhiều Nhà Máy Sợi Nhà Máy Dệt Nhà Máy Nhuộm Nhà Máy Động lực Nhà Máy May 1 Nhà Máy May 2 Nhà Máy May 3 N/M Cơ khí TS Đồn Xe vận tải N/M Cung ứng DV Xí Nghiệp Xây lắp X/N Phục vụ ăn uống Kế hoạch Lao động Tiền lương Vật tư Sản xuất Phòng Vật Tư Phòng bảo vệ quân sự Văn phòng Tổng giám đốc Phịng kỹ thuật đầu tư Phịng tài chính kế tốn Phịng kinh doanh Phịng TC lao động Tài chính Tiêu thụ sản phẩm Xuất khẩu thị trường Vật tư Nhập TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng GĐ sản xuất Phó Tổng GĐ kinh tế Phịng tổng GĐ Kỹ thuật

năm liền được người tiêu dùng bình chọn là “ hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đã được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Mỹ …[23].

4.2. Tình hình về lao động

Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2016, Tổng cơng ty có 3.646 cán bộ, cơng nhân viên. Trong đó, có 1.569 người đang làm việc tại địa chỉ 43 Tô Hiệu, 80 người đang làm việc tại địa chỉ Khu công nghiệp Hịa Xá và 1.997 người làm việc tại các Cơng ty CP may trên địa bàn tỉnh Nam Định [12].

4.3. Đặc điểm về sử dụng đất đai, công nghệ và trang thiết bị

Tổng công ty Dệt may Nam Định được thành lập từ thời Pháp và tồn tại đến bây giờ cho nên cơng ty vẫn cịn tồn tại nhiều trang thiết bị cũ , lỗi thời và hiệu quả sử dụng không được cao. Đặc biệt, Tổng công ty vẫn đang hoạt động trên khu vực cũ với cơ sở hạ tầng nhà xưởng đã bị lão hóa theo thời gian (ngoại trừ khu văn phòng đã được sửa sang và xây lại). Tháng 6/ 2015 Tổng cơng ty đã hồn thành việc di dời Nhà máy nhuộm và Nhà máy Động lực (là 2 cơ sở chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) ra vị trí mới tại KCN Hịa Xá.

 Diện tích mặt bằng: Tổng cơng ty tổng số có 35 ha diện tích mặt bằng, trong đó có:

+ 11 ha tại địa chỉ số 43 Tô Hiệu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định + 24 ha tại địa chỉ Khu cơng nghiệp Hịa Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định [12].

 Về tình hình sử dụng trang máy móc và thiết bị :

- Nhà máy sợi: 110.000 cọc sợi theo dây chuyền sản xuất Trung Quốc, Đức, Ý,

Nhật Bản.

- Nhà máy dệt: 1.300 máy dệt

- Nhà máy nhuộm: Một dây chuyền nhuộm liên tục theo mơ hình sản xuất Nhật Bản; một phân xưởng nhuộm gián đoạn Ba Lan, Ý , Đức, Nhật; một dây chuyền in hoa Ấn Độ.

- Các xí nghiệp may: Gồm xí nghiệp may 1 và xí nghiệp may 2 với 1.200 máy may công nghiệp Nhật Bản [12].

4.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu

Trong tình hình nước Việt Nam hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên vật liệu ở trong nước, chưa kể phụ liệu là gần 10%. Như vậy nguồn nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu là chính và Tổng cơng ty dệt may Nam Định cũng là một trong số đó. Hiện tại nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu nhiều.

- Nguyên liệu cho công đoạn kéo sợi: xơ Polyester, bông

- Nguyên liệu cho công đoạn dệt vải: Tủ sợi do công ty Keo; mua của các công ty trong nước: Sợi Huế, Vĩnh Phúc, Sợi Trà Ly

- Nguyên liệu cho công đoạn May: Hàng bán FOB: Vải do công ty sản xuất; hàng gia công (CMP): Do khách hàng cung cấp, khách nhập chủ yếu từ Trung Quốc và Hồng Kông [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và công tác quản lý môi trường tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)