.5 Một số thông số kỹ thuật trong quá trình nhuộm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và công tác quản lý môi trường tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 33)

Thơng số quy trình Nhuộm gián đoạn Nhuộm liên tục Tỷ lệ nhuộm trung bình (2%, nghĩa

là 20gm thuốc nhuộm/kg hàng) 0,5 – 5%/phút 50 – 150%/phút

Dung tỉ nhuộm 4:1 – 25:1 0,4:1 – 1,2:1

Nồng độ thuốc nhuộm 0,5 – 5g/l 17 – 50 g/l

Thời gian nhuộm 20 – 200 phút 0,6 – 2 phút

Nguồn số liệu: Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định năm 2016

- In hoa

In hoa là tạo ra các hoa văn có màu trên vải. Cơng đoạn này được thực hiện bằng cách dùng hồ in có chứa thuốc nhuộm hoặc chất màu và các chất trợ khác. Công đoạn này sẽ sinh ra một lượng lớn nước thải có màu với nồng độ BOD cao. Quy trình

+ Sấy: Cơng đoạn sấy được thực hiện nhằm ngăn hiện tượng nhoè màu in

khi vải đi qua trục dẫn. Khí thải lị đốt rất nhiều loại thuốc nhuộm rất nhạy cảm với lưu huỳnh dioxide và các khí nitơ.

+ Gắn màu in: Gắn màu in là quá trình làm cho thuốc nhuộm khuếch tán vào

vải. Khả năng hấp thụ thuốc nhuộm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.

+ Giặt vải: Giặt vải sau in để loại bỏ các chất hồ in, phần thuốc nhuộm chưa

gắn màu và các chất trợ.  Hồn tất

Cơng đoạn này làm cho vải đẹp và hấp dẫn. Trong quy trình hồn tất, vải được đưa qua bể chứa các thành phần có tác dụng hồn tất theo u cầu. Sau đó, vải được dẫn qua các trục ép để tách càng nhiều dung dịch hoàn tất càng tốt trước khi được đưa sang sấy khô [1].

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Các vấn đề mơi trường nước, khơng khí, chất thải rắn, chất thải nguy hại tại Tổng công ty dệt may Nam Định.

- Công tác quản lý môi trường của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ khu vực Tổng công ty dệt may Nam Định, số 43 Tô Hiệu – Phường Ngơ Quyền- TP Nam Định và KCN Hịa Xá- Tỉnh Nam Định.

Nguồn: Ảnh vệ tinh Hình 2.1 Ảnh vệ tinh tại vị trí cũ của TCT Dệt may Nam Định

Nhà máy sợi (màu đỏ), công ty may5 (màu xanh)

Nguồn: Ảnh vệ tinh Hình 2.2 Ảnh vệ tinh tại vị trí mới KCN Hịa xá của TCT Dệt may Nam Định

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Thu thập, phân tích, tổng hợp các dữ liệu môi trường liên quan đến các nhà máy xí nghiệp con của Tổng cơng ty dệt may Nam Định. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các thơng tin, số liệu đã có để làm rõ các vấn đề đang nghiên cứu, giúp đưa ra những đánh giá đúng đắn. Tài liệu thu thập:

• Thơng tin chung về Tổng công ty như cơ cấu tổ chức, quản lý của Tổng cơng ty.

• Các tài liệu về hoạt động sản xuất, công đoạn sản xuất, nguyên liệu đầu vào, đầu ra.

• Lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn của các nhà máy xí nghiệp của Tổng cơng ty.

• Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Tổng công ty năm 2016.

• Kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc và Phân tích mơi trường- Sở Tài ngun và mơi trường tỉnh Nam Định.

• Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm năm 2015 của Tổng công ty dệt may Nam Định.

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn

Phương pháp khảo sát thực địa được sử dụng để tìm hiểu và thu thập các thơng tin chính xác, phản ánh được thực trạng môi trường các cơ sở sản xuất của Tổng công ty như các vấn đề mơi trường, các nguồn phát thải, loại hình chất thải, tình hình thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường, hiệu quả hệ thống xử lý nước thải, khí thải, các vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; giúp thẩm tra lại các tài liệu, thông tin thu thập được trước khi đến tham quan hiện trường để đảm bảo độ tin cậy, chính xác của các thơng tin.

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu đặc biệt trong quá trình khảo sát thực địa, việc phỏng vấn chủ yếu được tiến hành thơng qua hình thức hỏi trực tiếp đối với một số công nhân, cán bộ nhân viên của Tổng công ty như: Cán bộ phụ trách môi trường, công nhân tại các phân xưởng trong các nhà máy của Tổng công ty dệt may Nam Định. Nội dung phỏng vấn tập trung thu thập những

thơng tin về các sự cố thường gặp và tình trạng vận hành tại các nhà máy, các thông tin liên quan đến công tác quản lý môi trường của Tổng công ty dệt may Nam Định.

Trong khảo sát thực địa, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra để thu thập các thông tin, số liệu về khu vực nghiên cứu:

- Thực hiện điều tra bằng cách hỏi trực tiếp công nhân đang làm việc tại các phân xưởng dệt, nhuộm, may.

- Thực hiện điều tra bằng cách hỏi trực tiếp cán bộ phụ trách về đời sống cơng đồn đến vấn đề ATLĐ của công nhân.

- Thực hiện điều tra bằng phiếu điều tra nhanh tại 3 cơ sở: nhà máy nhuộm, nhà máy sợi, công ty CP may 5 của Tổng công ty dệt may Nam Định ngẫu nhiên 25 công nhân/1 nhà máy, điều tra về tỷ lệ các bệnh lý nghề nghiệp đặc trưng của công nhân tại các xí nghiệp ở những tuổi nghề: từ 1 đến dưới 3 năm, từ 3 năm đến dưới 5 năm và tuổi nghề trên 5 năm.

- Quan sát bằng mắt thường và chụp lại hình ảnh các vấn đề liên quan.

2.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp

Sau khi thu thập đầy đủ, phân tích các số liệu và thơng tin cần thiết, tác giả bắt đầu tiến hành: phân loại, tổng hợp, xác định độ tin cậy và lựa chọn thông tin.

Dựa trên cơ sở định lượng và định tính các thơng số đặc trưng cho hiện trạng môi trường, so sánh đối chiếu với các Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn của Bộ Y tế từ đó đánh giá thực trạng, rút ra các biện pháp giảm thiểu phù hợp và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường.

Các quy chuẩn môi trường Việt Nam được áp dụng để đánh giá chất lượng mơi trường nước, khơng khí.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng môi trƣờng của Tổng công ty dệt may Nam Định 3.1. Hiện trạng môi trƣờng của Tổng công ty dệt may Nam Định

3.1.1. Hiện trạng môi trường nước

A. Khu cũ số 43 Tô Hiệu ( cơ sở 1)

Hiện nay, nhà máy Nhuộm, nhà máy Động lực là 2 đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã di dời ra KCN Hịa Xá nên khơng phát sinh nước thải tại 2 khu vực này, chỉ còn nước thải phát sinh từ nhà máy sợi, Công ty CP may 3 (nay là công ty cổ phần may 5) và khu văn phòng. Nước chảy tràn bề mặt đã được thu gom và thải ra cống thoát nước thành phố tại 2 cửa xả thải trong đó 1 cửa xả thải đường Nguyễn Văn Trỗi và 1 cửa xả thải trên đường Hoàng Diệu.

a. Các nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải của khu cũ chủ yếu từ:

+ Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên của các nhà máy như vệ sinh cá nhân, nấu ăn, rửa tay chân…có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.

+ Làm sạch xơ vải, giũ hồ tách các tạp chất trong vải, giặt, nấu.. trong sản xuất sợi, chứa nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng, chất tẩy rửa.

- Tải lượng phát sinh: Lượng nước sạch cấp cho từng công đoạn của mỗi nhà máy và thực tế phát thải tại các công đoạn sử dụng nước, nước thải phát sinh tại các nhà máy được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 3.1 Tải lƣợng nƣớc thải phát sinh của Cơ sở 1

TT Tên cơ sở Lượng nước sử

dụng (m3/ngày)

Lượng nước thải (m3/ngày)

1 Công ty cổ phần may 3 53,8 53,8

2 Nhà máy sợi và khu văn phòng 515,4 37,4

Tổng 569,2 91,2

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết

+ Nguồn phát sinh nước thải tại công ty cổ phần may 3 (nay là công ty may 5) chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt, căn cứ theo Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg năm 2015 của Tổng công ty dệt may Nam Định cho thấy, lượng nước nước thải sinh hoạt vào khoảng 53,8 m3/ngày; do đó, lượng nước thải sinh họat tính bằng 100% lượng nước cấp.

+ Nhà máy sợi và khu văn phòng: Lượng sử dụng 515,4 m3/ngày, trong đó hàng ngày phải cấp nước cho hệ thống điều không, vệ sinh sân đường khoảng 478m3 nên lượng nước cấp cho sinh hoạt khoảng 37,4 m3.

Như vậy, tổng lượng nước thải tại khu cũ (số 43 Tô Hiệu) gồm nước thải phát sinh từ công ty CP may 3, nhà máy sợi và khu văn phịng của Tổng cơng ty khoảng 91,2 m3/ ngày, chiếm 16% so với tổng nước cấp sử dụng trong 1 ngày; nước cho hệ thống điều không, vệ sinh sân đường chiếm 83,9% so với tổng nước cấp sử dụng trong 1 ngày tại khu cũ số 43 Tô Hiệu.

b. Hiện trạng môi trường nước

Để đánh giá chất lượng môi trường nước của cơ sở 1, luận văn sẽ đánh giá chất lượng nước thải tại nhà máy sợi, công ty CP may 5.

Nước thải tại cơ sở này chủ yếu là nước thải sinh hoạt với lượng nước thải khoảng 70 m3/ngày. Trạm XLNT sinh hoạt tại Công ty CP May 5 số 1 Nguyễn Văn Trỗi- TP Nam Định có cơng suất 100 m3 /ngày.đêm có khả năng xử lý được lượng nước thải này.

Để đánh giá chất lượng nước thải của nhà máy sợi và cơng ty CP may 5 xem có đảm bảo quy định về chất lượng trước khi thải vào hệ thống cống thốt nước chung của thành phố hay khơng, chúng tôi đã sử dụng số liệu quan trắc định kỳ của cơng ty vào tháng 7/2017

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại hố ga cuối cùng sau hệ thống xử lý nước (vị trí hố ga cạnh khu vực nhà để xe) (NTS 15-07/17) của nhà máy sợi và công ty CP may 5 thể hiện ở Bảng 3.2 với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008 (Loại B) tại thời gian lấy mẫu ngày 25/07/2017.

Bảng 3.2 Kết quả phân tích nƣớc thải tại nhà máy sợi và cơng ty CP may 5 TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 14:2008/BTNM T (B) NTS 15-07/17 01 pH - 7,05 5-9 02 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 28 100 03 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 115 1000 04 BOD5(20oC) mg/l 30 50 05 Amoni (theo N) mg/l 0,85 10 06 Sunfua mg/l 0,1 4,0 07 Phosphat (theo P) mg/l 0,38 10 08 Nitrat (tính theo N) mg/l 0,9 50 09 Dầu mỡ động thực vật mg/l 0,77 20 10 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,26 10 11 Tổng Coliform MPN/ 100ml 2.600 5.000

(Nguồn: Kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc và PT môi

trường- Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Nam Định)

Ghi chú:

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

khi xả ra nguồn nước khơng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Theo kết quả phân tích nước thải tại nhà máy sợi và công ty CP may 5 cho thấy 11 thông số quan trắc trong nước thải sinh hoạt như pH, tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn hòa tan, BOD5(20oC), Amoni (theo N), Sunfua, Phosphat (theo P), Nitrat (tính theo N), dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt, tổng Coliform….đều đạt quy

Kết hợp với kết quả các thông số quan trắc nước thải của nhà máy sợi và công ty cổ phần may 5 đều nằm trong quy chuẩn cho phép qua các đợt quan trắc tháng 12/2016 và tháng 5/2017 trước đây cho thấy rằng nước thải của cơng ty cịn tốt, chưa có biểu hiện ơ nhiễm trước khi thải ra môi trường ( bảng kết quả nằm phần phụ lục). Như vậy, có thể nói nước thải tại cơ sở 1 khơng có ảnh hưởng xấu tới mơi trường nơi tiếp nhận.

B. Khu mới KCN Hòa Xá ( Cơ sở 2)

a. Các nguồn phát sinh nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải của cơ sở 2 chủ yếu từ 2 nguồn chính:

+ Hoạt động giặt, tẩy, nhuộm, in hoa..tại nhà máy Nhuộm. Đặc biệt, nước thải chứa nhiều chất ơ nhiễm khác nhau như muối khống, các chất hữu cơ, các chất keo, chất tẩy rửa..

+ Cơng ty có sử dụng nước vào mục điều không thơng gió cho nhà xưởng. Tuy nhiên, nước dư thừa từ q trình này được tái sử dụng. Do đó q trình điều khơng hầu như không phát sinh nước thải.

- Lượng nước sạch cấp cho từng công đoạn của mỗi nhà máy và thực tế phát thải tại các công đoạn sử dụng nước, nước thải phát sinh tại các nhà máy cơ sở 2 trình bày trong bảng 3.3:

Bảng 3.3 Tải lƣợng thải phát sinh của Cơ sở 2

TT Tên cơ sở Lượng nước sử dụng

(m3/ngày)

Lượng nước thải (m3/ngày)

1 Nhà máy Nhuộm 538,5 538,5

2 Nhà máy Động lực 16 16

Tổng 554,5 554,5

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết

định số 64/2003/QĐ-TTg năm 2015 của Tổng công ty dệt may Nam Định)

Nhà máy Nhuộm và nhà máy động lực đang trong quá trình bước đầu vận hành nên nước thải phát sinh chủ yếu từ các máy móc vận hành hiệu chỉnh. Do đó, lượng nước thải của cả 2 nhà máy bằng 100% lương nước cấp.

- Tổng nước thải phát sinh tại cơ sở 2 gồm nước thải phát sinh từ Nhà máy nhuộm, Nhà máy động lực là khoảng 554,5 m3/ngày; chiếm 100% so với tổng nước cấp sử dụng trong 1 ngày tại cơ sở 2.

b. Hiện trạng môi trường nước tại Cơ sở 2

- Tại khu mới, khơng có bếp ăn cho cơng nhân do vậy nước thải sinh hoạt trong nhà máy chủ yếu từ hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của công nhân. Với lượng công nhân hiện nay chỉ vào khoảng 80 người (ở cả hai nhà máy) nên lượng nước thải sinh hoạt không lớn. Do vậy nguồn ô nhiễm nước thải sản xuất của cơ sở 2 chính là từ hoạt động sản xuất của nhà máy nhuộm và nhà máy động lực

- Nước thải được tập trung về trạm xử lý có cơng suất thiết kế 2.000 m3/ngày.đêm sau đó xả thải ra trạm xử lý tập trung của KCN Hịa Xá.

- Kết quả phân tích mẫu nước thải tại hố ga cuối cùng sau hệ thống xử lý nước thải của công ty, trước khi thải ra cổng chung của KCN Hòa Xá (NTC 14- 07/17) được thể hiện trong Bảng 3.4 với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm QCVN 13-MT:2015(Loại B), ngày lấy mẫu là 25/7/2017.

Bảng 3.4 Kết quả phân tích nƣớc thải tại Nhà máy Nhuộm KCN Hịa Xá

TT Thơng số Đơn vị Kết quả QCVN 13 - MT:2015/BTNMT (B) NTC 14-07/17 1 pH - 6,95 5-9 2 Nhiệt độ oC 29 40 3 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 145 100 4 Độ màu Pt-Co 395 200 5 COD mg/l 463 200 6 BOD5(200C) mg/l 122 50 7 Clo dư mg/l 0,2 2 8 Crom(VI) mg/l 0,25 0,1 9 Chất hoạt động bề mặt mg/l 1,53 10

(Nguồn: Kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc và PT môi

Ghi chú:

- QCVN 13:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm.

- Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Nhận xét:

Theo bảng kết quả phân tích mẫu nước thải tại hố ga cuối cùng sau hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và công tác quản lý môi trường tại tổng công ty cổ phần dệt may nam định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)